Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội: Đức tính khiêm nhường

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi magic.vacation, 4 Tháng sáu 2023.

  1. magic.vacation

    Bài viết:
    12
    Dàn ý 1

    I. Mở bài:

    – Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

    II. Thân bài:

    1. Giải thích: Đức tính khiêm nhường:

    – Khiêm nhường là khiêm tốn và nhường nhịn trong quan hệ đối xử, không khoe khoang, không tranh giành, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời.

    Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường:

    Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

    – Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

    – Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

    Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói.. trong các mối quan hệ:

    –Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ.. Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.

    – Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo.. Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.

    2. Ý nghĩa: Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

    – Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.

    – Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

    – Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.


    3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

    a. Thực trạng:

    - Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

    – Những người có tính tự kiêu tự nhận mình giỏi, có tài năng học thức, luôn khoe khoang bản thân không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

    – Người không biết khiêm nhường, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.

    Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

    Cũng cần phải thấy rằng: Khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực bản thân.


    4. Bài học nhận thức và hành động: Để rèn luyện đức tính khiêm tốn và giản dị trong cuộc sống:

    –Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.

    – Chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.


    III. Kết bài:

    Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.

    – Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần rèn luyện để có được đức tính tốt đẹp ấy.

    – Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì ta sẽ trở thành tâm điểm sáng.


    [​IMG]

    Dàn ý 2

    I. Mở bài:

    – Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường. "Khiêm nhường một phân, tôn quý vạn phần"! (danh ngôn)

    – Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

    - Trong xã hội ngày nay, khiêm nhường là một bản chất luôn cần có trong mỗi con người.


    II. Thân bài:

    1. Giải thích: Đức tính khiêm nhường:

    – Khiêm nhường là khiêm tốn và nhường nhịn trong quan hệ đối xử, không khoe khoang, không tranh giành, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời.

    Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường:

    – Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

    – Người khiêm nhường thường hay tự cho mình là kém, biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân; còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

    – Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

    – Không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp, nên kết giao được với nhiều người.

    – Người khiêm nhường không đề cao mình và hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn, nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc.

    Một người khiêm nhường thực sự có nhận định trung thực về giá trị bản thân của mình, công nhận hững ưu điểm và cũng như những khuyết điểm nào mà mình có. Nhưng quan trọng hơn thế nữa, người khiêm nhường cũng nhìn nhận giá trị của người khác. Qua thái độ nhìn nhận giá trị người khác, người khiêm nhường thực sự bày tỏ sự tôn trọng và lòng quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của người xung quanh mình, đặt những điều này lên trên quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của chính bản thân mình.

    - Một người khiêm nhường đúng nghĩa, không cần phải tự hạ bệ mình xuống, không cần phải đánh giá thấp về chính bản thân mình. Một người khiêm nhường thực sự không bận rộn nói về mình, khoe về sự hạ mình qua những câu như tôi chẳng ra gì, tôi chẳng có tài cán chi, nhưng người đó thường bày tỏ sự quan tâm đến người chung quanh, lắng nghe những nhu cầu và nguyện vọng của người khác, cũng như tạo ra những dịp thuận tiện hay nhường lại những cơ hội để người khác có thể thăng tiến.

    - Người khiêm nhường thực sự không quan tâm lắm đến việc xem xét mình đã đạt đến mức độ nào trong nấc thang khiêm nhường, cũng không bận rộn nói về chính mình hay khoe khoang về thái độ khiêm nhường của mình. Khiêm nhường là sẵn sàng bước xuống, để nhường cho người khác có thể bước lên, như Kinh Thánh có diễn tả: Đừng làm việc gì để thỏa mãn tham vọng cá nhân hoặc tự đề cao, nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình.

    - Khiêm nhượng không có nghĩa là yếm thế, nhu nhược, nhưng hoàn toàn ngược lại, người khiêm nhượng có tấm lòng can đảm, hào hiệp và sẵn sàng hi sinh cho tha nhân. Khiêm nhường không dính líu gì đến địa vị hay cấp bậc của một người trong xã hội. Một người ở địa vị thấp kém vẫn có thể kiêu ngạo, và ngược lại, một nhà học giả uyên bác vẫn có thể rất khiêm nhường, bởi vì khiêm nhường không phải là tự hạ bệ mình xuống,

    Nhưng là biểu hiện của sự tôn trọng và lòng quan tâm đến với tha nhân.

    - Khiêm nhường đi song hành với tình yêu thương, hay nói một cách khác, các bạn và tôi không thể yêu thương một người mà đồng thời lại lên mình, kiêu ngạo, lấn lướt người đó được.


    2. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

    - Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn.

    - Khiêm nhường gây được thiện cảm với người xung quanh, tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Một học sinh khiêm nhường sẽ tập hợp được sức mạnh trí tuệ quanh bạn giúp việc học tập tốt hơn, đẩy mạnh các phong trào trong lớp.

    - Người biết khiêm nhường sẽ học tập được nhiều điều hay của người khác. Nghe nhiều hơn nói là hành động khéo léo của người khôn ngoan. Người không khiêm nhường, tự cao tự ái, khiêu ngạo sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi bất cứ ai. Từ đó kiến thức sẽ bị thu hẹp nẩy sinh thành kiến, đố kị và dẫn đến thất bại.

    - Khiêm nhường cũng là cách giúp bản thân thoát khỏi dục vọng danh lợi và tham lam. Mà một người có thể đứng ngoài danh lợi, khi đó họ sẽ có thể nhìn được càng cao, hiểu được rộng hơn những người khác. Người chịu cúi thấp mình hơn người khác không hẳn đã là người chịu thiệt. Họ là những người hiểu rõ bản thân mình, là người biết cách dựa vào chính thực lực của mình mà đi lên. Họ hiểu rõ, làm người thì càng ung dung điềm đạm sẽ càng được đi xa thêm..

    - Người có thể giữ được sự khiêm nhường, ôn hậu, điềm tĩnh cũng sẽ giống như đại địa, vĩnh viễn coi mình thấp hơn người khác, là bàn đạp cho người khác phát triển nhưng lại không có ai dám phủ nhận sự vĩ đại của họ. Người có thể giữ được sự khiêm nhường cũng như biển lớn, có thể dung nạp trăm sông nghìn suối, bất luận nước trong hay đục. Nước chịu mình ở chỗ thấp mà không tranh giành nhưng lại có thể dung nạp được vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật. Biển lớn chịu mình thấp hơn sông suối nhưng nào ai dám phủ nhận sự thâm sâu của biển?


    3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

    - Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

    - Những người có tính tự kiêu tự nhận mình giỏi, có tài năng học thức, luôn khoe khoang bản thân không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

    – Người không biết khiêm nhường, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.

    - Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

    - Cũng cần phải thấy rằng: Khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực bản thân.

    - Khiêm nhường ở đây không có nghĩa là bạn phải hạ thấp giá trị bản thân mình, buông bỏ đi ý chí tiến thủ của mình, mà là ngược lại. Một người càng có ý chí tiến thủ thì càng hiểu được giá trị của sự tu dưỡng tâm tính, hiểu được giá trị của sự khiêm nhường. Khi gặp cảnh đường chật, ngõ hẹp nhường người một bước, có thể vì người mà suy nghĩ, thì đó lại chính là cảnh giới của người nhìn xa trông rộng.


    4. Bài học nhận thức và hành động: Để rèn luyện đức tính khiêm tốn và giản dị trong cuộc sống:

    - Khiêm nhường xuất phát từ chữ lễ, mà trong chữ lễ thì trung chính đóng vai trò cốt tử. Vì vậy, chữ trung chính cũng đóng vai trò trọng yếu trong tính khiêm tốn. Điều này hàm ý rằng, để rèn luyện được tính khiêm nhường, vai trò trong việc nhận thức và ứng xử một cách đúng vị, đúng mực, đúng lúc và đúng nơi là vô cùng quan trọng.

    - Trong cuộc sống không có gì là hoàn toàn lí tưởng tuyệt đối, bất công bằng là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc rèn chữ nhẫn là yêu cầu trước tiên cần phải được chú ý thực hiện.

    - Rèn luyện tính khiêm nhường phải được thực hiện trong cuộc sống thường ngày, từ những việc nhỏ nhất. Ngạn ngữ của Nga có câu: "Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và tính cách sẽ quyết định số phận"; cộng với tinh thần cầu tiến, luôn luôn học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngừng hoàn thiện nhân cách, kiên tâm trì chí chúng ta sẽ rèn được đức tính khiêm nhường.

    - Tính bốc đồng là một trạng thái tình cảm phải hết sức cảnh giác. Chính nó dễ làm cho chúng ta, từ một người điềm đạm, khiêm nhường bỗng chốc trở nên kiêu căng, tự phụ, ăn nói thiếu giữ gìn lúc nào không biết. Chúng ta dễ trở nên bốc đồng khi chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lí lúc tiếp nhận những tình huống "thuận lợi bất ngờ như: Được nâng lương, đề bạt, trúng số, nhận thừa kế và cả trong khi rượu bia, yến tiệc no say.

    - Tuy không đồng nhất nhưng lại có mối liên quan hết sức chặt chẽ với tính khiêm nhường đó là tính trung thực. Trung thực với mình, trung thực với người cũng là biểu hiện một phần của tính khiêm tốn. Vì vậy, cần phải rèn luyện tính trung thực, như một sự bổ trợ cần thiết cho tính khiêm nhường.

    - Mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu" thắng không kiêu, bại không nản "trên suốt hành trình tranh đấu, vượt qua mọi khó khăn và thành công nhất thời để vươn tới mục tiêu cao đẹp cuối cùng.


    III. Kết bài:

    - Người xưa thường ví:" Người khiêm nhường giống như nước vậy". Vì nước mềm mại nhưng cũng rất ôn hòa, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là ở nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời. Những người khiêm nhường cũng như nước. Đối với họ được mà không hoan hỉ, mất cũng không ưu phiền, vinh mà không kinh động, nhục cũng không bận lòng. Họ thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. Vẻ ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền lành đức độ.

    - Vậy ta hãy thử thay đổi một chút cách nhìn nhận các vấn đề, rồi tự nhủ với bản thân hãy sống làm người khiêm nhường, đức độ để cuộc sống luôn luôn vui vẻ, nhẹ nhàng. Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì ta sẽ trở thành tâm điểm sáng chói.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng sáu 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...