-Đánh giá xâm nhập thị trường quốc tế: Mục đích của đánh giá xâm nhập thị trường quốc tế là trả lời câu hỏi: Công ty có nên xâm nhập thị trường nước ngoài mới hay không? Nếu có thì xâm nhập thị trường nào? Cách thức cụ thể ra sao? + đánh giá của quản trị công ty: Trên 2 phương diện: Thứ nhất là việc xâm nhập một thị trường quốc tế cụ thể nào đó không được phép vi phạm các quy định và chính sách đối ngoại hiện hành của nhà nước. Thứ hai là những đánh giá dựa vào kinh nghiệm và phần nào mang tính chủ quan của một nhà quản trị. + đánh giá xâm nhập ban đầu theo các bước sau: Xác định nhu cầu phôi thai và ngầm ẩn: Phân tích mô thức nhu cầu, đánh giá nghiên cứu CKS của sản phẩm quốc tế, đánh giá sự co giãn của nhu cầu so với thu nhập, phương pháp chỉ số đa nhân tố, phân tích so sánh. Xác định nhu cầu hiện tại: Phân tích hồi quy và đa nhân tố, phân tích vào-ra, đánh giá của các chuyên gia. Đánh giá môi trường phi kinh tế: Sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh và đầu tư, các quy định về chuyển tiền về nước, các quy định về tỷ giá hối đoái, hệ thống thuế, các chính sách về quyền sở hữu tư nhân, thái độ của các đảng phái khác nhau về đầu tư nước ngoài, vấn đề đình công của công nhân, các thủ tục hành chính, các hoạt động của các tổ chức công cộng. + đánh giá chi tiết về thị trường quốc tế Đánh giá môi trường tác nghiệp Phân tích cấu trúc và xu thế của thị trường quốc tế Đánh giá các hàng rào ngăn trở Dự báo hình thái nhu cầu Xác định các đối thủ cạnh tranh Dự báo nhu cầu thị trường quốc tế đối với sản phẩm của công ty Xác định nguồn cung cấp và phương tiện vận chuyển Nghiên cứu phương thức xâm nhập thị trường quốc tế Nghiên cứu tiềm năng lợi nhuận của cơ hội Lựa chọn cơ hội thị trường quốc tế phù hợp nhất với công ty - Đánh giá hiện trạng thị trường quốc tế: Nhằm trả lời hai câu hỏi quan trọng sau: Công ty có nên thay đổi phương thức hiện diện của mình trên một thị trường quốc gia nào đó hay không và nếu có thì nên thay đổi như thế nào? Công ty có nên bổ sung hay loại bớt một hay một số dòng sản phẩm không và nếu có thì nên thực hiện nó như thế nào? + đánh giá phương thức hiện diện trên thị trường quốc tế: Khác biệt cơ bản giữa đánh giá phương thức hiện diện với đánh giá xâm nhập thị trường quốc tế là trong khi loại hình đánh giá thứ nhất quan tâm tới quyết định mở rộng, liên quan liên kết hay rút lui một phần hoạt động của công ty thì mối quan tâm chủ yếu của loại hình đánh giá thứ hai luôn là tiềm năng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của mình. Động cơ thúc đẩy hoạt động đánh giá phương thức hiện diện của công ty trên thị trường quốc tế rất đa dạng, bao gồm hai nhóm chủ yếu: Từ nội bộ công ty bao gồm những thay đổi trong hệ mục tiêu, cấu trúc của tổ chức, hay trong nguồn lực của nó và từ bên ngoài công ty bao gồm những thay đổi về hàng rào thuế quan và phi thuế quan, môi trường cạnh tranh, chính trị và luật pháp.. + đánh giá sản phẩm mới: Độ sâu của hoạt động đánh giá sản phẩm mới phụ thuộc phần lớn vào nguồn gốc của sản phẩm mới và cấp quản trị tiến hành hoạt động đánh giá. Nếu sản phẩm mới là sản phẩm được thiết kế phù hợp và thích ứng với nhu cầu của thị trường quốc tế địa phương hoặc để tăng cường sức cạnh tranh của nó thì hoạt động đánh giá sản phẩm mới cần được thực hiện một cách chi tiết, trong các trường hợp khác, có thể phương pháp đánh giá từ dưới lên như trình bày ở phần trước. Ý tưởng về sản phẩm mới có thể được hình thành từ thị trường địa phương hoặc từ thị trường quốc tế khác. Tùy nguồn gốc hình thành nên ý tưởng sản phẩm mới mà hoạt động đánh giá này được thực hiện ở các cấp độ quản trị khác nhau trong công ty như tại công ty mẹ, chi nhánh hoặc cấp quản trị địa phương, tùy cấp độ quản trị mà mức chi tiết và phương pháp đánh giá cũng khác nhau. Nếu hoạt động đánh giá được thực hiện ở văn phòng công ty mẹ thì những đánh giá này sẽ rất được quan tâm và chủ yếu tập trung vào phương diện chiến lược sản phẩm mới, trong khi đó nếu được thực hiện ở các cấp độ thấp hơn thì có thể là sự kết hợp giữa những đánh giá cả ở tầm chiến lược và tác nghiệp.