I. Mở bài: - Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. II. Thân bài 1. Hiếu thảo là gi? - Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà, cha mẹ, hay với những người có công dưỡng dục mình. - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả và thờ phụng sau khi họ qua đời. 2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào? - Lòng hiếu thảo không chỉ được thể hiện qua thái độ, lời nói mà còn qua hành động cụ thể: + Cung kính và tôn trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn, tinh thần được yên tâm. =Lấy dẫn chứng. + Hương khói cho cha mẹ khi họ qua đời. - Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. - Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên. (HS có thể lấy dẫn chứng qua các tấm gương trong đời sống từ xưa đến nay) 3. Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ? - Lòng hiếu thảo thể hiện lòng tri ân sâu sắc và lối sống nghĩa tình của dân tộc trong bao đời nay. Ông bà, cha mẹ là người đã sinh thành, dưỡng dục, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. - Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. + Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. + Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, "chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm". + Khi con ốm đau, mẹ quên ăn, quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. + Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha. + Khi con đã lớn lên: Từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. + Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo. - Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức trong đời sống văn hóa người Việt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa. Đạo hiếu là gốc rễ của đạo làm người. Một nhà văn phương Tây đã từng khẳng định: "Trong các điều xấu ác, bất hiếu là điều lớn nhất; trong các điều thiện – hiếu thảo là điều thiện lớn nhất". - Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ "hiếu". Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức củacon người. Là thước đo giá trị đạo đức, nhân cách của một con người. - Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. - Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn. Hiếu thảo với cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái. Có cho đi mới được nhận lại. Bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống này. Hôm nay phụ nghĩa mẹ cha Ngày mai nghiệp chướng ắt là tạo ra Ở đời bất hiếu mẹ cha Ấy là nghịch tử xót xa thế trần - Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỉ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm. - Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quổc. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước. 4. Mở rộng - Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đặc biệt là giới trẻ, không thiếu những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, sống chỉ biết mình, không nghĩ đến cha mẹ, thậm chí còn giết cả cha mẹ. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. - Chữ Hiếu, đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất: Khi cha mẹ sống đối xử thậm tệ, chết đi làm ma rất to, xây mộ, lăng, đốt vàng mã.. - Có là nhận thức lệch lạc, sai lầm: Trách móc cha mẹ không cho ta cuộc sống đầy đủ.. 5. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo? - Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ mọi nơi mọi lúc, qua mọi lời nói, hành động, cử chỉ - Bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già - Yêu thương anh em trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo - Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội. III. Kết bài - Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ - Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay