Đề bài: Nỗi niềm sâu lắng của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng. Ý 1: Nỗi xúc động khi sống lại một quá khứ nghĩa tình, đẹp đẽ. Sống lại với vầng trăng trong quá khứ, với không gian đồng, sông, bê; không gian ở rừng. → Ánh trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, đẹp đẽ, đầy ắp yêu thương, biểu tượng cho tấm lòng của nhân dân, đất nước, đồng đội trong kháng chiến, luôn bao bọc, chở che con người trong nghĩa tình ấm áp. Con người thuở đó cũng vô tư, trong trẻo, thuần khiết như vầng trăng. Sống lại những năm tháng đó, nhà thơ xúc động vô cùng. Ý 2: Nỗi trăn trở, day dứt trong lòng nhà thơ trước sự vô tình, bội bạc của con người cũng như niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. - Nỗi trăn trở, day dứt trước sự vô tình của con người đối với quá khứ nghĩa tình. + Người lính trở về với cuộc sống thời bình nhiều đổi thay, nhiều biến động. Không còn những đêm mắc võng ở rừng có trăng bầu bạn. Không còn những ngày ở lán có ánh trăng vằng vặc sẻ chia; cũng chẳng còn những năm tháng chiến đấu gian nan vào sinh ra tử, chỉ còn cuộc sống ánh điện cửa gương, đủ đầy tiện nghi vật chất. + Và trong cuộc sống ấy, người lính đã vô tình quên trăng, bạc bẽo với nghĩa tình một thuở. Trăng vẫn đồng hành bên cạnh con người nhưng xót xa thay, người đã xem trăng là người dưng: vầng trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường . Con người đã lãng quên quá khứ, bội bạc lại với mối ân tình - một thuở chưa xa. Những câu thơ của Nguyễn Duy chứa đựng một nỗi niềm trăn trở, day dứt trước nhân tình, thế thái thời hậu chiến. - Niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, vào nhân cách con người. Thái độ bao dung, độ lượng nhưng đầy nghiêm. Trăng đã khiến cho con người phải giật mình, thảng thốt. + Giật mình là một phản xạ tự nhiên, có thật của con người biết suy nghĩ khi nhận ra sự vô tình, bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình. Với quá khứ. + Đó cũng là thái độ ăn năn, hối hận, tự nhắc lòng mình hãy ngưng lại nhịp sống hối hả để tìm lại chính mình, tìm lại những gì đã mất, đã lãng quên Giây phút giật mình đã giúp con người nhận ra mình phải thay đổi cách sống để chuộc lỗi với vầng trăng, với quê hương đất nước, với quá khứ nghĩa tình. - > Giây phút giật mình ấy đã kéo con người ra khỏi vòng xoáy của cuộc đời, đưa con người trở về với những giá trị cao đẹp của cuộc sống. Đó là sự thức tỉnh đầy nhân bản để tâm hồn con người trở lại trong trẻo, thánh thiện như xưa. - > Nguyễn Duy đã thảng thốt, lo âu trước sự thay đổi của con người khi cuộc chiến đã đi qua. Không ít những người trở về với cuộc sống thời bình đã vô tình quay lưng với quá khứ. Tuy nhiên, Nguyễn Duy không mất niềm tin vào nhân cách con người, vào giá trị tốt đẹp của cuộc sống, bởi trong cuộc sống bận rộn với bao lo toan, bao sự đổi thay khôn lường, sẽ có một lúc nào đó con người dừng lại, ngoảnh nhìn quá khứ đã qua, tìm lại những gì đã mất. Những giây phút giật mình như thế đáng quý, đáng trân trọng nhường nào bởi nó sẽ níu giữ con người trước những cám dỗ của cuộc sống. * Đánh giá, khái quát: - Vấn đề nghị luận: Bài thơ không chỉ là câu chuyện của riêng Nguyễn Duy, của những người lính từ chiến tranh trở về mà còn là câu chuyện của những người đã từng trải qua những năm tháng gian lao của đất nước. Tác phẩm có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề về thái độ với quá khứ, với những người đã khuất và ngay cả với chính mình khi hoàn cảnh sống đổi thay. Uống nước phải nhớ nguồn, làm người phải thuỷ chung trọn vẹn, đó là lẽ sống mà Nguyễn Duy muốn gửi đến chúng ta. - Nghệ thuật: Bài thơ có xen yếu tố tự sự làm nên một câu chuyện của lòng người; sử dụng hình tượng vầng trăng đa nghĩa, đặc sắc, đầy ám ảnh. Từ nỗi niềm sâu lắng của nhà thơ đã gợi bao suy ngẫm sâu xa trong lòng người.