Review Phim Dáng Hình Âm Thanh - Anime Nhật Bản

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi Huỳnh Thy, 30 Tháng sáu 2021.

  1. Huỳnh Thy

    Bài viết:
    2
    DÁNG HÌNH ÂM THANH

    Tên gốc: 聲の形 (KOE NO KATACHI)

    Đạo diễn: Yamada Naoko

    Kịch bản: Yoshida Reiko

    Hãng sản xuất: Kyoto Animation

    Ngày phát hành: 17/09/2016

    Loại phim: Điện ảnh hoạt hình

    Thể loại: học đường, hoạt hình anime

    Độ dài: 129 phút

    Diễn viên: Irino Miyu, Hayami Saori, Yukivv Aoi, Ono Kenshō, Kaneko Yuki, Ishikawa Yui, Han Megumi, Toyonaga Toshiyuki, Matsuoka Mayu..

    [​IMG]

    I. NHÂN VẬT

    1. Nhân vật chính

    Ishida Shōya: Một bé hiếu động, nghịch ngợm, chuyên bắt nạt bạn bè với thân xác cao lớn của mình, đặc biệt là trêu chọc, cười nhạo cô bé khiếm thính.

    Nishimiya Shōko: Một cô bé khiếm thính bẩm sinh được chuyển vào lớp của Shōya. Cô bé có tính cách trầm lắng, bên trong chứa đựng nhiều nỗi buồn vì không thể giao tiếp với bạn bè bình thường như những người khác, cô phải chịu đựng những ánh mắt kì thị của mọi người xung quanh, cả những lần tra tấn làm tổn thương tinh thần mà Shoya đã bắt cô phải cảm nhận. Dù vậy, cô cũng rất mạnh mẽ vượt qua, sống lạc quan hơn.

    2. Nhân vật phụ

    Sahara: Cô bạn mới của Shōko ngay từ khi Shōko chuyển đến trường. Chính cô cũng là người muốn kết bạn với cô bé khiếm thính. Việc kết bạn với người bị kì thị đồng nghĩa với việc cô cũng phải chịu sức ép của bạn bè.

    Yuzuru: Em gái của Shōko, là người yêu thương, cạnh bên và bảo vệ cô.

    Mashiba: Người bạn thời cấp 3 của Shōya

    Kawai: Người bạn cũ cấp 2 của Shōya

    Nagatsuka: Người bạn mới của Shōya thời cấp 3

    Ueno: Bạn cấp 3 của Shōya

    II. NỘI DUNG

    1. Phản ánh về vấn nạn bạo lực học đường

    Thước phim với những cảnh quay ở ngôi trường cấp hai, một nữ sinh bị khiếm thính là Shōko mới được chuyển đến lớp. Cô đã giới thiệu bản thân mình trước cả lớp thông qua một cuốn sổ tay. Cả lớp đều ngạc nhiên về điều đó cho đến khi trang cuối cùng cô lật qua là dòng chữ "Tớ không thể nghe được.". Thay vì được yêu thương, quan tâm, cô bé cũng chẳng nhận được sự thương hại nào từ bạn bè xung quanh cả. Tất cả ban đầu chỉ nói chuyện thỏa nỗi tò mò của mình về con người của Shōko, đặc biệt là cậu nhóc lớn người Shōya luôn ăn hiếp, bắt nạt cô. Làm đủ trò, hét vào tai cô.. Chỉ riêng Sahara là thật sự kết bạn, trò chuyện cùng cô, muốn học ngôn ngữ ám hiệu để hiểu rõ hơn về Shōko, nhưng vì thế mà cô cũng phải chịu sức ép, lời ra tiếng vào của bọn học sinh trong lớp dẫn đến việc phải chuyển trường. Khi ấy, chỉ còn lại Shōko, cô bé cô đơn, một mình chịu đựng những đau khổ về tinh thần mà Shōya đã gây ra.

    Chỉ trong khoảng 5 tháng kể từ khi Shōko chuyển đến, cô bé đã bị Shōya phá hỏng tám cái máy trợ thính đắt tiền. Mẹ Shōko đã liên lạc với nhà trường về việc con gái bị bắt nạt, Shōya bị bạn bè quay lưng và trở thành đối tượng bị cô lập, sau đó Shōko chuyển trường tới nơi khác.

    2. Sự ân hận của Shōya sau những lỗi lầm gây ra

    Cậu đã quyết định tham gia lớp học Ngôn ngữ ám hiệu, mong được một lần gặp lại Shōko để nói lời xin lỗi. Không ngờ cả hai người học cùng trường cấp ba mà không hay biết. Lúc tình cờ gặp lại Shōko, Shōya đã đuổi theo và nói chuyện, xin được thứ lỗi và muốn được kết bạn với cô bé thông qua Ngôn ngữ ám hiệu. Shōko có chút bất ngờ nhưng người em gái của Shōko là Yuzuru không đồng ý cho chị mình tiếp xúc với Shōya lại lần nào nữa. Nhưng vì Yuzuru thấy được thành tâm của Shōya mà cũng đồng ý và kết thân với cậu.

    Dần dần qua những cuộc gặp gỡ, Shōya cũng gặp được nhiều người bạn hơn. Cậu bắt đầu yêu thương và được yêu thương. Vào một dịp, Shōko đã thay đổi kiểu tóc và mua quà lưu niệm tặng Shōya, cô nói rằng mình thích Shōya (suki) nhưng Shōya lại nhầm thành (tsuki) là mặt trăng. Vì thế, cậu cứ mãi thắc mắc Shōko nói "mặt trăng" là ý nghĩa gì. Cuộc sống Shōya ngày càng tốt hơn, so với những ngày nông nổi thì giờ đây cậu cảm giác được mình đã có được tình bạn, những người bạn cũ cũng đã kết thân lại với cậu.

    3. Biến cố xảy đến vì những mâu thuẫn xưa

    Một hôm, Ueno rủ Shōya đi mua takoyaki, cố tình để cậu gặp lại Shimada - người bạn thân của Shōya hồi tiểu học với hy vọng hai người sẽ thân thiết như xưa, nhưng lại khiến Shōya cảm thấy khó xử. Cho rằng tất cả lỗi lầm là tại Shōko đã khiến tình bạn rạn nứt, Ueno giả vờ muốn chơi đu quay và rủ Shōko đi cùng. Trên cabin, Ueno đã nặng lời sỉ vả và tát Shōko một cái trước khi bước ra ngoài. Ở trường học, Mashiba đột nhiên hỏi Shōya về quá khứ của Shōko, đặt mình vào tình huống của Shōko, cậu cho rằng sẽ không bao giờ tha thứ cho hành động quá đáng đó của Shōya.

    Sau lần đó, Shōya hỏi Kawai có phải do cô nói chuyện hồi tiểu học cho mọi người biết không, Kawai mất bình tĩnh cho rằng Shōya đổ lỗi cho mình nên đã to tiếng khiến mọi người trong lớp nghe thấy, cả Mashiba và Nagatsuka rồi Shōya lại bỏ ra ngoài. Sau giờ học, mọi người tụ tập ở trên cầu và liên tục đổ lỗi cho nhau khiến Shōya khó chịu, cậu lần lượt nói thẳng lỗi của từng người khiến mọi người bỏ về hết, chỉ còn cậu, Shōko và Yuzuru. Sáng hôm sau, Shōya ra sông cho cá ăn nhưng không thấy Shōko ở đó như mọi ngày, mà lại thấy Yuzuru đang khóc và biết được bà của Shōko và Yuzuru vừa qua đời.

    Kỳ nghỉ hè bắt đầu, Shōya cùng Shōko đi chơi ở nhiều nơi để giải tỏa được nỗi buồn trong cô, nhưng cậu vẫn thấy được sự đau lòng bên trong cô bé. Một ngày nọ, Shōya được Shōko mời tới nhà cùng làm bánh tặng mẹ Shōko nhân dịp sinh nhật. Nhờ Yuzuru thuyết phục, mẹ của Shōko đã bỏ qua mọi chuyện trong quá khứ của Shōya và mời cậu cùng đi ngắm pháo hoa ở lễ hội mùa hè. Shōko bỏ về giữa chừng trong khi pháo hoa chưa kết thúc, Shōya cũng về nhà Shōko sau đó vì Yuzuru nhờ cậu lấy giúp máy ảnh, mà cậu thấy Shōko đang leo qua lan can ban công, định nhảy xuống tự sát. Vì cứu Shōko, Shōya đã bị ngã xuống và hôn mê. Trong suốt thời gian Shōya hôn mê, Ueno là người đã túc trực trong bệnh viện để chăm sóc cậu. Bạn bè khi biết Shōko không sao đã rất vui mừng và họ làm lành trở lại.

    Trong khi đang ngủ, cả Shōko và Shōya đều có linh cảm xấu nên đã chạy ra cây cầu bên sông và gặp nhau ở đó, họ nói lời xin lỗi nhau, Shōya hứa cũng sẽ xin lỗi bạn bè sau đó bày tỏ tình cảm với Shōko.. Shōya được xuất viện về nhà, cậu gặp Ueno để cảm ơn vì đã chăm sóc cậu trong bệnh viện, Ueno nói với Shōya rằng khi cậu bị rơi xuống, chính Shimada và Hirose - hai người bạn thân khi xưa đã đưa cậu vào bệnh viện. Khi về nhà, Shōya thấy mẹ mình đang làm tóc cho mẹ của Shōko, còn Yuzuru thì nhờ cậu chỉ giúp bài tập vì không muốn phụ lòng chị gái.

    Kết thúc phim, Shōya đến tham dự lễ hội văn hóa do trường tổ chức. Shōya vẫn không dám ngẩng cao đầu lên nhìn thẳng vào mắt mọi người, nhưng nhờ sự động viên của bạn bè, lần đầu tiên cậu ngẩng cao đầu, lắng nghe âm thanh của mọi người và cảm nhận được niềm vui ở trường học.

    III. NGHỆ THUẬT

    1. Bối cảnh, lời thoại nhân vật, nội dung qua từng phân đoạn

    Bộ phim lấy bối cảnh học đường có màu sắc của những ký ức, hồi tưởng. Khắc họa nhân vật cùng tâm lý thể hiện được chủ đề cũng như vấn nạn học đường, "cảm giác cô độc" và "sự tuyệt vọng". Không những thế, Dáng hình âm thanh phản ánh về tỷ lệ tự sát của người Nhật khi bị dồn vào bước đường cùng, sức ép của xã hội.. Kết hợp với nhiều khung cảnh khác nhau, bộ truyện có thêm nhiều sắc màu tươi mới nhưng vẫn cho thấy được những khó khăn, nỗi lòng của nhân vật qua tính cách, tâm lý, lời thoại.. Khán giả cũng phải xót xa cho những câu thoại qua ngôn ngữ ám hiệu mang nặng tiếng lòng, chẳng hạn câu thoại của Shōya: "Mình có thể làm bạn của cậu không?" hay câu thoại của Shōko: "Nếu từ đầu chúng ta có thể nghe được tiếng nói của nhau, mọi chuyện đáng lẽ đã tốt đẹp hơn.". Nỗi đau của người khiếm thính và nỗi dằn vặt của người cô độc, cả hai từ mâu thuẫn chuyển sang tình bạn rồi lại nhận ra được tình cảm của nhau. Một cô bé khiếm thính là nguyên nhân khiến Shōya chán ghét cuộc sống, sau này lại là mục tiêu để cậu cố gắng là tiếp tục chặng đường tương lai của mình.

    2. Âm nhạc

    Những bản nhạc được lồng vào bộ phim là dạy trình độ kỹ thuật cao. Khớp với những khung hình, phân cảnh, diễn đạt được tâm lý nhân vật. Một cảnh quay được đưa vào bản nhạc sâu sắc thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ khiến khán rơi nước mắt vì giai điệu thắm đượm buồn.

    Tiếng nhân vật được lồng vào cũng phù hợp với cả ngoại hình, tính cách nhân vật, kể cả diễn viên phụ cũng giúp bộ phim trở nên thành công và đặc sắc trong lòng khán giả, thuyết phục với những âm thành chân thực cùng nỗi lòng trĩu nặng.

    3. Giá trị nội dung

    Bộ phim phản ánh được vấn đề xã hội Nhật Bản. Để lại giá trị nhân văn, ý thức được giá trị bản thân, chấp nhận sống hòa nhập. Cuộc sống của mỗi người là riêng nhưng giá trị cuộc sống là như nhau cả, không phải khuyết điểm làm giảm giá trị mà ý thức mới có thể tác động được. Sức ép xã hội thế nào nhưng bản thân là người định đoạt số phận.

    Tình cảm tuổi học trò rất đẹp khi ta nhận ra được chính bản thân mình đang được yêu thương dù khuyết điểm, cùng chia sẻ vượt qua là cách tốt nhất chứ không phải là "tự sát" để cuộc đời thanh thản.
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...