Dàn ý đề bài: Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi hoanganh79, 9 Tháng bảy 2021.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    Đề bài: Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

    Tìm ý:

    - Ý 1: Vẻ đẹp ngoại hình.

    - Ý 2: Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất.

    * Luận điểm 1: Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu th con hết mực, giàu lòng hiếu thảo.

    * Luận điểm 2: Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng.

    * Luận điểm 3: Vũ Nương là người phụ nữ giàu lòng tự trọng.

    =>Vũ Nương có vẻ đẹp lí tưởng, mang tính truyền * thông của người phụ nữ Việt Nam xưa.

    Lập dàn ý:

    A) Mở bài:

    Nguyễn Dữ là một nhà văn tiến bộ, lần đầu tiên đưa hình ảnh người phụ nữ vào những trang Văn học trung đại. Nhân vật Vũ Nương - một người phụ nữ bình dân nhưng có một vẻ đẹp lí tưởng đã được nhà văn trân trọng, thể hiện qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương - một áng "thiên cổ kì bút".

    B) Thân bài:

    *Luận điểm chính: Vũ Nương là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh vẹn toàn.

    - Ý 1: Vũ Nương là người phụ nữ có tư dung tốt đẹp.

    Vũ Nương hiện ra là một người phụ nữ bình dị, dịu hiền.

    => Không có một nét tả cụ thể nào, vậy mà người đọc vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sức cuốn hút của nàng.

    - Ý 2: Vẻ đẹp phẩm hạnh ở Vũ Nương

    *Luận điểm 1: Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu thương con hết mực, giàu lòng hiếu thảo.

    - Trương Sinh xã nhà ra chiến trận, Vũ Nương một mình gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình.

    - Biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, Vũ Nương đã gồng mình để vượt qua tất cả những ngày tháng đầy thử thách ấy.

    - Buổi đầu về làm dâu nhà Trương Sinh, mặc dù đó không phải là một cuộc hôn nhân của tình yêu, của sự bình đẳng nhưng Vũ Nương vẫn một lòng vun vén, xây dựng tổ ấm của mình. Đây là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

    - Chồng đi xa, nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Với nàng, đứa con là niềm vui, là hạnh phúc để nàng vượt qua khó khăn, thử thách.

    - Tình thương yêu con của Vũ Nương không chỉ thể hiện ở việc nuôi con lớn lên về thể chất, nàng còn dành thời gian vui chơi cùng con để bù đắp về mặt tinh thần khi chồng xa nhà.

    +Hằng đêm, Vũ Nương chỉ vào cái bóng của mình để nói với con đó là cha Đản.

    + Bằng cái bóng của mình, nàng muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cảm của cha, tạo nên sợi dây gắn kết giữa con với người cha chưa biết mặt nơi chiến trận xa xôi.

    - > Tấm lòng của người mẹ thật sâu nặng và cảm động.

    - Vũ Nương là một nàng dâu hiếu thảo, nghĩa tình.

    + Vũ Nương đã hết lòng yêu thương, kính trọng mẹ chồng.

    • Nàng chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo, ân cần, lo thuốc thang, lễ bái Thần, Phật khi mẹ chồng ốm đau.

    Tìm lời ngon ngọt để động viên, an ủi mẹ già cho mẹ vơi bớt nỗi nhớ thương con nơi chiến trận.

    • Lúc mẹ chồng qua đời, lo ma chay, tế lễ cẩn trọng như với cha mẹ đẻ mình..

    + Tấm lòng của nàng đã được mẹ chồng ghi nhận trong lời trăng trối cuối cùng: Ngắn dài có số.. Đây là cách kể chuyện thông minh, tài hoa của nhà văn. Dùng lời nói lúc lâm chung của bà mẹ Trương Sinh để khách quan ghi nhận phẩm chất của Vũ Nương.

    - >Nàng đã sống trọn đạo làm con, trọn đạo làm dâu trong gia đình.

    * Luận điểm 2: Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng.

    - Khi lấy chồng, nàng cư xử rất đúng mực, giữ gìn khuôn phép để gia đình được đầm ấm, hạnh phúc.

    - Ngày Trương Sinh đi lính, Vũ Nương tiễn chồng bằng chén rượu đầy tình nghĩa. Nàng nói với chồng những lời thiết tha, cảm động. Nàng chỉ mong Trương Sinh trở về mang theo hai chữ bình yên mà không cần đến áo gấm, phong hầu, vinh hoa, phú quý. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng, xót thương trước những gian khổ, hiểm nguy khôn lường nơi chiến trận xa xôi. Nàng nghĩ cho chồng trước, sau đó mới nghĩ đến nỗi cô đơn riêng của mình. Nàng bày tỏ với chồng nỗi nhớ thương khắc khoải dài theo năm tháng.

    - > Dù chung sống chưa được bao lâu, dù chỉ là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng với tấm lòng người vợ, Vũ Nương đã dành trọn cho chồng cả trái tim yêu thương.

    - Những năm tháng xa chồng, nàng một lòng nhớ thương, thuỷ chung sắt son với chồng.

    + Nàng cố gắng giữ gìn khuôn phép: Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

    + Nỗi nhớ thương chồng không lúc nào nguội. Ba năm xa cách! Năm lòng nàng trĩu nặng buồn thương.

    + Chiếc bóng không chỉ là trò chơi để an ủi con mà còn để cho 108 nàng vơi bớt nỗi cô đơn, thương nhớ, để nàng như vẫn thấy Trương Sinh đang nhà, quây quần đầm ấm với vợ con.

    - Khi Trường Sinh trở về:

    + Bị nghi oan, bị đối xử phũ phàng song hàng không một lời bàn giận, trách cứ chồng.

    + Bằng cái chết, nàng muốn chứng minh với chồng tấm lòng trong sạch, thuỷ chung.

    - Khi sống dưới thuỷ cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng, thương con. Nàng ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc tới gia đình.

    * Luận điểm 3: Vũ Nương là người phụ nữ giàu lòng tự trọng..

    - Khi mọi lời giãi bày, mọi cố gắng không thành, Vũ Nương tìm đến cái chết. Đây là một hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự. Nàng thà chết chứ không thể sống trong ô nhục.

    - Khi sống dưới thuỷ cung, lòng nàng vẫn khao khát được giải oan, được phục hồi danh dự.

    - Dù bị ruồng rẫy, tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng vẫn không thay đổi, vẫn hướng lòng mình về gia đình, quê hương.

    - > Vẻ đẹp phẩm hạnh của Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc bao tình cảm mến yêu, trân trọng.

    C) Kết bài:

    - Vẻ đẹp của Vũ Nương là vẻ đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay.

    - Tác giả đã bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến đối với nhân vật trong khi xã hội phong kiến lại chà đạp, coi thường người phụ nữ. Với nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện được nghệ thuật khắc họa nhân vật rất tài tình.
     
    Admin thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...