* Dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) + Hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc - Năm 1963, khi tác giả đang học tập ở nước Nga - Từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm + Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn kí ức: Khổ 1. - Điệp ngữ: "1 bếp lửa" - Từ láy: Chòm vòm - >Hình ảnh bếp lửa sống động, gần gũi trong mỗi gia đình Việt - >Gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, tấm lòng người bà + Gợi những kỉ niệm tuổi thơ bên bà - Gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: "Đói mòn đói mỏi", "mẹ cùng cha công tác", "giặc đến đốt làng" - > Gian khổ chung trong kháng chiến chống Mĩ Âm thanh tu hú: 5 lần: Khắc khoải, giông giả, mơ hồ---Gợi không gian buồn lắng * * *Nhấn mạnh tâm trạng người cháu - Được sống trong tình yêu, sự đùm bọc trọn vẹn của bà: Kể chuyện, bảo, chăm, dạy. - > Tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương, sự chăm chút, chỗ dựa tinh thần cho cháu-> Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam + Suy nghĩ về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa - "Rồi.. dai dẳng" : Hình ảnh bếp lửa -> Ngọn lửa mang ý nghĩa ẩn dụ: Ngọn lửa của tình yêu thương của ý chí, nghị lực và niềm tin-> ý chí, niềm tin của cả 1 dân tộc. - "Lận đận.. tuổi thơ" : Điệp từ "nhóm" mang nhiều ý nghĩa khác nhau Câu 1: Lửa cháy, nấu chín thức ăn, xua tan giá lạnh Những câu còn lại: Nhóm, khơi dậy tình yêu thương, sự sẻ chia, đoàn kết và những ước mơ tuổi trẻ - "Ôi.. lửa" : Câu thơ cảm thán, cấu trúc đảo --- Kì lạ: Không chỉ nhóm bằng vật liệu thông thường mà còn được nhóm bằng tình yêu thương * * *Thiêng liêng: Biểu tượng tình bà cháu, quê hương, đất nước, cội nguồn + Nỗi nhớ: Khổ cuối - Lời tự bạch: Khoảng cách thời gian, không gian, cuộc sống hiện đại không làm người cháu quên được ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa, người bà, quê hương - > Đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn" - Câu hỏi tu từ -> khắc khoải, thường trực, da diết + Đáng giá: - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bàn luận, xây dựng hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa biểu tượng - > Tình cảm của người cháu ở phương xa - > Triết lí thầm kín: Những kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ luôn có sức lan tỏa, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời
Bếp lửa Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!" Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.. Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.. Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa? Nguồn: 1. Hương cây - Bếp lửa, NXB Văn học, 1968 2. Bằng Việt, Bếp lửa, NXB Văn học, 2005 3. Bằng Việt, tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, 2010 * Cảm nhận: Sau khi đọc bài thơ này có lẽ sẽ có ai đó trong chúng ta bùi ngùi xúc động, nhớ về tuổi thơ của mình. Một tuổi thơ cùng mẹ vừa luyên thuyên vừa thổi cơm bên bếp lửa vào những buổi chiều tà, một tuổi thơ cùng lũ bạn tranh nhau những củ khoai còn nóng hổi vừa được lấy từ trong đống củi còn đỏ lửa trong cái bếp ấy hay một tuổi thơ cùng bà ngồi sưởi ấm bên bếp lửa vào những đêm đông giá rét. Kể cả tuỏi thơ của bạn không có hình của chiếc bếp lửa xa lạ ấy nhưng bất giác trong đầu bạn hẳn sẽ nghĩ đến người bà của mình, người bà đã từng tần tảo sớm hôm, người bà bảo bạn béo nhưng ngồi trong mâm cơm vẫn luôn gắp thêm thịt cho bạn. Bà giản dị và mộc mạc lắm nhưng bà một phần của tâm hồn cháu!