Đọc văn bản chèo "Kim Nham" - Sách giáo khoa Ngữ văn 10, mình thấy có một số từ cổ không hiểu rõ nghĩa. Ví dụ: "Đau thiết thiệt van Than cùng bà Nguyệt Đánh cho lê liệt Chết mệt con đồng." Đây là lời của nhân vật Xúy Vân, nhưng thực sự mình không biết cụm từ "Đau thiết thiệt van" nghĩa là gì. Bạn nào có thể giải thích giúp mình với! Mình xin cảm ơn!
Chào bạn! Cụm từ này mình hiểu sơ sơ là lời than vãn của nhân vật Xúy Vân "Đau" là đau đớn, khổ sở; "Thiết" là mài, cắt (nghĩa Hán Việt) => "Đau thiết" là đau đớn như bị cắt, bị mài trong lòng vậy. "Thiệt" là thua thiệt; "Van" là cầu xin, van nài => "Thiệt van" hiểu nôm na là đau khổ vì sự thua thiệt của bản thân mà than vãn (cùng bà Nguyệt ở câu dưới). Không biết mình hiểu như vậy có đúng không. Nhưng chắc chắn, đây là lời than đau đớn của Xúy Vân vì nhận thức được sự thua thiệt, hụt hẫng của bản thân trong tình duyên. AI trả lời: "Đau thiết thiệt van" là một cụm từ tiếng Việt cổ, thường xuất hiện trong văn chương truyền thống và các tác phẩm văn học trung đại. Từng từ có nghĩa như sau: Đau: Biểu thị nỗi đau khổ, sự xót xa. Thiết: Có nghĩa là tha thiết, chân thành, sâu sắc. Thiệt: Có thể hiểu là thật, nhấn mạnh tính chân thực. Van: Hành động cầu xin, van nài. Vì vậy, "đau thiết thiệt van" có thể hiểu là sự cầu xin, nài nỉ với nỗi đau thật sự và lòng chân thành tha thiết. Đây là cách diễn đạt thường dùng để nhấn mạnh một nỗi đau sâu sắc và một lời cầu khẩn chân thành, đặc biệt trong các hoàn cảnh bi ai, cần sự đồng cảm, thương xót. Cụm từ này không còn phổ biến trong ngôn ngữ hiện đại nhưng vẫn thấy trong các tác phẩm văn học cổ điển để diễn tả tâm trạng đau khổ và khẩn cầu một cách mạnh mẽ.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ! Mình cũng đoán sơ sơ vậy mà không chắc. Tra trên google thì không có kết quả. Cách hiểu của bạn có lẽ là đúng rồi.
Đã tìm được một tài liệu khác lí giải 2 câu đầu của Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại: Đau thiết thiệt van Than cùng bà Nguyệt "Đau thiết" là nỗi đau đớn thống thiết, "thiệt van" là lời van xin xuất phát từ đáy lòng đau khổ. Xúy Vân van xin "bà Nguyệt" (Bà nguyệt là người se duyên cho tình yêu). Từ đó có thể hiểu: Xúy Vân vì đau đớn mà hướng tất cả về bà Nguyệt mà than vãn về tình duyên éo le.
Chào bạn Thuỳ Minh. Tôi xin góp thêm một vài lời. Nếu áp dụng cấu tứ đối xứng thường gặp thì câu "đau thiết, thiệt van" này có thể phân làm hai vế cân đối: "Đau thiết" và "thiệt van", trong đó "đau" tương ứng với "thiệt", "thiết" tương ứng với "van". Vì lẽ có các từ "thống thiết", "bi thiết", "bi thống" mà "thống" lại có nghĩa là "đau", nên dễ ngộ nhận "đau thiết" trong câu trên tương đồng với "thống thiết". Xét từ "thống thiết", ta lại thấy có thành ngữ "thiết thân chi thống" (切身之痛) nghĩa là đau như mài vào người. Như thế "thiết" (切) nghĩa là mài, không đồng nghĩa với "thống", tức là đau. Như thế thì "thiết" trong "đau thiết" nghĩa là gì? Chúng ta thấy rằng có hiện tượng hài thanh khi mượn tự dạng "thiết" (切) và (có thể) bổ sung bộ khẩu theo cách hội ý để cấu tạo nên chữ Nôm "thét" (). Đơn cử: "Tiểu thư vội thét: - Con Hoa, Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn" (小姐倍昆花) (Kiều, bản Liễu vân đường). Tóm lại, "đau thiết, thiệt van" tức là: Đau thì thét, thua thiệt thì van xin, hay như Phan Trọng Hoa đã cắt nghĩa: "Đau thì rên rỉ, mà thiệt thì năn nỉ".
Oa! Cảm ơn chị nhiều! Nhờ chị em đã có câu trả lời cho điều băn khoăn bấy nay! Các từ cổ này không phải ai cũng hiểu nó một cách chuẩn xác, hẳn chị bên nghiên cứu gì đó liên quan đến ngôn ngữ? Nếu không cũng là người có kiến thức rất đáng nể!