Đề 1: Nêu ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi KimAnhHA, 17 Tháng sáu 2021.

  1. KimAnhHA

    Bài viết:
    9
    Đề 1: Nêu ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

    Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật đặc sắc được coi như nhãn tự trong một bài thơ tứ tuyệt, nhà văn nào xây dựng được những chi tiết độc đáo được coi như đã khẳng định được sự thành công của tác phẩm. Tô Hoài trong truyện "Vợ chồng A Phủ" đã đạt được điều đó khi miêu tả chi tiết tiếng sáo trong đêm hội xuân.

    Lần thứ nhất, tiếng sáo xuất hiện ngoài đầu núi lấp ló: "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi". Tiếng sáo giúp Mị nhẩm thầm lời bài thơ của người đang thổi, đánh thức tâm hồn đang yên ngủ của Mị để khơi nhóm thành khát vọng thiết tha về hạnh phúc, tình yêu.

    Lần thứ hai, "Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng". Lúc này tiếng sáo đã được hồi sinh tâm hồn cô sơn nữ, giúp Mị biết hồi tưởng, nhớ nhung về ngày trước: Mị thổi sáo giỏi, có biết bao người mê.

    Lần thứ ba, tiếng sáo xuất hiện như rủ rê, mời mọc khiến Mị thấy phơi phới trong lòng: "Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết". Nhưng tiếng sáo cũng nhắc Mị về hiện thực đắng cay: "Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra". Khi Mị muốn chấm dứt sự sống cay cực trong nhà thống lí bằng nắm lá ngón thì" "tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường" ". Vì thế, tiếng sáo thôi thúc cô hành động: Thắp đèn, quấn lại tóc, rút váy hoa chuẩn bị đi chơi.

    Lần thứ tư," trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo ", lúc này tiếng sáo tạo thành sức mạnh tinh thần, biến cô con dâu gạt nợ trở thành một người tự do sống với khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mặc dù bị A Sử trói đứng vào cột nhà, dập tắt khát vọng tự do và tình yêu của Mị nhưng trong bóng tối" Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi ".

    Ở lần thứ năm này, tiếng sáo xuất hiện như biểu tượng của sự sống và khát vọng hạnh phúc mà không một xích xiềng nào trói buộc được. Sự vùng lên của cô gái trẻ chống lại cường quyền đã vấp phải sự lạnh lùng, tàn bạo của A Sử con trai thống lí.

    Vì thế ở lần thứ sáu tiếng sáo xuất hiện trong sự nhớ tiếc, chua xót của cô gái bị vùi dập đọa đày:" Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa Mị Lúc mê lúc tỉnh".

    ð Từ hình ảnh tiếng sáo trở đi trở lại trong tác phẩm, nhà văn muốn khẳng định rằng: Khát vọng tuổi trẻ về tình yêu, hạnh phúc, tự do là vĩnh cửu. Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, mang màu sác của núi rừng Tây Bắc và vời vợi chất thơ. Tiếng sáo là một cung bậc tinh tế trong cảm hứng nhân văn của tác phẩm.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...