Giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ là khoảng thời gian đánh dấu cơ thể người phụ nữ bắt đầu diễn ra một bước ngoặt lớn về sức khỏe. Lúc này, buồng trứng sẽ hoạt động kém dần và không đủ khả năng để sản xuất ra lượng estrogen cần thiết cho cơ thể. Thông thường giai đoạn tiền mãn kinh sẽ diễn ra khi phụ nữ bước sang độ tuổi ngoài 40. Có những trường hợp phụ nữ bị sớm hơn thì tiền mãn kinh có thể xuất hiện ở độ tuổi 38. Đến khi bước sang tuổi 50, giai đoạn tiền mãn kinh kết thúc và bước sang giai đoạn mãn kinh. Đây cũng là lúc mà buồng trứng ngừng hoạt động. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân chính gây đau nhức tiền mãn kinh là do thiếu hụt estrogen Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau nhức khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh đó chính là thiếu hụt estrogen và các nội tiết tố nữ. Ở giai đoạn dậy thì, estrogen được sản xuất với hàm lượng cao và có vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương, chiều cao và cả quá trình phát triển của các bé gái. Điều này có nghĩa là estrogen tác động chính đến sự trưởng thành và mật độ xương và mật độ khoáng và sự phát triển của xương trong suốt cuộc đời. Do vậy khi đến giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu suy yếu dẫn đến không sản xuất đủ estrogen để bổ sung và duy trì sự chắc khỏe xương. Vì thế phụ nữ tiền mãn kinh có gây đau xương khớp như: Đau vai, mỏi gối, tê bì chân tay.. Thêm vào đó, tuổi tác cũng là một trong các yếu tố khiến cơ thể phụ nữ đau nhức ở giai đoạn này. TRIỆU CHỨNG Đau nhức xương thông thường Triệu chứng đau nhức thông thường vào giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ chỉ xuất hiện các biểu hiện đau mà không xác định được vị trí cụ thể. Lúc này, các vị trí đau chưa xuất hiện tình trạng viêm tấy, sưng đỏ. Đây chỉ được coi là những dấu hiệu cơ bản và rất bình thường để thông báo với cơ thể bạn rằng giai đoạn tiền mãn kinh đã bắt đầu. Đau nhức xương khớp do bị thoái hóa Giai đoạn tiền mãn kinh xuất hiện khi phụ nữ bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên. Đây cũng là lúc các triệu chứng về thoái hóa xương khớp xuất hiện. Triệu chứng của thoái hóa xương khớp biểu hiện rõ nhất khi bạn cử động dẫn đến đau khớp cột sống, ngón chân, đốt ngón tay.. Lúc này phụ nữ có thể vẫn chưa gặp tình trạng tấy đỏ nhưng dễ dàng bị tràn dịch khớp gối, khớp cổ chân gây sưng và đau nhức vô cùng. Đau nhức tiền mãn kinh do loãng xương Hệ xương khớp của mỗi người chắc khỏe nhất trong giai đoạn từ 20 – 35 tuổi. Giai đoạn từ 40 tuổi trở đi, sức khỏe của hệ xương khớp bắt đầu giảm sút và dễ thoái hóa hơn, nhất là đối với phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi giai đoạn này, phụ nữ tiền mãn kinh sẽ dễ dàng bị thiếu hụt canxi dẫn đến loãng xương. Một số trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh loãng còn bị gãy xương, đốt xương sống bị lún xẹp.. dẫn đến đau nhức. ĐIỀU TRỊ Để có thể cải thiện tốt nhất các cơn đau trong giai đoạn tiền mãn kinh, chị em phụ nữ cần cố gắng thực hiện đầy đủ các biện pháp dưới đây: Đi khám định kỳ: Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh nên đi thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để được phát hiện nhanh nhất các vấn đề sức khỏe, cũng như để được kê đơn bổ sung các loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp. Bổ sung canxi: Hệ xương của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh đang bị thoái hóa dần, do vậy việc bổ sung canxi là vô cùng cần thiết. Bên cạnh sử dụng viên uống, chị em phụ nữ cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, cá, sữa, bông cải xanh.. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước cũng là một cách giúp chị em khỏe mạnh hơn trong giai đoạn này. Tắm nắng: Bạn nên tắm nắng để có thể bổ sung vitamin D cần thiết để phòng tránh bị loãng xương cũng như giúp xương chắc khỏe hơn. Luyện tập nhẹ nhàng: Duy trì tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp chị em phụ nữ có hệ xương khớp dẻo dai hơn cũng như cơ thể khỏe mạnh và giảm triệu chứng đau nhức tiền mãn kinh một cách hiệu quả. Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Một chế độ sinh hoạt lành mạnh như: Ăn ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần lạc quan thoải mái.. sẽ là một cách hiệu quả để bạn có thể duy trì sức khỏe cho cơ thể. Dùng thuốc: Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên chị em phụ cũng có thể nhờ bác sĩ kê thuốc để làm giảm triệu chứng đau trong giai đoạn tiền mãn kinh. Việc dùng thuốc để điều trị cơn đau là cần thiết tuy nhiên chị em cần tuân thủ các yêu cầu cũng như liều lượng của bác sĩ, để tránh những biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra.