Dàn ý: Phân tích nổi nhớ thiên nhiên và người lính trong 14 dòng thơ đầu ở bài thơ Tây Tiến

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Bé Bẹp, 11 Tháng mười một 2022.

  1. Bé Bẹp

    Bài viết:
    1
    Đề: Phân tích nổi nhớ thiên nhiên và người lính trong 14 dòng thơ đầu ở bài thơ Tây Tiến

    BÀI LÀM

    MB:

    - Quang Dũng là bài thơ xuất sắc tiêu biểu của thơ ca kháng chiên chống Pháp. Thơ ông viết nhiều về hình tượng người lính, có phong cách nghệ thuật hào hoa, lãng mạn, hồn hậu và phóng khoáng.

    - Tiêu biểu cho phong cách và đề tài là bài thơ Tây Tiến. Cả bài thơ là nổi nhớ bao trùm về thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến.

    - 14 dòng thơ đầu Quang Dũng đã ghi lại nổi nhớ sâu sắc về đồng đội và thiên nhiên.

    TB:

    Sau 1 năm hoạt động tại đơn vị Tây Tiến, Quang Dũng sang binh đoàn Pháp, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết bài thơ ghi lại nổi nhớ của mình. Đơn vị TT được thành lập vào năm 1947 có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào. Thành phần là những người lính xuất thân từ Hà Nội gồm học sinh, sinh viên, trí thức có tâm hồn lãng mạn yêu đời, phóng khoáng, hào hoa, sống có lý tưởng


    14 dòng thơ

    + Mở đầu dòng thơ là một tiếng gọi tha thiết khẳng định nổi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ về con sông Mã và đoàn binh Tây Tiến

    + Sông Mã là một địa danh quen thuộc trải dài miền Tây nước Việt rất dữ dội, hùng vĩ là chứng nhân lịch sử, cùng là con sông anh hùng thời chống Pháp.

    + Tây Tiến – đơn vị mà Quang Dũng đã từng gắn bó một năm trong vai trò là đại đội trưởng

    + Câu cảm thán từ 'ơi' tiếng gọi tha thiết thân thương về một hiện thực đồng đội và sông Mã đã xa khiến nhà thơ rất nhớ

    + Câu 2 điệp từ nhớ kết hợp với từ láy 'chơi vơi' đã nhấn mạnh nỗi nhớ cháy bỏng thường trực không định hình, khó khăn nắm bắt lâng lâng bao trùm cả không gian, thời gian và tâm trí của nhà thơ

    - > Hai dòng đầu là cảm hứng chủ đạo của bài thơ

    - 6 dòng tiếp: Nổi nhớ về thiên nhiên Tây

    Trước hết Quang Dũng nhớ về địa danh nơi đây. Địa danh là những tên gọi miền đất xa lạ, hoang vu, vắng vẻ, nguy hiểm, đầy bí ẩn SÀI KHAO, MƯỜNG LÁT

    + Màn sương dày đặc bao phủ, che khuất núi đồi vào buổi sáng, chiều thì gợi không khí âm u lạnh lẽo, ảm đạm, những cái rét cắt da cắt thịt người lính. Bên cạnh đó sương còn che lấp những chẳng đường hành quân khiếp người lính phải gặp vô vàn những nguy hiểm khi trèo núi vượt đèo ' đoàn quân mỏi'

    + Nếu câu thơ trên gợi sự khắc nghiệt thì câu dưới đem lại sự bình yên, lãng mạn tại MƯỜNG LÁT hoa về trong đêm hơi.

    + Hoa về những bó đuốc bập bùng lúc ẩn lúc hiện trong đêm giúp người lính tìm đường hành quân và trở về những bản làng bình yên, câu thơ ý thơ là nổi nhớ về nét lãng mạn đậm chất hào hoa của Quanh Dũng.

    - > Hai câu thơ vừa tả cái hùng vĩ vừa tả cái thơ mộng của thiên nhiên vừa huyền ảo lung linh

    +4 dòng sau: Là những nét vẽ khá gân guốc của Quang Dũng về thiên nhiên Tây Tiến. Được xemm là tuyệt bút của Quang Dũng

    + Để tả được độ cao, hiểm trở của con dốc, nhà thơ đã sử dụng hàng loạt những từ láy, nghệ thuật đối lập, từ ngữ giàu hình ảnh nhân hóa kết hợp thanh trắc - bằng. Khúc khuỷu, gập ghềnh gợi những con dốc cheo leo, cao, ở bên triền núi và gấp khúc liên tục

    + xuống thăm thẳm: Gợi độ sâu hun hút, không có đáy cùng điệp từ dốc cho thấy những con dốc nối tiếp nhau tạo thành hình xiên quạt

    + Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống điệp từ, số từ, nhịp 4/3 như bẻ đôi đột nhiên diễn tả dốc núi vút lên rồi đổ xuống gần như thẳng đứng nhìn lên thì chót vót, nhìn xuống thì thăm thẳm

    + 'Cồn' Quang dũng đặc tả những cồn mây những đỉnh núi cao chót vót, heo hút. Người lính khi lên được ngọn núi cao nhất ngỡ như mình chạm đến trời

    + SÚNG NGỬI TRỜI: Độ cao của núi kỳ vĩ sánh ngang với trời; tư thế tầm vóc lớn lao, vũ trụ; cách miêu tả tinh tế độc đáo, thú vị khi Quang Dũng muốn làm nổi bật lòng dũng cảm

    Gợi ra sự hóm hỉnh, tinh nghịch của người lính cách viết rất gần gũi: Bên cạnh sự dũng cảm bất khuất hiên ngang người lính còn rất lãng mạn và hóm hỉnh

    + Nhà ai pha luông mưa xa khơi

    Sau chặng đường dài hành quân vất vả gập ghềnh đầy gian lao người lính đã chinh phục đỉnh cao nhất. Đứng trên đỉnh cao ấy họ phóng tầm nhìn ra pha luông bắt gặp bức tranh nên thơ lúc ẩn lúc hiện trong sương khói trong màn mưa]

    Thanh Bằng: Tâm hồn người lính thoải mái lãng mạn của người lính

    - > 6 dòng thơ đã cho thấy trí tưởng tưởng rất bay bổng về một miền đất xa xôi hoang sơ, hùng vĩ nhưng rất đời và trữ tình. Qua cách nhìn của chàng trai hào hoa, đa tình.


    - 6 dòng tiếp theo: Hình ảnh người lính Tây Tiến

    + Sự hi sinh của đồng đội vì quá gian nan vất vả

    + Gợi thân thiết chân thành tôn trọng tình bạn

    + nói tránh: Không bước nữa, bỏ quên đời

    Cách viết vừa khẳng định cái chết đau đớn đau xót, chết vì những chặng đường hành quân, gian khổ họ là những liệt sĩ của dân tộc. Cái chết đã ra đi rất thanh thản như đã hoàn thành ý tưởng sống

    + Viết về đồng đọi nhưng không hề né tránh hiện thực. Bút pháp tả thực làm nổi bật hiện thực khốc liệt của chiến tranh

    - > sự tếu táo, tinh nghịch, dũng cảm, gan dạ

    + Thiên nhiên là những mối nguy hiểm rình rập đe dọa người ở mọi lúc mọi nơi. Thời điểm chiều chiều, đêm đêm thác gầm thét đe dọa, hổ báo cọp beo rình rập

    + Cọp trêu người: Người lính rất quen thuộc với tình huống này. Đối với họ thiên nhiên không đủ sức để làm khó họ. Không hề sợ sệt mà thậm chí còn xem đó là một thú vui. Chỉ có những chàng trai Hà Thành tâm hồn lạc quan lãng mạn mới có cách nhìn thú vị đến thế

    + Nhớ về những kỷ niệm đẹp của người lính với người dân, tình quân dân ấm áp

    + Những bữa cơm đầu mùa thơm hương nếp mới: Mùa em thơm nếp xôi

    Bữa cơm ấy là cơm của tình quân dân gắn liền với cách dùng từ đầy sáng tạo của Quang Dũng

    - > Sáng tạo mùa em, mùa của nếp, mùa của sự giao lưu vui vẻ, mùa hạnh phúc yên vui

    - > Thán từ ' Nhớ ôi' gợi cảm xúc về nổi nhớ trào dâng không thể kìm nén được khi nhớ về những kỷ niệm ấm áp những tình cảm chia ngọt sẽ bùi

    ĐÁNH GIÁ: Đoạn thơ có giá trị sâu sắc qua nổi nhớ của mình Quang Dũng diễn tả được thiên nhiên Tây Tiến vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa mĩ lệ trữ tình, hình ảnh người lính dũng cảm hào hùng, lãng mạn, vừa tinh nghịch, dí dỏm

    Bài thơ rất thành công nhờ nhà thơ sử dụng đa dạng các thủ pháp: Biện pháp nhân hóa, ngôn từ giàu hình ảnh. Vì thế câu thơ có chất hoa chất nhạc với bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Quang Dũng đã tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên và người lính bằng đôi mắt của một tri thức lãng mạn yêu đời

    KB:

    Đoạn mở đầu đem đến một cái nhìn khách quan cho cả bài thơ về cảm xúc hình tượng và phẩm chất của nhà thơ

    14 dòng đầu rất xứng đáng được đánh giá là tuyệt bút của Quang Dũng góp phấn làm nên thành công của Quang Dũng để bài thơ đi cùng năm tháng
     
    PUNPUN246 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...