Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) Vài nét về tác giả Sự nghiệp thăng trầm: Nhiều lần dc thăng chức: Tài giỏi Bị giáng chức: Cá tính, ngông Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, Phong cách sáng tác: Mạnh mẽ, có cá tính riêng, luôn khẳng định mình 2. Tìm hiểu chung về tác phẩm Thể loại hát nói: Tự do, mang dấu ấn riêng của tác giả Hcst: Khi NCT cáo quan về quê sống thanh nhàn Bố cục 3 phần phần 1: Ngất ngưởng khi làm quan Phần 2: Ngất ngưởng khi về hưu Phần 3: Quãng đời khi cáo quan về quê: Khẳng định quan niệm sống. Cảm hứng chủ đạo: "Ngất ngưởng" ⇒ gợi hình ảnh: Ở vị trí cao, dễ lung lay ⇒ người "ngất ngưởng" : Người có tài năng xuất chúng, hơn người ⇒ Khẳng định/ đề cao tài năng của bản thân, ngông cuồng, kiêu ngạo⇒ dựa trên năng lực có thực của bản thân. ⇒ Ngất ngưởng thực chất là phong cách sống tôn trọng trung thực, cá tính, không chấp nhận "khắc kỉ phục lễ" uốn mình theo lễ và danh giáo của Nho gia 2. Phân tích tác phẩm 1. Ngất ngưởng khi làm quan Vũ trụ nội mạc phi phận sự câu thơ chữ Hán: Tuyên bố một cách trang trọng -> quan niệm về chí làm trai: Hết thảy chuyện trong trời đất đều là phận sự của ta - Quan niệm làm trai đương thời: "Làm trai phải lạ ở trên đời", "Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông/ Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể" ⇒ Làm trai là phải: Mạnh mẽ, bản lĩnh, khẳng định/ ghi dấu ấn trên đời, cống hiến, làm những việc lớn lao. ⇒ tiến bộ, đúng đắn ⇒ tự tin, bản lĩnh, kiêu hãnh, ý thức trách nhiệm sâu sắc. Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Hi Văn: Bút danh ⇒ Hi: Hi hữu, hiếm thấy; Văn: Văn chương + tự xưng "Ông" ⇒ khẳng định, tự đề cao tài năng hơn người tài bộ: Tài nghệ văn chương hiếm có, hơn người ⇒ giọng khoa trương, kiêu hãnh, nhưng không gây khó chịu Đã vào lồng: Đi làm quan ⇒ sự tù túng, mất tự do NCT chấp nhận đánh đổi cơ hội tự do phát triển tài văn chương của bản thân để ra làm quan vì ông muốn đem tài năng của mình để giúp nước cứu đời. ⇒ yêu nước thương dân với lí tưởng cao đẹp. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên - Liệt kê: Những chức vụ đã từng đảm nhận ⇒ văn võ song toàn - Điệp từ khi + lúc + có khi: Nhiều lần thay đổi chức vụ ⇒ đường công danh lận đận ⇒ khoe khoang sự nghiệp ⇒Tiểu kết: Khoe khoang tài năng và sự nghiệp, thái độ ngông cuồng, bất cần, cá tính 2. Ngất ngưởng khi cáo quan Đô môn giải tổ chi niên Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không tiên, không vướng tục hoạt động thường ngày: Cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa đi ngắm cảnh; đưa ả đào lên chùa bò: Dân dã, nhạc ngựa: Xa xỉ Ả đào: Dung tục, lả lơi, chùa: Chốn trang nghiêm ⇒ kết hợp những thứ hoàn toàn trái ngược, không phù hợp ⇒ kì lạ, quái dị, độc đáo, bất cần, không quan tâm miệng lưỡi thiên hạ quan niệm sống: "Được mất" : "Dương dương" ⇒ dửng dưng, không để tâm, ung dung; "người thái thượng" ⇒ từng trải, sõi đời, thông tuệ, tinh thông ⇒ tự cho mình là người tinh thông thói đời, không quan tâm đến chuyên được mất. "Khen chê" : "Phơi phới ngọn đông phong" ⇒ không để tâm, không bị ảnh hưởng ⇒ không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, sống đơn giản theo bản năng, vui với chính bản thân, ung dung tự tại Khi "ca, tửu, cắc, tùng" : Hoạt động giải trí, vui thú đa dạng, phong phú ⇒ cuộc sống an nhàn, không đơn điệu. "Không Phật, không tiên, không vướng tục" ⇒ Nghĩa 1: Vô thần (số phận ở trong tay mình), không dung tục, thác loạn ⇒ Nghĩa 2: Đánh giá bản thân không phải là tiên/ Phật nhưng vẫn có lối sống thoát tục (không vướng vào hỉ nộ ái ố, tranh đua Hơn thua) ⇒ Phong cách sống: Sống cho bản thân, chính trực, thanh cao ⇒ kì lạ, khác người, mang dấu ấn riêng ⇒ "NGẤT NGƯỞNG". 3. Quan niệm sống ngất ngưởng Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông! điển tích điển cố: Trái, Nhạc, Hàn, Phú ⇒ tự ví mình sánh ngang các nhà hiền triết, nho sĩ, vĩ nhân TQ "nghĩa vua tôi vẹn đạo sơ chung" : Tấm lòng trung quân trước sau như một → củng cố cho quan niệm làm trai ở phần mở đầu Trong triều ai ngất ngưởng như ông! ⇒ câu hỏi tu từ: Khẳng định, đề cao cách sống "ngất ngưởng" → ngất ngưởng ở thái độ đánh giá và công nhận bản thân, sống một cách đầy bản lĩnh, hào hoa lãng tử → vượt ra khỏi chuẩn mực Nho gia thông thường. 4. Tổng kết 1. Về nội dung thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại. 2. Về nghệ thuật thể loại hát nói Giọng khoa trương trào phúng vận dụng điển tích, điển cố 5. Phân tích 6 câu đầu Ngay từ tên đầu bài thơ, hai chữ "ngất ngưởng" đã khiến cho ta cảm nhận được những điều khác lạ của tác giả. Ít có một tác giả nào vào thời đại ấy lại đặt hai chữ "ngất ngưởng" vào ngay cái đề bài thơ. Đó hẳn cũng là một điều ngất ngưởng. Rồi sau đó ngay câu đầu tiên tác giả đã nhận định: Vũ trụ nội mạc phi phận sự Không có việc gì trong nhân gian này, trong vũ trụ này không phải việc của ông. Việc nào cũng là việc của ông. Đó không phải sự kiêu ngạo, sự tự cao mà chính là sự đánh giá đúng nhất về bản thân mình, về sự nghiệp của mình. Không một chút tự ti, ông đã đứng lên chỉ rõ vai trò to lớn của mình, chẳng phải ông đã nói rằng: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Đó sao? Nhưng cũng chính vì cái phận sự đó, phải có cái danh với đời, với người đó lẽ ra ông phải sung sướng khi được ra làm quan, làm người cai quản, trông coi cuộc sống cùa nhân dân, nhưng không ông coi như khi đó ông đã "vào lồng". Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Tại sao được làm công việc mình mong muốn, ao ước mà ông coi như sự đè nén, gò bó. "Cái lồng" ở đây chính là cái bộ máy, cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cái xã hội mà việc đổi trắng thay đen, sự ganh ghét, đố kỵ xảy ra như cơm bữa. Khi bước chân vào chốn quan trường cũng là lúc Nguyễn Công Trứ biết rằng ông sẽ bị chi phối, sẽ phải làm những việc mà bản thân không muốn. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ biết rằng một mình ông thì đâu có thể thay đổi nổi một chế độ đã tồn tại lâu đến như vậy. Tuy nhiên trong câu thơ này, Nguyễn Công Trứ vẫn thể hiện được cái "ngất ngưởng" của mình. Ông đã dám gọi chốn quan trường, xã hội lúc bấy giờ là cái lồng. Đó gần như một cái tát vào mặt bộ mấy quan lại, triều đình vì trước nay có ai dám ngông cuồng như vậy. Trong xã hội phong kiến cũng không ít những nhà nho tiến bộ, những người có ý tưởng phản kháng lại chế độ. Nhưng cũng chẳng mấy ai dám khẳng định lại điều đó trước toàn thể mọi người mà nhất là trên giấy trắng mực đen như Nguyễn Công Trứ. Đó phải chăng chính là sự phá cách của Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Công Trứ có được sự "chơi ngông" đó cũng bởi một phần ông biết là ông có tài, điều đó chẳng cần giấu giếm: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Một lần nữa Nguyễn Công Trứ "ngất ngưởng", lần này ông "ngất ngưởng" vì hãnh diện về cái tài của ông. Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được rất rõ cái tôi của mình trong câu thơ này. Nhưng cũng chính vì có tài, lại mang những tư tưởng tiến bộ nên Nguyễn Công Trứ đã không ít lần phải "lên voi, xuống chó" : Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên . Đó cũng là điều dễ hiểu trong chốn quan trường đầy ghen ghét đố kỵ, mưu hại lẫn nhau. Nguyễn Công Trứ tỏ ra rất thản nhiên đón nhận điều đó. Điệp từ "khi.. khi" tuy dồn dập nhưng lại mang hơi thở bình thản, đón nhận một cách tự nhiên, vì vậy mà ông cũng đã nói: Được mất dương dương người tái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong Với Nguyễn Công Trứ, sự nghiệp là quan trọng nhưng ông cũng không quá coi trọng danh lợi. Với ông dù làm ở vị trí nào miễn là được đem sức giúp đời, giúp dân là ông đã thỏa được cái chí làm trai. Đó cũng chính là sự khác biệt của ông với quan lại bấy giờ và thể hiện được sự "ngất ngưởng" của ông. Bài ca ngất ngưởng như một câu chuyện kể về cuộc đời của tác giả Nguyễn Công Trứ. Nhưng qua đó ta lại thấy hiện lên hình ảnh một con người, với chí làm trai cao cả, một cái tôi sánh ngang với trời đất, một sự "ngất ngưởng" không hề gây khinh ghét mà là cả một sự đáng kính nể, khâm phục.