Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba? Để tiếp tục mang đến cho các bạn những góc nhìn mới, mình xin mang đến một câu hỏi tuy câu trả lời khá là dễ nhưng mình tin rằng nếu hỏi bạn lý do tại sao bạn nghĩ như thế thì chưa chắc các bạn đã biết đâu! Và đây là câu hỏi của mình Theo các bạn, đầu tư vào bản thân là lời hay lỗ? Nghe quen chứ hả? Đầu tư vào bản thân, một vấn đề tuy không mới nhưng lại là câu hỏi đang được rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ genZ, quan tâm, bởi khi mà thế giới đang ngày một phát triển với tốc độ chóng mặt thì ngày càng có nhiều thứ để học hỏi hơn mỗi ngày. Trước sự choáng ngợp của vô số những hướng đi, lối rẽ như vậy, bạn có bao giờ bắt gặp bản thân muốn đầu tư hoàn toàn chủ lực, chuyên tâm vào một thứ gì đó chưa? Hay chính sự choáng ngợp ấy khiến bạn dễ dàng muốn từ bỏ và quyết định chọn cách mỗi ngày trôi qua là một trải nghiệm, sống qua ngày là một hạnh phúc với bản thân. Vậy, bạn thấy đấy, cái gì đầu tư cũng đều cần thời gian, công sức và quan trọng nhất là sự kiên trì, theo đuổi đến cùng. Suy cho cùng thì, có đáng để đầu tư vào bản thân hay không? Sống trong thời đại dễ có được cho mình những bài học kinh nghiệm ngay từ chính những trải nghiệm thực tế như hiện tại, liệu bạn còn muốn đầu tư, phát triển bản thân nữa không? Hãy cho mình biết suy nghĩ của bạn ở bên dưới bài viết này nhé!
Nói về vấn đề đầu tư, mình nghĩ rằng đáp án cho câu hỏi của bạn thực ra đã rất rõ ràng. Đầu tư vào bản thân, 80% LỜI. Tại sao lại chỉ có 80% ư, bởi còn tùy thuộc vào từng loại người mà sự đầu tư là tốt hay xấu và mình sẽ phân tích trên một vài ví dụ sau: Xét trên lập trường cá nhân, phải nói đến một vài điểm: Bất kể là các khoản tiền để ăn uống, vui chơi, hay là trau dồi học thức đều có lợi cả. Tuổi trẻ, các bạn chi ra hàng chục triệu, hàng trăm triệu cho những món đồ hiệu đắt tiền, có người nói đó là thừa thãi, là khỏe của, nhưng với mình, nó cũng nâng tầm đẳng cấp của bạn nữa. Không thể phủ nhận rằng, khi khoác lên người những món đồ hiệu, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về chính bản thân mình. Ngoài ra, việc tìm hiểu về những thương hiệu sẽ cho bạn kiến thức về những mặt hàng đó. Sau này, nếu có ai đó mặc đồ "pha - ke" mà huênh hoang trước mặt bạn thì bạn vẫn có thể nhận ra từ đó cư xử cho hợp lí. => Từ kinh nghiệm trước đó, bạn có được sự thay đổi trong ứng xử, giao tiếp và cuộc sống hằng ngày. Khi bạn thường xuyên đầu tư, trau dồi ở một lĩnh vực, khiến bạn trở thành "master" trong lĩnh vực đó thì dù 10 năm, 20 năm thì bạn vẫn có đầy đủ kiến thức để mà kiếm tiền từ nó. Không sợ không kiếm được tiền, chỉ sợ không giỏi mà thôi. VÀ rõ ràng, muốn giỏi, nhất định phải học, muốn học trước hết là sự đầu tư, đầu tư về thời gian, tiền bạc về sự nỗ lực, cố gắng thậm chí cả sở thích nữa. Một ví dụ đơn giản hơn, khi bạn chưa có nhiều tiền, nhưng lại làm bên dịch vụ khách sạn chẳng hạn. Việc mạnh tay chi tiền cho một đêm ở khách sạn 5 sao có thể giúp bạn thay đổi nhận thức. Biến con mắt từ quen nhìn những khách sạn 1 sao trở thành đôi mắt, trái tim đã tận hưởng sự 5 sao, từ đó, kinh nghiệm "tận hưởng" sẽ giúp bạn đưa ra những sự khác biệt cơ bản giữa số 5 và số 1, làm thế nào để dù mặt tiền có 1 sao vẫn có phong cách phục vụ của 5 sao. Khi ấy, khoản đầu tư trên hoàn toàn lãi, không chỉ thay đổi nhất thời mà về lâu về dài, việc thấu hiểu nhiều đẳng cấp sẽ cho bạn kinh nghiệm trù phú. Câu nói "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" cũng dựa trên cơ sở này. Đến khi bạn có một bụng kinh nghiệm rồi, còn sợ không có tiền sao. => Từ ưu thế "đầu tư", bạn cho mình nhiều trải nghiệm, biến cái đầu mình thành đa chiều, sâu sắc từ đó bản lĩnh hơn trong công việc của mình. "Đầu tư" ở đây còn có thể xét trên lĩnh vực tình cảm nữa. Việc bạn thay người yêu như thay áo không thể được coi là xấu hoàn toàn. Bởi bản chất là gặp gỡ rồi chia li, chia li lại gặp gỡ. Việc bạn đầu tư trên phương diện này không hoàn toàn chứng minh bạn là kẻ đa tình, lăng nhăng hay vô trách nhiệm, nó chỉ khẳng định rằng bạn xem trọng cảm xúc của bản thân mà thôi. Tất nhiên, mình không phủ nhận rằng có một vài trap boy, trap girl lấy việc chia tay và tổn thương làm thú vui nhưng các bạn có nhận ra không, càng chia tay nhiều, "thủ thuật" của họ càng tinh vi và mối liên hệ tình cảm trong họ cũng mạnh mẽ hơn người khác rất nhiều. Nói vậy nhưng mình hoàn toàn không khuyến khích hành động trên bạn nhé, mình chỉ muốn nói rằng, dù đầu tư nhiều tình cảm cho một người, ít tình cảm cho một người, nhiều tình cảm cho nhiều người hay ít tình cảm cho nhiều người thì đó cũng là một khoản đầu tư. Ít nhất, là bạn dám thử, dám sai và dám đứng lên sau những cú ngã tình cảm - vấn đề dễ hủy hoại con người nhất. => Đầu tư trên phương diện này khiến trái tim bạn bớt mong manh và non tơ lại. Bạn sẽ biết được những người quan trọng với bản thân, biết trân trọng những trái tim trung thực hơn và sẽ dễ dàng tìm được định mệnh của mình hơn. Xét trên những khía cạnh tập thể, có một điểm không thể phủ nhận rằng: Một tập thể mạnh cần những cá nhân mạnh. Và muốn tập thể mạnh, tất yếu là phải có sự phát hiện, giáo dục, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Thế còn những nhân tài, bản thân họ đều cần có sự phát hiện, rèn luyện và ưu tiên cho những ưu điểm của cá nhân. Đó đơn giản là sự đầu tư. Tập thể đầu tư cho cá nhân, cá nhân đầu tư cho cá nhân. => Đầu tư cho bản thân là một điều tất yếu cho một tập thể vững mạnh. Dù ở đâu cũng vậy! Thế nhưng bên cạnh những đặc điểm trên, đầu tư cho bản thân còn có một số mặt trái. 1. Những khoản đầu tư cho bản thân thường là đầu tư dài hạn. Tức nó đòi hỏi bạn phải thực sự kiên trì. Việc thành lập một thói quen tốt không đơn giản và dễ dàng như là một bữa đi ăn, đi chơi, thế nên rất khó để các bạn hoàn thành khoản "đầu tư" này. Khi đó, bạn sẽ làm gì? Tìm một con đường thay thế hay tiếp tục với sự nhẫn nại kiên trì. Trước đây có một cuộc nghiên cứu tâm lí ở trẻ nhỏ như thế này. Các nhà nghiên cứu phát cho những đứa trẻ 7 tuổi mỗi đứa một viên kẹo và bảo chúng: "Các cháu có thể ăn ngay lập tức hoặc chờ thêm 20 phút nữa để có chiếc kẹo thứ hai." Chỉ có một phần nhỏ lũ trẻ kiên nhẫn chờ đợi. Thế nhưng kết quả mà các nhà nghiên cứu mong chờ không có ngay tức khắc mà đợi đến 13 năm sau, tức khi lũ trẻ đã 20 tuổi. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ chỉ chiếm số ít kia chính là những đứa trẻ thành công trong học tập và cuộc sống. Tại sao lại có sự thành công đó? Chỉ là do chúng biết đầu tư một cách nhẫn nại mà thôi. Chúng không ham cái lợi bộc phát mà ẩn nhẫn như rắn độc, để rồi khi thời cơ chín muồi, một phát ăn tất. 2. Những khoản đầu tư cho bản thân sẽ dễ khiến rất nhiều người lầm đường lạc lối. Tại sao lại nói vậy? Các bạn có cho rằng đầu tư vào tài sửu là lãi không? Đó là lãi tức thời, nhưng về lâu về dài, đó là lỗ nặng. Thế nhưng khi đã trắng tay rồi, vẫn có người cố cãi rằng đó là khoản đầu tư hợp lí. Câu chuyện này ai nghe cũng cảm thấy buồn cười nhưng lại có rất nhiều kẻ cứ cười rồi lại đâm đầu vào ma túy, vào rượu chè, vào gái gú và cho rằng sự "hưởng lạc" là cần thiết cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Những khuyết điểm trên khiến cho đầu tư cho bản thân không thể hoàn toàn lãi. Nhưng rõ ràng, những lợi ích của các khoản đầu tư đúng đắn vẫn khiến các bạn sáng mắt phải không? Vậy thì, làm thế nào để đầu tư cho bản thân đúng mực? Chỉ có 3 tips cho bạn: 1. Biết điểm mạnh. 2. Biết điểm bắt đầu. 3. Biết điểm dừng. TÓM LẠI: Đầu tư càng nhiều bạn sẽ nhận được càng nhiều. Khác với các lĩnh vực đầu tư như tài chính, kinh tế, đầu tư cho bản thân đem lại lợi nhuận ở mọi lĩnh vực đời sống và dù muốn hay không, chắc chắn bạn đã và đang đầu tư cho bản thân rồi đấy.
Ờ bạn thân mến đầu tư vào một vấn đề gì thì cũng có hai mặt và đầu tư vào bản thân cũng vậy nhưng lợi nhiều hơn hại bạn nhé nói về mặt lợi thì đầu tư vào bản thân sẽ giúp cho con người ta biết quan tâm mình hơn và biết yêu mình hơn biết yêu mình thì đồng nghĩa bạn sẽ biết yêu người thân bạn đó là đạo lý làm người còn đầu tư vào bản thân sẽ giúp cho bạn thành công trong hiên tại và tương lai đó là thiết yêu cuộc sống và hãy đầu tư vào bản thân để cho bản thân hoàn thiện và là một công dân có ích cho cộng đồng bạn nhé nhất là lứa tuồi genz
Quy tắc của đầu tư luôn là có lời có lỗ, vì thế bạn đầu tư vào chính mình cũng không thoát khỏi quy tắc này được, cũng vẫn lời vẫn lỗ như bình thường. Đầu tư sai lầm thì hậu quả bầm dập tự gánh chịu muốn le lưỡi mệt chết luôn ấy chứ. Bạn chọn đầu tư thời gian công sức, thời gian cho học vấn, xong lơ là xem nhẹ các yếu tố khác như tình thân, bạn bè, các mối quan hệ hợp tác có lợi khác.. khả năng là bạn sẽ trở thành học giả đầy trí tuệ và bạn bè thân hữu chả có mấy ai vì trước giờ bạn đâu có thời gian dành cho họ. Thế nên, bạn cũng không thể trở thành nhân vật quan trọng trong lòng người ta, hợp lý thôi, trên đời nào có ai vô duyên vô cớ có thiện cảm sâu sắc không rời không bỏ với người râu ria bên lề chứ. Mỗi người chỉ có 24 giờ mỗi ngày, sức lực, tâm trí.. có hạn, cán cân nghiêng về khía cạnh này thì khía cạnh khác sẽ bị buông lỏng ít trọng yếu hơn. Đầu tư cho chính mình vào mảng nào là lựa chọn của mỗi người, cân bằng hoàn hảo giữa các bên chắc chắn không dễ dàng gì.. cho nên quyết định cuối cùng tùy thuộc vào mỗi người. Với mình thì đầu tư vào bản thân rất tốt, lỡ có thiên hướng sai lệch cũng không phải là kết thúc, dẫu sao vẫn tốt hơn chả làm gì. Mình đứng lại nhưng người khác chạy vội, kết cục là kẻ lọt vào phía sau sẽ bị đào thải. Nằm im trong thế giới này là bất khả thi.
Mình thuộc thế hệ Gen Z giờ cũng không còn nhỏ nữa nhưng nhiều lúc cũng mất phương hướng không biết con đường nào nên đi. Biết mình cần đầu tư cho bản thân lại không biết đầu tư cái gì bỏ cái gì. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ thôi đâu thể làm hết tất cả mọi việc mình muốn làm được nên chỉ có thể chọn ra một vài việc mà thôi. Mình không biết mình đầu tư như thế là đúng hay không nhưng ít ra mình đừng nỗ lực. Cho dù tương lai có hối hận nhưng bây giờ mình đã sống cho hiện tại. Hiện nay mình đang trao dồi tiếng Nhật dù nghành của mình làm không cần tới nó. Nhưng biết thêm 1 thứ tiếng thế giới sẽ rộng hơn. Mình sẽ cố gắng hết mình bạn cũng vậy nhen.
Đầu tư vào bản thân là một lời đầu tư tốt. Bất kể bạn có đầu tư vào giáo dục, kỹ năng hay sức khỏe, tất cả đều là những đầu tư quan trọng để phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng cách đầu tư vào bản thân, bạn có thể tăng cường năng lực, cải thiện kỹ năng và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Tuy nhiên, đầu tư vào bản thân cũng đòi hỏi sự khôn ngoan và chiến lược cho lựa chọn thích hợp nhất để tối đa hóa lợi ích.