Đạo, Ma, Yêu, Phật, Tiên trong thần thoại thượng cổ được xếp thứ tự thế nào? * * * Trong thần thoại cổ xưa, Đạo tổ, ma tổ, yêu tổ, phật tổ, tiên tổ thì theo thứ tự xếp hạng sẽ là ai, tu vi công pháp sức chiến đấu thì ai sẽ là người mạnh nhất. Thần thoại trung hoa muôn mầu muôn vẻ đều làm cho mọi người phải say mê. Thời đầu nhà tần thần thoại lấy sáng thế làm chủ, tỷ như Bàn Cổ, Phục Hy và Nữ Oa, những người này đều là cổ đại thần trong thần thoại sáng thế thần. Ngoài ra thời đầu nhà tần như là Cổ tịch sơn hải kinh có thể được xem là một điển tịch khơi dòng về thần thoại, trong sách này ghi chép tỷ mỉ về các loài dị thú. Tuy nhiên theo thời gian trôi qua thì "Hán triều hoài nam tử" hay "Đông Tấn siêu thần ký" đã hoành không xuất thế, trong sách ghi chép về truyền thuyết thần thoại từ thời cổ đại. Về sau thời minh có 2 cuốn sách chính là "Tây Du Ký" và "Phong Thần Diễn Nghĩa", trong sách khắc họa tạo nên rất nhiều hình tượng tiên phật khác nhau. Như vậy trong thần thoại cổ đại thì Đạo tổ, Ma tổ, yêu tổ, phật tổ, tiên tổ sẽ xếp theo thứ tự là những ai, bàn về sức chiến đấu nghiêng trời lệch đất sẽ như thế nào? Đầu tiên chúng ta phải xét đến vị trí tối thượng số một chính là Hồng Quân Tiên Tổ. Trong thần thoại cổ đại thì Ma tổ, Phật tổ, đạo tổ, yêu tổ, tiên tổ. Năm vị tổ sư này thì tu vi sức chiến đấu mạnh nhất thuộc về vạn tiên chi tổ Hồng Quân. Trong truyện Phong Thần Diễn Nghĩa, Hồng Quân Lão tổ là sư phụ của Tam Thanh. Chính là Nguyên Thủy thiên tôn, Thái Thượng lão quân và Thông thiên giáo chủ. Trên cơ bản các sách cổ còn ghi lại, tất cả các pháp bảo cường hãn nhất đều có xuất xứ trong tay của Hồng Quân. Có thơ rằng: Kể cả gối ngủ chín tầng mây, Bồ Đoàn đạo nhân. Thiên địa huyền hoàng, Ta làm trưởng giáo. Bàn Cổ sinh thái cực, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Một đạo chuyển ba vạn, Hai giáo xiển việt phân. Huyền môn đều lãnh tụ, Một mạch hóa Hồng Quân. Dựa như các nói của Phong Thần Diễn Nghĩa, Hồng Quân lão tổ chính là thánh nhân tồn tại trước cả Bàn Cổ đại thần. Thực khó có thể sử dụng pháp bảo để cân nhắc đánh giá đến thực lực chiến đấu của ngài. Hồng Quân tuy có vô vàn tuyệt phẩm pháp bảo, nhưng rất hào phóng, gần như ban tặng cho tất cả các đệ tử của mình. Cũng chính bởi thực lực của ngài đã cường hãn đến mức không cần mượn nhờ vào pháp bảo nữa. Đứng ở vị trí thứ hai, và cũng là lão nhị yêu tổ Hỗn Côn, hay còn được gọi "Hỗn Côn Tổ sư". Nói về thân phận của Hỗn Côn tổ sư thì cần phải nhắc về sáng lập thế nguyên linh nguyên linh trước đã. Tương truyền khi vũ trụ mới bắt đầu sinh ra có một nguyên linh, linh khiếu sơ khai dần dần hình thành thần trí. Lúc này trên Tây Côn Luân có một chiêu trụ mới tạo hóa thần khí, nguyên linh này không biết đã trải qua biết bao vạn đời tu hành, công đức viên mãn đạo pháp đạt thành. Đây cũng chính là vạn vật thủy tổ, được sinh là sáng lập thế nguyên linh. Lúc này sáng lập thế nguyên linh nguyên linh đem tạo hóa thần khí vô thượng linh lực phân biệt ban cho bốn hình tượng khác nhau, linh khiếu sơ khai sinh linh để cho mỗi đệ tử tu luyện một môn khác biệt. - Lão đại "Hồng Quân lão tổ" tu Huyền Thanh Khí. - Lão nhị "Hôn Côn tổ sư" tu Huyền Linh Khí. - Lão tam "Nữ Oa nương nương" tu Huyền Không Khí. - Lão tứ "Lục Áp Đạo quân" tu Huyền Minh Khí. Hợp lại là Thanh, Linh, Không, Minh. Bốn vị thủy tổ từ trong vô số sinh linh tuyển chọn ra được những kẻ có tuệ căn, rồi riêng phần mình thu nhận môn đồ khắp chốn, bắt đầu khai tông lập phái. Còn có nhiều điển tịch thì nói rằng: Ở Bắc Minh có loài cá kỳ danh được gọi là "Côn", Côn có thân hình to lớn không biết dài rộng đến mấy ngàn dặm, hóa đàn chim mang tên "Bằng" bay về phương nam. Lưng chim "Bằng" cũng không biết dài đến mấy ngàn dặm nữa, khi giận mà bay lên sải cánh như đám mây che trời, cư trú tại Nam Minh. Trong thần thoại cổ đại, truyền thuyết yêu tổ Hỗn Côn là do thần thú Côn Bằng biến thành. Nhưng có rất nhiều luồng ý kiến phản bác, bởi Côn Bằng sau này chính là Yêu sư Côn Bằng của yêu tộc. Hỗn Côn tổ sư cùng với Hồng Quân lão tổ lại là sư huynh đệ cùng một bối phận, người này so với tam thanh còn cao hơn một bậc. Ở trong tác phẩm Phong Thần Diễn Nghĩa thì Hỗn Côn Tổ sư chính là sư phụ của Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân. Tiếp dẫn đạo nhân chính là Phật Như Lai sau này, còn Chuẩn Đề đạo nhân chính là Bồ Đề Tổ sư, sư phụ của Tôn Ngộ Không. Hỗn Côn Tổ sư thu đồ chỉ nhìn tư chất không nhìn chủng loại, bất luận là sư tử lão hổ, giao long phượng hoàng, hay là phi cầm mãnh thú, chỉ cần đến bái sư mà tư chất có thể tiến triển thì Hỗn Côn Tổ sư tuyệt đối sẽ thu nhận không bao giờ cự tuyệt, cho nên Hỗn Côn Tổ sư còn được xưng là vạn yêu chi tổ. Xếp vị trí thứ ba sẽ là Đạo Tổ, Thái Thượng lão Quân, một trong Tam Thanh, đệ tử của Hồng Quân lão tổ. Trong thần thoại cổ đại, đạo tổ là Thái Thượng lão quân, người này có thực lực mạnh mẽ vô cùng. Không cần nói thêm gì khác, chỉ tính riêng pháp bảo thì lão quân chính là vị thần có nhiều pháp khí nhất, mà trong số đó thì Tiên Thiên Thái Cực Đồ vẫn luôn là tiên thiên chí bảo đắc ý mạnh mẽ vô song, cũng chính là chứng đạo pháp khí thành danh của lão. Tương truyền thái cực đồ là do lưỡi búa của Khai Thiên Thần Phủ Bàn Cổ biến thành, trên đó bao hàm ngàn vạn biến hóa ưy lực tuyệt luân. Ở trong tác phẩm Phong Thần Diễn Nghĩa, Thái Thượng lão quân một mình độc xung Tru Tiên kiếm trận, mặc dù mới đi được vài bước đành phải thoái lui. Tuy nhiên chẳng phải tồn hao gì, nhưng điều này cũng thấy rõ Thái Thượng lão quân có thực lực rất mạnh. Bởi Tru Tiên kiếm là thiên đạo thứ nhất sát trận. Lại nói trong Tây Du Ký, tác phẩm này đã đem thực lực của Thái Thượng lão quân kéo xuống không ít, ông ta thường bị Tôn Ngộ Không náo loạn đùa giỡn, đến mức Ngọc đế không còn cách nào đành phải đi tây thiên mời về Như Lai Phật tổ, kỳ thực đây là một điều không hợp logic. Sư phụ của Tôn Ngộ Không là Bồ đề tổ sư, tôn Ngộ Không xem ra cũng chỉ là đời đệ tử thứ ba, sức chiến đấu cũng không thể vượt qua Thân Thần thánh như Dương Tiễn. Tôn Ngộ Không chỉ là một thạch hầu, không có pháp bảo cường đại nào ngoài gậy như ý kim cô bổng, mà có thể khiến cho lão quân thúc thủ vô sách. Nếu như thực sự lão quân đem Thái cực đồ lấy ra thì có lẽ Tôn Ngộ Không nếu không chết cũng tuyệt đối trọng thương. Xếp vị trí thứ tư chính là Phật tổ Tam Thế Phật. Trong thần thoại cổ đại thì phật tổ gồm có ba vị, theo thứ tự như sau: - Quá khứ phật, tức "Nhiên Đăng cổ phật". - Hiện tại phật, tức "Như Lai phật tổ". - Vị Lai phật cũng là vị phật tổ tương lai, phật Di Lạc. Khi đề cập đến sức chiến đấu của ba vị phật tổ này thì còn phải căn cứ vào những tác phẩm như "phong thần diễn nghĩa", "Tây Du Ký" thì tam thế phật có thực lực mạnh nhất chính là "Như Lai phật tổ". Trong "phong thần diễn nghĩa" Nhiên Đăng đạo nhân cũng chính là sư phụ của Tháp tháp thiên vương Lý Tĩnh, pháp bảo của ngài chủ yếu hay dùng đó chính là "Định Hải châu", "Càn Khôn Xích", "Tử Kim Bát", ngài chủ yếu là trợ giúp Khương Tử Nha phá "Thập tuyệt trận". Thế nhưng vị này lại đấu không lại được "Khổng Tuyên". Dưới ánh hào quang ngũ sắc của "Khổng Tuyên", Nhiên Đăng đạo nhân liền đã thúc thủ vô sách. Mà "Như Lai phật tổ" lại chính là tiếp dẫn đạo nhân trong phong thần, giáo chủ của tây phương giáo. Vị này đã trợ giúp Nguyên thủy thiên tôn phá đi Tru tiên kiếm trận. Còn Phật di lạc thì xuất hiên trong tác phẩm Tây Du Ký, ở bên cạnh ông có một vị đồng tử chính là Hoàng My lão tổ, tự mình hạ giới làm yêu quái. Con quái này bằng vào kim bài tối hậu thiền nhân chủng cùng hai pháp bảo đã đánh bại thiên binh trư tướng vô số kể. Tổng thể mà nói thì ba vị phật tổ thực lực so với tam thanh có vẻ hơi kém hơn một chút. Ở trong Tây Du Ký khi con Thanh Ngưu của Thái Thượng lão quân ngáo sự, chả còn cách nào Tôn Ngộ Không đành phải tìm đến Như Lai phật tổ để kiếm thêm viện binh, nhưng tây phương giáo căn bản là không dám quản việc, sợ tự mình ra tay sẽ đắc tội với Thái Thượng lão quân. Cho nên thực lực của người đứng đầu tây phương giáo có lẽ cũng không bằng được đạo tổ. Xếp hạng thứ năm và cũng là cuối cùng trong thần thoại thượng cổ đó chính là "Ma tổ La Hầu". Trong hồng hoang thần thoại tiểu thuyết thì "Ma tổ La Hầu" xuất hiện rất là nhiều, trong nhiều cuốn sách ghi lại thì "La Hầu ma tổ" có sức chiến đấu rất là mạnh, thậm chí có khi còn vượt qua được cả Hồng Quân lão tổ. Binh khí của la hầu chính là "Thí thần thương", thanh thần binh này có lai lịch rất lớn, có thể đồ sát được cả thánh nhân. Tương truyền rằng khi hỗn độn còn chưa khai mở, giữa thiên địa dựng dụng ra một quả "hỗn độn thanh liên" đứng đầu tiên thiên chí bảo. "Hỗn độn thanh liên" hóa thành "thập nhị phẩm kim liên", hoa sen hóa thành "tiên thiên ngũ hành kỳ", lá sen hóa thành "thanh bình kiếm" và "phong thần bảng". Mà thân sen đại biểu cho sát phạt thì hóa thành "Thí thần thương", cũng chính là binh khí của la hầu chuyên dùng. Nếu chiếu theo cách nói như vậy thì sức chiến đấu của La Hầu thì tối thiểu nhất cũng có thể vượt được qua "Tam thánh". Theo nhiều tác phẩm hồng hoang diễn thuyết thì "Ma tổ La Hầu" chính là kẻ khơi mào cho cuộc hỗn chiến giữa tam tộc là Long, Phượng, Kỳ Lân, từ đó hình thành đại kiếp đầu tiên của thiên địa, "Long Hán Sơ Kiếp". Nhờ vào sự kiện này mà "La Hầu ma tổ" đã dùng sát phạt để chúng đạp trở thành thánh nhân, đồng thời khai mở được "Tứ đại kiếp bảo" đó chính là "Tru tiên tứ kiếm". Trong thần thoại cổ đại hình tượng La Hầu đã có tồn tại, hắn chính là một trong "Cửu diệu tinh quân". Trong tác phẩm "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân thì Tôn Ngộ Không lúc đại náo thiên cung, tháp tháp thiên vương Lý Tĩnh mang theo "cửu diệu tinh quân" cùng hai tám vị tinh tú xuất chiến. Một đám người này cũng không thể nào chống cự nổi với mỹ hầu vương Tôn Ngộ Không. Nếu như chiếu theo phương diện này mà nói thì thực lực của "Ma tổ La Hầu" nói ra cũng chẳng thể nào vượt qua nổi Tôn Ngộ Không. ---HẾT--- CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ