Bài thơ phổ nhạc: Đất Nước Trình bày: Mạnh Hakyno "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những thi phẩm tiêu biểu về chủ đề đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong giáo dục ở Việt Nam và là một trong những tác phẩm thơ trọng tâm cho kỳ thi THPT QG. Để việc học thơ trở nên thuận lợi hơn cũng như mang đến cho người đọc những cảm xúc mới khi học Văn, thuộc thơ, bài thơ đã được phổ nhạc và được đông đảo học sinh đón nhận. Với giai điệu vui tươi nhưng đầy da diết, giàu cảm xúc, qua từng lời rap cứng rắn, mạnh mẽ nhưng tha thiết, trầm lắng thấm đẫm tình yêu quê hương. Tất cả đã phần nào làm bật lên được tình cảm sâu nặng, gắn bó và niềm tự hào vô cùng vô tận đối với Tổ quốc thân yêu. Đây là một trong những lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn hoài niệm về một thời áo trắng đã qua hay vừa thư giãn, vừa học tập trong hành trình ôn thi hay cũng là lời gửi gắm đến bạn một niềm yêu nước len lỏi sâu thẳm trong trái tim, những hoài niệm, kí ức tuổi thơ ùa về.. và đặc biệt bạn cũng có thể thể hiện lại ca khúc này trong các buổi diễn văn nghệ ở lớp, ở trường vừa ý nghĩa lại vừa mới lạ. Cùng thưởng thức ca khúc này nhé! Lời bài hát Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó.. Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ra cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời.. Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào 4.000 năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhỏ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước là Đất Nước nhân dân Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết "yêu em từ thở trong nôi" Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi - Hết -
Nói chứ nghe bản nhạc này thì thấy chill quá cỡ những lơ đãng nhớ lại năm xưa đi học ngồi phân tích bài này thì Chiqu vẫn hơi rén. Mình không thích phân tích thơ, thấy khó quá. Bao năm đi học, mỗi đợt thi hay kiểm tra gì mà có hai đề một văn một thơ để chọn thì chỉ chọn văn thôi. Ừm, ngoại trừ nếu đụng phải tác phân văn đó là Người lái đò sông Đà. U là trời, Chiqu sợ thi cử này kia mà đụng phải văn Nguyễn Tuân lắm luôn á. Mặc dù mình từng lật tới lật lui xem nát quyển "Vang bóng một thời" của vị này mà không chán. Tác phẩm hay mà phải nghiền ngẫm nó để kiểm tra thì.. tự dưng không còn zui zẻ nữa. >-<
Hihi còn mình mỗi lần cầm bút lên phân tích văn thơ thì chỉ muốn viết theo ý của mình, viết từa lưa thui chớ khum muốn làm theo barem cô dạy: >