Đánh giá sự phù hợp nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự với người chưa thành niên QT và VN

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuhienhlu, 14 Tháng chín 2021.

  1. thuhienhlu * ^^ *

    Bài viết:
    16
    (#1)

    Tên: Đánh giá sự phù hợp giữa nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự với người chưa thành niên Trong luật tố tụng hình sự Việt Namchuẩn mực quốc tế.

    Tác giả: ThhienNg

    Thể loại: Bài luận

    [​IMG]

    Mô tả: Đánh giá sự phù hợp giữa nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự với người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và chuẩn mực quốc tế



    Mục lục

    Mở bài

    I. Khái quát một số vấn đề liên quan đến nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên.. 3

    1. Khái niệm người chưa thành niên.. 3

    2. Các nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên.. 3

    II. Đánh giá sự phù hợp giữa nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự với người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.. 4

    III. Kết luận.. 7

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    Mở bài

    Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn nhân loại trên toàn thế giới, không loại trừ quốc gia nào, dân tộc nào. Ở nước ta cũng vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích liên quan đến trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu đặc biệt là trong thủ tục tiến hành tố tụng, bởi đó là thời điểm mà trẻ em gặp nhiều khó khăn, rất dễ bị tổn thương đang cần giúp đỡ, nhất là về mặt pháp lý. Bởi vậy, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em Bộ luật tố tụng hình sự nước ta đã có quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, nguyên tắc này cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

    I. Khái quát một số vấn đề liên quan đến nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên.

    1. Khái niệm người chưa thành niên.

    Từ quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có thể định nghĩa người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi; chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần; chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

    2. Các nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên. Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên được quy định tại chương XXVIII về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể, căn cứ Điều 414 Nguyên tắc tiến hành tố tụng có các nguyên tắc tiến hành tố tụng sau đối với người dưới 18 tuổi:

    Thứ nhất, bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi;

    Thứ hai, bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi;

    Thứ ba, bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt;

    Thứ tư, tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi;

    Thứ năm, bảo đảm 4 quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi;

    Thứ sáu, bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Thứ bảy, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi. II. Đánh giá sự phù hợp giữa nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự với người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.

    Một số chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em đã được cộng đồng quốc tế trong đó có nước ta chấp thuận, các quy chuẩn này dựa trên sự thừa nhận trẻ em (theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em là người dưới 18 tuổi) cần được hưởng sự quan tâm và bảo vệ đặc biệt phù hợp với độ tuổi, với giai đoạn phát triển và với các nhu cầu cá nhân đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ các quyền của trẻ em. Một số quy chuẩn quốc tế khác tuy có thể có hoặc có thể không có tính ràng buộc pháp lý đối với Việt Nam, nhưng chúng lại có vai trò hướng dẫn cho việc giải quyết vấn đề trẻ em, người chưa thành niên có liên quan tới các vụ án hình sự. Các nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam về cơ bản là phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mọi quy định về nguyên tắc đều dựa trên các chuẩn mực quốc tế, tất cả đều hướng tới bảo đảm quyền lợi của trẻ em. Cụ thể: Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm thủ tục tố tụng hình sự thân thiện và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Nguyên tắc này được quy định dựa trên các quy định của chuẩn mực quốc tế, Khoản 1 Điều 3 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em "Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu"; hay khoản 1 Điều 40 "Các Quốc gia thành viên.. có tính chất xây dựng trong xã hội." ngoài ra còn có Quy tắc 2 (2.2 a) quy tắc Bắc Kinh. Các quy định về thủ tục tố tụng cần bảo đảm sự thân thiện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của người chưa thành niên. Dựa 5 trên các chuẩn mực quốc tế, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015) đã quy định nội dung này như một nguyên tắc của tố tụng hình sự đó là: "Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi." Thứ hai, bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên. Nguyên tắc này cũng dựa trên quy định của chuẩn mực quốc tế, cụ thể là điểm b khoản 2 Điều 40 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (UNCRC) "Mọi điều riêng tư của trẻ em phải được hoàn toàn tôn trọng trong mọi giai đoạn tố tụng", quy tắc 8 quy tắc Bắc Kinh "Về nguyên tắc, không được công bố những thông tin có thể dẫn đến việc nhận dạng người phạm tội chưa thành niên". Việc giữ bí mật cá nhân cho người chưa thành niên rất quan trọng, bởi họ đang ở tuổi phát triển, cần tránh những sự kỳ thị, xa lánh của bạn bè và xã hội khi biết những hành vi mà họ thực hiện. Để lúc họ được tái hòa nhập cộng đồng sẽ nhanh chóng hơn và phát triển bình thường. Do đó, BLTTHS năm 2015 cũng quy định nội dung này tại khoản 2 Điều 414. Thứ ba, bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện, Nhà nước, Đoàn thanh niên và các cá nhân, tổ chức khác. Nguyên tắc này cũng dựa trên các chuẩn mực quốc tế: Tại điểm b khoản 2 Điều 40 UNCRC "Được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về lời buộc tội và nếu thích hợp, được thông báo qua cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của mình, được trợ giúp về mặt pháp lý hoặc những trợ giúp thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày lời bào chữa của mình"; và quy tắc 15 các quy tắc bắc kinh. Việc bảo đảm quyền tham gia của người đại diện, nhà trường, đoàn thanh niên, các cá nhân, tổ chức xã hội khác sẽ đảm bảo cho người chưa thành niên được hỗ trợ về tinh thần, ổn định về tâm lý, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, hạn chế được sự lạm quyền hoặc vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng. Thứ tư, tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người chưa thành niên. Nguyên tắc này dựa trên quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc là "Các Quốc gia thành 6 viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em" vì mục đích đó, người chưa thành niên phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng nào có liên quan đến họ, trực tiếp thông qua người đại diện hay cơ quan thích hợp. Việt Nam tham gia UNCRC năm 1989 và đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, nhất là trong những trường hợp người chưa thành niên phạm tội. Thứ năm, bảo đảm quyền bảo chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người chưa thành niên. Nguyên tắc này được dựa trên quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc đó là "Mọi trẻ em bị tước tự do có quyền được nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý và những trợ giúp thích hợp khác, cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước tự do đó trước một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư khác và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ hành động nào như vậy" và tại quy tắc 15 các quy tắc Bắc Kinh. Dựa trên những quy tắc này, BLTTHS 2015 đã quy định nguyên tắc "bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi tại khoản 5 Điều 414 BLTTHS 2015. Thứ sáu, bảo đảm các nguyên tắc xử lý của bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Dựa trên quy tắc 15 quy tắc Bắc Kinh" những nguyên tắc hướng dẫn cơ bản trong định tội và quyết định biện pháp xử lý ". Đối chiếu với các quy tắc Bắc Kinh thì BLTTHS năm 2015 quy định" bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội "theo khoản 6 Điều 414 Thứ bảy, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người chưa thành niên. Nguyên tắc này được dựa trên quy tắc 20 quy tắc Bắc Kinh:" Mỗi vụ án phải được xét xử nhanh chóng ngay từ đầu, không được có bất kỳ sự trì hoãn không cần thiết nào"7 Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên, hệ thống tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện. Việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của Việt Nam. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phương diện đó là xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, do đó, cần đảm bảo các nguyên tắc được thực thi một cách nghiêm khắc và hiệu quả. Nhược điểm của quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên theo quy định pháp luật tố tụng Việt Nam đó là Công ước và một số quy tắc, hướng dẫn khác đã thể hiện khá đầy đủ và tập trung các quyền cụ thể của người chưa thành niên phạm tội cũng như những lưu ý đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật và việc áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền trẻ em của người chưa thành niên khi các em phạm tội. Tuy nhiên, các quy định theo bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam thì các nguyên tắc được quy định một cách khái quát, mang tính trừu tượng và chưa được cụ thể như các chuẩn mực quốc tế, không có hướng dẫn chi tiết cũng như diễn giải cụ thể về các quy định. Do đó, để hoàn thiện cần phải quy định cụ thể hơn, nghiêm khắc và chi tiết hơn các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa nhất cho người chưa thành niên.

    III. Kết luận.

    Quyền của người chưa thành niên phạm tội là vấn đề nhạy cảm, luôn luôn có nguy cơ bị xâm hại, cho nên việc quy định các nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi cũng như các chuẩn mực quốc tế đã tạo cơ sở vững chắc cho người chưa thành niên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 8

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1989.2. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên, 1985 (các quy tắc bắc kinh). 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.4. Giáo trình tư pháp đối với người chưa thành niên, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb tư pháp, Hà Nội 2020
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...