Dấu hiệu trầm cảm sau chia tay

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Zero, 12 Tháng sáu 2020.

  1. Zero The Very Important Personal

    Bài viết:
    147
    Những rung động trong tình yêu khiến tâm hồn trở nên lãng mạn, nhưng khi tan vỡ lại khiến bạn phải đối mặt với hội chứng trầm cảm sau chia tay. Bởi khi kết thúc tháng ngày đắm say trong tình yêu, việc phải làm quen với sự cô đơn khiến bạn bị tổn thương sâu sắc. Vậy phải làm sao để vượt qua giai đoạn khó khăn này? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

    [​IMG]

    Trầm cảm sau chia tay là gì?

    Những tan vỡ trong tình yêu là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý trầm cảm. Điều này, không chỉ ảnh hưởng, tổn thương tinh thần mà còn gây hại đến sức khỏe và thể chất. Trầm cảm sau khi chia tay là điều không còn xa lạ với những người đã trải qua tan vỡ trong tình yêu. Sau chia tay, những xúc cảm về bóng hình của một người, cảm giác sở hữu vẫn tồn tại mạnh mẽ. Suy nghĩ tiêu cực không có lối thoát khiến người bệnh khó vượt qua, từ đó nảy sinh những ý nghĩ làm hại cho bản thân và người mình yêu.

    Triệu chứng trầm cảm sau chia tay

    Khi bạn đặt cả trái tim vào một tình yêu sâu sắc thì sự tan vỡ sẽ trở thành nguyên nhân đẩy con người rơi vào trạng thái trầm cảm. Dưới đây là những triệu chứng trầm cảm sau chia tay:

    Sợ đối diện với sự thật: Việc chấp nhận chia tay là điều vô cùng khó khăn, người bệnh luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, luôn suy nghĩ và hy vọng đó không phải sự thật.

    Buồn chán, mất hứng thú: Chia tay được coi là một cú sốc về tâm lý, do vậy sẽ không tránh khỏi sự buồn rầu, chán nản, người bệnh dường như không còn hứng thú trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội.

    Tự cô lập bản thân: Áp lực về sự viên mãn trong tình yêu của người khác khiến cho bạn trở nên mặc cảm, kém cỏi, dần cô lập bản thân mình và tạo khoảng cách cho các mối quan hệ xã hội khác.

    Suy nghĩ tiêu cực: Khi đối mặt với trầm cảm sau chia tay, người bệnh luôn có những suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh không thể thoát ra được. Suy nghĩ luôn coi người mình yêu là tất cả, nên khi chia tay, người bệnh luôn cảm thấy đơn độc, cho rằng sẽ không còn ai quan tâm, chia sẻ với mình. Thậm chí, nhiều người còn nghĩ đến cái chết nếu những căng thẳng và ám ảnh này kéo dài.

    Chán ăn: Người bị trầm cảm sau chia tay thường có những biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Rối loạn về giấc ngủ: Để chìm vào giấc ngủ, đối với một người mắc trầm cảm là điều không dễ dàng, những suy nghĩ và ám ảnh luôn thường trực khiến họ cảm thấy căng thẳng, lo âu, đặc biệt sự hồi tưởng về thói quen khi còn yêu dễ khiến người bệnh trằn trọc, thao thức, khó đi vào giấc ngủ.

    Dễ khóc: Trải qua tổn thương về cảm xúc khi những kỷ niệm, kí ức ùa về có thể đánh gục bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào. Khóc là biểu hiện thường thấy ở những người bị trầm cảm sau chia tay.

    Sợ hãi các mối quan hệ: Việc đổ vỡ mối quan hệ lâu dài, khi người trong cuộc đã xác định tiến tới hôn nhân sẽ khiến nhiều người trở nên mất niềm tin và sợ hãi khi bắt đầu các mối quan hệ tình cảm mới.

    Tự làm tổn thương bản thân: Đối với những người luôn tôn thờ tình yêu là tất cả, khi một mối quan hệ rạn nứt sẽ đẩy người ta đến những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là cái chết. Những suy nghĩ này sẽ chuyển thành hành động thực tế nếu người bệnh không tác động tâm lý kịp thời.

    Bí quyết vượt qua ngày tháng u tối sau chia tay

    Thời gian là liều thuốc hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi mọi nỗi đau. Khi vết thương đã được chữa lành, bản thân bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn bao giờ hết. Một số điều cần làm để vượt qua bệnh trầm cảm sau chia tay bao gồm:

    1. Chấp nhận sự thật

    Để vượt qua trầm cảm sau chia tay, điều quan trọng bạn phải nhận ra rằng mình không phải là người duy nhất gặp chuyện buồn trong vấn đề tình cảm. Hãy học cách chấp nhận rằng sự đau đớn trong tình yêu là điều hết sức bình thường. Tất cả mọi người ai cũng sẽ đều phải trải qua khung bậc cảm xúc trong cuộc đời.

    Trong trường hợp mọi chuyện nằm ngoài sức chịu đựng, hãy tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người thân yêu để được tư vấn về tâm lý và đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.

    2. Kiên cường vượt qua nỗi đau

    Hãy rũ bỏ tâm trạng tồi tệ và thái độ sống tiêu cực của ngày hôm qua, để đón nhận những điều tốt đẹp đang đợi bạn phía trước, bằng cách:

    Giữ cho bản thân luôn bận rộn: Bạn có thể tham gia một khóa học để nâng cao kiến thức của bản thân cũng như giúp không có thời gian nghĩ đến chuyện gây tổn thương..

    Luyện tập thể dục: Điều này không những giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tinh thần, trí tuệ, mà còn làm cho việc vượt qua bệnh lý trầm cảm dễ dàng hơn.

    Chia sẻ cởi mở: Những cuộc trò chuyện gần gũi với gia đình thân yêu, hay đơn giản là việc tán ngẫu với hội chị em, sẽ giúp bạn giải tỏa được nỗi niềm của bản thân, mang đến nguồn năng lượng mới trong cuộc sống.

    3. Tư vấn tâm lý

    Nếu bạn đang cố trở nên mạnh mẽ và thay đổi bản thân, để bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng, mọi thứ dường như đang chống lại bạn, thì liệu pháp tâm lý, trò chuyện với các chuyên gia là sự lựa chọn hữu ích dành cho bạn. Các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên và giúp bạn định hướng, sắp xếp lại trật tự của cuộc sống sau chia tay.

    4. Nghĩ về điều tốt đẹp

    Luôn lạc quan và tràn đầy năng lượng, mỉm cười nhiều hơn, học cách tha thứ, sẽ giúp bạn vượt qua những ngày tháng u buồn vì chuyện tình cảm đổ vỡ. Thay vì tự trói mình trong 4 bức tường, hãy ra ngoài vận động, đón ánh nắng mặt trời và tham gia các hoạt động tập thể, gặp gỡ những người bạn đem lại nguồn năng lượng tích cực. Hoặc đơn giản là tự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch xa để xua tan cảm giác ảm đạm sau những ngày hậu chia tay. Bởi đôi khi, một mối quan hệ khép lại đồng nghĩa với việc chuẩn bị chào đón những người tốt hơn sẽ xuất hiện trong cuộc đời bạn.
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng bảy 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...