Dàn ý: Từ câu nói của Mát - Xen Pruts kết hợp với bài Người lái đò sông Đà

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi luiss462, 8 Tháng một 2023.

  1. luiss462

    Bài viết:
    8
    Dàn ý: Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruts cho rằng: "Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới". Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tùy bút "Người lái đò sông Đà", hãy làm rõ quan niệm nghệ thuật của Mác-xen Pruts.

    1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

    2. Giải thích ý kiến của Mác-xen Pruts

    - "Cuộc thám hiểm thật sự" : Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và đấy bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực.

    - "Vùng đất mới" : Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới).

    - "Đôi mắt mới" : Cái nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới mẻ

    =>Hàm ý câu nói trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều tất yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống. Là phản ánh chân thực, thấu đáo bản chất của hiện thực cuộc sống mà còn ở những điều mới mẻ người nghệ sĩ gửi gắm, kí thác vào tác phẩm nghệ thuật của mình.

    3. Bài luận

    - Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ giống như "cuộc thám hiểm thực sự". Nếu dấn thân vào "vùng đất mới" mà nhà văn không có cách nhìn, cách cảm thụ đời sống mới mẻ thì cũng không thể tạo nên tác phẩm nghệt thuật có giá trị đích thực.

    - Dù viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện, nhà văn vẫn thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc.

    - Nếu nhà văn có "đôi mắt mới", biết nhìn nhận con người và đời sống giàu khám phá, phá hiện lại tiếp cận với một "vùng đất mới", thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao.
    Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của "đôi mắt mới" nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của "vùng đất mới" trong thực tiễn sáng tác.

    - Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo nhà văn phải bám sát và hiện thực đời sống, trau dồi tài năng, bản lĩnh (sự tinh tế, sắc sảo.), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người vad cuộc đời.) xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ.

    4. Chứng minh qua tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân

    - Viết về thiên nhiên vùng núi Tây Bắc-một dòng sông độc đáo, Nguyễn Tuân đã bắt sông Đà phải nổi sóng, nổi gió.

    - Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà không phải là một cảnh trí thiên nhiên vô tri vô giác mà là một sinh thể sống động, một nhân vật đầy sức sống, các cá tính, có tâm trạng khá phức tạp. Tác giả gọi đó là tính cách vừa "hung bạo" vừa "trữ tình".

    - Nguyễn Tuân đã huy động nhiều nguồn kiến thức thuộc nhiều ngành khác nhau trong trang văn của mình.

    - Con sông Đà trở thành "chất vàng" của thiên nhiên Tây Bắc, mang vẻ đẹp độc đáo không giống bất kì con sông nào qua ngòi bút tài tình của nhà văn họ Nguyễn.

    - Thiên nhiên sông Đà trở thành bức phông nền làm nổi bật vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc. Viết về người lao động mới thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Tuân tìm thấy ở người lái đò "chất vàng mười đã qua thử lửa". Người lái đò không chỉ nhìn nhận ở phương diện của một chiến sĩ, một người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác. Họ là những người anh hùng vô danh trên mặt trận sông nước đang từng ngày, từng ngày góp phần xây dựng đất nước.

    - Dù là thiên nhiên hay con người thì Nguyễn Tuân vẫn luôn khai phá ở phương diện thẩm mĩ.

    5. Đánh giá khái quát

    - Nếu có "đôi mắt mới", cách nhìn mới thì cho dù có viết về "vùng đất cũ" nhà văn vẫn tạo được những áng thơ, thiên truyện độc đáo, có giá trị, có phẩm chất và cốt cách văn học, có sức lay động lòng người, có khả năng sống mãi với thời gian.

    - Nhận định đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nghệ thuật, đồng thời khẳng định vị trí, tài năng của tác giả và giá trị, sức sống lâu bền của tác phẩm qua sự sáng tạo riêng mới mẻ, độc đáo của mỗi tác phẩm.

    - Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời và cảm nhận cuộc sống ở bề sâu mới có thể phát hiện ra những điều mới mẻ nằm trong những chất liệu quen thuộc của thực tại. Người nghệ sĩ cũng cần phải có cá tính sáng tạo thể hiện bản sắc riêng của mình vào tác phẩm từ đó góp cho văn chương những điều mới mẻ. Để làm được điều đó người nghệ sĩ phải có tài năng, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp.

    - Qua tác phẩm người đọc nắm bắt được hiện thực đời sống, khám phá cái nhìn, cách cảm nhận mới mẻ mang phong cách riêng của người nghệ sĩ.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...