Dàn ý Đề bài: Cơ sở của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí trong bảy câu thơ đầu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi hoanganh79, 10 Tháng bảy 2021.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    Đề bài: Cơ sở của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí trong bảy câu thơ đầu.

    Gợi ý:

    Ý 1: Tình đồng chí được bắt nguồn sâu xa từ hoàn cảnh xuất thân, cùng chung cảnh ngộ, chung giai cấp của những người lính:

    Quê hương anh nước mặn, đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

    Hình ảnh thơ sóng đôi kết hợp với việc vận dụng những thành ngữ đó giúp cho người đọc hình dung được những miền quê của người lính. Họ đều là con của những miền quê đất đai cằn cỗi, bạc màu. Vì chung cảnh ngộ nên họ có sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc. Chính sự thấu hiểu và đồng cảm ấy là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí.

    • Ý 2: Chung lòng yêu nước, chung lý tưởng, họ cùng chung chí hướng đánh giặc và gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả:

    Anh với tôi đôi người xa lạ

    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

    Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

    Những người lính đều ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đều mang trong mình trái tim nồng nàn yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Cuộc chiến tranh đã đưa họ từ khắp mọi nơi về bên nhau, cùng chung một chiến hào đánh giặc; tập hợp họ lại thành những người đồng đội và trở thành đồng chí của nhau.

    • Ý 3: Không chỉ chung lòng yêu nước, mục đích, lí tưởng mà những người lính còn cùng chia sẻ, gắn bó trong tình người cảm động.

    + Từ những con người xa lạ, chẳng hẹn hò, chẳng thân quen này đã trở thành đôi tri kỉ. Từ đôi vốn chỉ sự vật không thể tách rời đã diễn tả được sự gắn bó sâu sắc của người lính.

    + Chính cuộc sống thiếu thốn, gian khổ của chiến trường đã xích họ lại gần nhau để làm nên mối tình tri kỉ ấy. Tất cả đã kết tinh thành tình đồng chí cao đẹp. Hai tiếng đồng chí thốt lên từ sâu thẳm trái tim người lính, tự hào lắm, thiêng liêng lắm. Đó cũng là lời tri ân của nhà thơ với những người đồng đội của mình.

    * Khái quát:

    - Từ việc giải thích cơ sở của tình đồng chí, Chính Hữu đã ngợi ca tình cảm mới, quan hệ mới trong kháng chiến.

    - Bài thơ chính là tiếng nói tri âm, tự hào của nhà thơ với đồng chí, đồng đội của mình.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...