Review Phim Danh Sách Mua Hàng Của Kẻ Sát Nhân [The Killer’s Shopping List]: Thông Điệp Từ Tác Giả? -HealingTran

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi HealingTran, 3 Tháng sáu 2022.

  1. HealingTran HealingTran [Thức khuya có hại cho sức khỏe]

    Bài viết:
    207
    Danh sách mua hàng của kẻ sát nhân [The killer's shopping list]: Thông điệp từ tác giả?

    Người đánh giá: HealingTran.

    Lời nhắn: Đã có bài viết về phim này trên diễn đàn, nhưng viết chủ yếu về lịch chiếu phim, các diễn viên và vai diễn cho nhân vật là chủ yếu. Cho nên HealingTran sẽ viết sơ lược về nội dung phim, đi kèm với cảm nhận của cá nhân khi xem phim này, cùng với cảm nhận về thông điệp từ tác giả từ phim này.

    Thể loại : Phim hài hước, kinh dị, ảo tưởng, huyền bí.

    Xuất xứ: Hàn Quốc.


    Năm ra mắt : 2022.

    Số tập phim : 8.

    Biên kịch (Tác giả) : Han Ji-wan.

    Đạo diễn : Lee Eon-Hee.

    Công ty sản xuất phim : Studio Dragon.

    [​IMG]

    Tóm tắt sơ lược nội dung chính
    : Nếu chỉ đọc tự đề phim thì chúng ta sẽ nghĩ có rất nhiều cảnh đánh đấm chết chóc, rất đáng sợ, theo kiểu tội phạm hình sự các kiểu. Nhưng thực sự không phải vậy.

    Phim xoay quanh sự việc xảy ra trong một siêu thị nhỏ gần khu chung cư, có tên là MS (Mother and Son mart, nghĩa là siêu thị mẹ và con trai) và một chung cư hơi cũ. Rất lâu trước đó, siêu thị có tên của bà mẹ, dần đổi tên thành siêu thị Dae-sung, cuối phim là siêu thị MS.

    Một ngày nọ, khu chung cư xuất hiện cái chết của một cô gái, khách quen của siêu thị MS. Sau đó là thêm một cô gái nữa. Làm dấy lên nghi ngờ rằng một trong số các nhân viên làm trong siêu thị, trong đó đáng nghi nhất là Dae-sung, là kẻ gây ra cái chết của các cô gái sống một mình trong chung cư. Ngay cả những người trong siêu thị cũng nghi ngờ lẫn nhau.

    Với tính cách tò mò có một chút dở hơi của Dae-sung, anh chàng đã quyết tâm tìm ra kẻ sát nhân thật sự. Cuối cùng, với sự hợp sức của những người thiện ý, họ đã tìm ra chân tướng của kẻ sát nhân.

    Phim mở đầu với tình huống rất hài hước, rồi sau đó gay cấn, đau lòng, rồi lại vừa xen kẽ giữa gay cấn và hài hước, đôi lúc pha lẫn một chút logic cho những ai có máu thám tử.

    Nếu bạn yêu thích thể loại phim như thế này, hãy xem thử phim này nhé.


    [Lưu ý: Kéo xuống gần cuối để xem thảo luận về thông điệp của tác giả] .

    Danh sách diễn viên:

    Diễn viên chính:

    • Lee Kwang-soo (trong vai Dae-sung (làm tưởng Dae-sung Bigbang, con trai của bà chủ siêu thị, một chàng trai có đầu óc thông minh siêu hạng, nhưng do ám ảnh tâm lý từ vụ mưu sát xảy ra trong siêu thị cách đây 10 năm nên thi đâu rớt đó, thi công chức hoài không đậu, cuối cùng phải ở ké trong căn phòng gác mái trên siêu thị của mẹ, và làm công việc thu ngân siêu thị. Nhìn vào Dae-sung, người ta sẽ nghĩ anh ta là thằng dở hơi, ất ơ, suốt ngày làm chuyện bao đồng).

    • Kim Seol-hyun (vai Do Ah-hee, bạn gái của Dae-sung, đã trở thành cảnh sát vì quyết tâm bảo vệ Dae-sung khi tận mắt chứng kiến vụ mưu sát trong siêu thị cách đó 10 năm).

    • Jin Hee-kyung (vai Jeong Myeong-sook, bà chủ siêu thị, mẹ của Dae-sung).

    Diễn viên phụ:

    • Nhóm 1 : Shin Sung-woo (vai Ahn Young-choon, cha của Dae-sung, chồng bà chủ siêu thị, phong cách rất nghệ sĩ), Lee Gyo-yeop (vai Jeong-yuk, nhân viên trong siêu thị, anh bán Thịt (anh Thịt), và là bạn thân của Dae-sung).

    • Nhóm 2: Oh Hye-won (vai Ya-chae, chị bán rau quả (chị Rau ), được anh Thịt để ý), Kim Mi-hwa (vai Gong-san, cô giới thiệu sản phẩm (cô Sản Phẩm ), bạn thân của mẹ Dae-sung, với 10 năm kinh nghiệm, chuyên đi giao hàng tận nhà, chăm sóc khác hàng, và đi hóng chuyện, kể cả trong sở cảnh sát), Jo A-ram (vai Al-ba, Al-ba tiếng Hàn là nhân viên part-time, nhân viên làm thêm, nhân viên thời vụ, không phải nhân viên chính thức. Là một cô gái rất phong cách, với kiểu tóc bím thành nhiều sợi lai bạn Mỹ latin hoặc Châu Phi, cách ăn mặc rất phong cách, đặt biệt là có sức mạnh cơ bắp bỏ hết bọn đàn ông trong siêu thị), Park Ji-bin (vai Saeng-sun, anh bán hải sản (anh Cá ), cuối cùng là chị Cá xinh đẹp, ahihi, các bạn coi rồi sẽ biết. Con trai nhà ai mà xinh gái vậy không biết).

    • Nhóm 3: Lee Yoon-hee (vai Kim Doo-hyun, chú cảnh sát tốt bụng, người chứng kiến vụ việc xảy ra trong siêu thị cách đó 10 năm) ; Bea Myung-jin (vai điều tra viên Ji Woong, người luôn nghi ngờ rằng Dae-sung là thủ phạm gây ra cái chết của các cô gái trẻ sống độc thân trong chung cư).

    • Nhóm 4: Bé Ahn Se-bin (vai bé Seo Yul, thường xuyên lui tới siêu thị, là con gái của cặp vợ chồng Hàn-Việt (Nhân vật đóng vai mẹ với cái tên Việt Nam, xuất hiện 2 lần trong phim). Bé có vẻ rất tin tưởng và thân thiết với Dae-sung) ; Ryu Yeon-seok (Vai Seo Cheon-gyu, cha của bé Seo Yul, làm công việc tại văn phòng bất động sản, chính xác là người giới thiệu phòng/nhà/.. cho khác, quản lý mọi thứ ở chung cư).

    • Khách mời: chú Park Chul-min (vai cha của cô cảnh sát Ah-hee, người yêu Dae-sung).

    Thông điệp từ tác giả :

    • Thông điệp thứ nhất: Các cô gái trẻ sống một mình nên cẩn thận. Dù là ở nhà, nhưng chủ nhà, chủ chung cư.. luôn có chìa khóa của mỗi phòng, hoặc có thẻ đa năng, có thể ra vào phòng bạn bất cứ lúc nào.

    • Thông điệp thứ hai: câu hỏi của bé Sul lú chị Rau xin nghỉ việc ở nhà là "ở nhà không phải còn nguy hiểm hơn sao?". Điều này chứng tỏ, con bé đã từng chứng kiến những cảnh bạo hành, nguy hiểm xảy ra ở chính căn nhà của mình. Vì thế, xuyên suốt bộ phim chúng ta sẽ phát hiện ra là lúc nào cũng thấy bé ở ngoài đường, đi đến siêu thị chơi. Kết hợp với thông điệp 1, các cô gái trẻ ở nhà một mình nếu không cẩn thận cửa nẻo thì sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt, nếu các cô gái có chồng thường xuyên bạo lực, thì về nhà càng nguy hiểm hơn. Các bạn có cùng suy nghĩ như HealingTran không?

    • Thông điệp thứ ba: xuyên suốt bộ phim đề cập đến đối tượng của tên sát nhân biến thái là các cô gái sống độc thân nói riêng, là phụ nữ nói chung. Phải chăng, thông qua bộ phim này, tác giả phê phán bạo lực đối với phụ nữ đang diễn ra. Qua đó, tác giả muốn đưa ra thông điệp "bảo vệ phụ nữ".

    • Thông điệp thứ tư: Cái tên cô vợ người Việt Nam (mẹ bé Yul) được nhắc đến vài lần ở gần cuối phim. Rồi sau đó là hồi ức về thời thơ ấu của bé Yul với sự xuất hiện của người mẹ quốc tịch Việt Nam tại siêu thị MS. Cùng với những tin đồn về sự tồn tại của cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc bị đánh đập đến mức nhập viện, nhưng lại không có tên trong danh sách điều trị tại bệnh viện. Cuộc nói chuyện ngắn gọn của cô Sản Phẩm và một thím trong bệnh viện "Người nước ngoài lấy chồng Hàn mà, có gì cũng không thể nói với ai" và cuối cùng là cái xác trong tủ đông như muốn lột tả sự thật cuộc sống không phải như mơ của các chị em người Việt nam lấy chồng Hàn nói riêng, và của người nước ngoài lấy chồng Hàn nói chung. HealingTran nhấn mạnh từ "Lấy chồng" chứ không phải "Lấy vợ", vì đó là dụng ý của tác giả, thiên về đề tài bảo vệ phụ nữ.

    Đó là bốn thông điệp quan trọng mà HealingTran cảm nhận được.

    Ngoài ra còn có vài thông điệp nhỏ như:


    • Không nên đánh gia người qua vẻ bề ngoài. Ví dụ như dở hơi như Dae-sung hoặc điên điên như ông già khúc côn cầu thì chưa chắc là tội phạm.

    • Người điềm tĩnh như như ông chủ văn phòng bất động sản, chưa chắc là tử tế.

    • Đẹp trai bao nhiêu chị em mê đắm như anh Cá chưa chắc là trai thẳng.

    Vậy đó! Chúc các bạn đọc review vui vẻ và xem phim vui vẻ luôn.

    Trân trọng!

    HealingTran.
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng sáu 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...