Dàn ý chi tiết người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hanthienlam321, 9 Tháng năm 2021.

  1. Hanthienlam321

    Bài viết:
    62
    Phần 1:

    Con sông Đà hùng vĩ, hung bạo và con sông Đà trữ tình, thơ mộng.

    *Con sông Đà hùng vĩ, hung bạo:

    Nó thể hiện qua bốn yếu tố

    - Vách đá sông Đà:

    [​IMG]

    +Cao và sâu: Cụm từ "vách thành" làm liên tưởng đến trước mắt người đọc hình ảnh hai bờ sông Đà vách đá như thành cao, vực thẳm như hào sâu vừa sừng sững vừa hun hút. Độ cao của bờ sông Đà còn được Nguyễn Tuân miêu tả qua những chi tiết như: "Mặt sông chỗ ấy đúng lúc ngọ mới có mặt trời.. vừa tắt phụt đèn điện". Đây là cách so sánh rất độc đáo, rất Nguyễn Tuân, liên tưởng cái hoang sơ của vùng Tây Bắc với cái hiện đại của thị thành. Vừa tạo nên bất ngờ thú vị, vừa tạo cho người đọc cảm giác rợn ngợp trước vẻ đẹp vừa kì vĩ vừa dữ dội của thiên nhiên.

    +Vách đá rất hẹp: "Có vách đá thành chet lòng sông Đà.. vọt từ bờ này sang bờ kia" cách miêu tả này gợi lên trước mắt người đọc những quãng sông nhỏ hẹp, âm u, tăm tối, tiềm ẩn những nguy hiểm cho người lái đò Tây Bắc. Sự hung bạo dữ dội còn thể hiện qua:

    - Sóng nước sông Đà:

    [​IMG]

    +Cụm từ ngữ "dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió" với nhịp ngắt nhanh, dồn dập. Hình ảnh nối tiếp luôn chuyển cho nhau đã tái hiện sức mạnh dữ dội của nước, sóng, gió cùng với đá sông Đà.

    +Điệp từ "xô" lặp lại ba lần gây ấn tượng với sự chuyển động khủng khiếp. Gợi liên tưởng đến những con sóng chồm lên nhau theo chiều ngang, vút lên nhau theo chiều dọc rồi đổ ập xuống.

    +Từ láy "gùn ghè" thể hiện sự hung hãn, trái tính trái nết của dòng sông. Sự dữ dội ấy khiến ta nghĩ đến hình ảnh một chú ngựa dũng mãnh nhưng bất kham chưa được thuần hóa bởi mẹ thiên nhiên nơi thượng nguồn Tây Bắc. Nó tạo ra sự nguy hiểm khôn lường cho người lái đò bởi vì "quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra". Tiếp theo sự dữ dội là những:

    - Hút nước sông Đà:

    [​IMG]

    +Sức mạnh khủng khiếp: Hình ảnh so sánh "cái hút nước giống như cái giếng bê tông xoáy tít đáy", so sánh âm thanh "thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như rót dầu sôi vào" cho ta hình dung về một con quái vật đang giận dữ. Hệ quả của sức mạnh khủng khiếp ấy là:

    +Là nguy hiểm khôn lường: Hình ảnh liên tưởng mép rìa của hút nước như "quãng đường vượt cáp ngoài bờ vực"

    +Hình ảnh những con thuyền bị hút nước ấy hút vào "thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi.. tan xác ở khuỷnh sông dưới" tạo cho người đọc cảm giác hãi hùng khi phải đi thuyền qua đấy. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn dẫn dụ người đọc chơi trò cảm giác mạnh khi hình dung một anh bạn quay phim táo bạo ngồi trên một chiếc thuyền thúng để lao vào xoáy nước ấy nhằm cung cấp cho người xem những thước phim cân não. Người xem sẽ sống trong cảm giác hãi hùng thật sự khi cảm thấy tay mình phải giữ chặt chiếc ghê như "ghì chặt lấy mép một chiếc lá rừng.. cái gậy đánh phèn". Nhưng thể hiện rõ nhất, hung hãn nhất của con sông Đà là những:

    - Thác đá sông Đà:

    [​IMG]

    +Từ xa đã nghe thấy những âm thanh ghê rợn "tiếng nước réo gần mãi rồi réo to mãi lên.. giọng gằn mà chế nha.. với đàn trâu da cháy bừng bừng" đó là khúc nhạc của tự nhiên đang ở đỉnh điểm của cơn phấn khích, man dại. Dám lấy lửa để tự nước, dám lấy rừng để tả sông, Nguyễn Tuân thật sự đã cho thấy cái ngông, cái tài của mình.

    +Khi đến gần thấy bọt tung trắng xóa cả một chân trời đá, câu văn gợi lên trước mắt người đọc một không gian sóng nước mênh mông và dữ dội đang chuyển động va chạm mãnh liệt ở tột đỉnh của sự giận dữ, sẵn sàng nghiền nát mọi thứ.

    +Không những thế sông Đà còn thể hiện sự nham hiểm của mình qua cách bày thạch trận trên sông:

    - >Sông Đà có đội quân đá hùng hậu hung hãn, đá ở đây không nằm, ngồi một cách lộn xộn mà "sông Đà đã giao nhiệm vụ cho mỗi hòn" như đá tướng, đá quân, đá tiền vệ, đá hậu vệ, bong ke chim, pháo đào đá nỗi. Hòn thì như sơ hở để dụ thuyền vào, hòn thì hất hàm hỏi chiếc thuyền xưng tên tuổi trước khi giao chiến, hòn thì như khiêu khích thách thức cái thuyền có giỏi thì đánh ngay vào. Hình dáng của lũ đá như lũ thủy quái, hòn thì "mặt ngỗ ngược" hòn thì mặt "nhăn nhúm, méo mó". Khi thuyền đã đi vào, sóng và đá như quân liều mạng nhổm cả dậy, xông lên vồ lấy thuyền "mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền"

    - > Đội quân đá ấy cùng với sóng nước sông Đà lại được điều khiển bởi một chiến thuật vô cùng lão luyện và hiểm ác. Có đánh sáp lá cà, đánh khuýp quật vu hồi, có đánh tổng lực phối hợp với nước với thác, thác nước hò reo làm thanh viện để uy hiếp tinh thần đối phương. Chúng còn thực hiện những đòn chí mạng như: "Bẻ gãy cán chèo, đá trái thúc gối vào bụng và hông thuyền" nhằm tiêu diệt tất cả thuyền trưởng và thuyền thủ. Chiến thuật ấy còn được thể hiện qua việc bố trí binh pháp theo cửa sinh, cửa tử. Cửa sinh luôn thay đổi vị trí từ tả ngạn sang hữu hạn rồi cuối cùng nằm ngay ở giữa hòn đá hậu vệ của con thắc với mục đích khiến cho người lái đò không kịp trở tay.

    *Con sông Đà trữ tình, thơ mộng:

    [​IMG]

    Bên cạnh tính cách hung bạo, tác giả còn thấy con sông mang một vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua ba góc nhìn:

    - Đầu tiên là góc từ trên cao nhìn xuống:

    +Dáng hình mềm mại: "Con sông tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình.. cuồn cuội mù khói núi Mèo đốt nương xuân" câu văn rất dài chỉ có một dấu phẩy kết hợp với điệp ngữ "tuôn dài" vừa gợi tả sinh động độ dài tưởng như bất tận của dòng sông vừa làm cho dòng sông trở nên êm đềm, mềm mại, kiều diễm và đầy nữ tính như mái tóc của một người con gái đẹp Tây Bắc, một áng tóc có cả mây trời, có hương sắc của hoa ban, hoa gạo lẫn cả khói sương mờ ảo, huyền hoặc của núi Mèo đốt nương xuân thật thơ mộng và trữ tình.

    +Vẻ đẹp màu sắc của dòng nước huyền ảo theo mùa: Màu xanh ngọc bích trong trẻo khi mùa xuân đến, là màu nước lừ lừ chín đỏ mỗi độ mùa thu. Hình ảnh so sánh nước mùa thu như "da mặt một người bầm đi vì rượu bữa.. mỗi độ thu về" đã không chỉ làm hiện lên cái màu sắc đặc trưng của sông nước sông Đà mùa thu. Mà còn hé lộ cho ta thấy ẩn chứa bên trong dòng chảy êm ả của hạ lưu ấy lại tiềm ẩn một sức mạnh ghê gớm của con con sông trái tính, trái nết, thoắt hiền lành đấy nhưng bỗng chốc có thể gắt gỏng, thác lũ ngay đấy.

    - Thứ hai là góc từ trong rừng đi ra:

    +Tác giả thấy con sông Đà gợi cảm và đầm ấm, sự gợi cảm và đầm ấm của con sông Đà được tác Nguyễn Tuân so sánh việc gặp lại con sông như việc gặp lại một cố nhân, vì ở rừng đi cũng đã hơi lâu, đã thấy "thèm chỗ thoáng" nhưng khi con sông Đà hiện ra trước mắt với "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bươma trên sông Đà" tác giả như vỡ òa trong niềm vui sướng, xúc động. "Chao ôi, trông con sông vui.. nối lại chiêm bao đứt quãng" quả thật con sông Đà không chỉ có thắc lu, không chỉ biết hung bạo mà nó còn là một người bạn giàu tình nặng nghĩa. Có những quãng sông rất phẳng lặng, dòng chảy cứ lửng lờ như nhớ thương những hòn, thác đá xa xôi đã để lại trên thượng Tây Bắc. Lại có những quãng sông đã thật dễ thương, chầm chậm trôi đi như thể lắng nghe tiếng nối êm êm của người về xuôi.

    +Tác giả còn cảm nhận con sông Đà có nét cổ kính, yên bình qua màu cái nắng tháng ba Đường thi "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" đó là cái nắng vàng tươi gợi cái đẹp vàng son của một thời vang vọng. Cái vẻ đẹp phẳng lặng, trong sáng, lấp lánh, hồn nhiên thật thanh bình.

    - Thứ ba là góc nhìn khi đi thuyền trên sông:

    +Tác giả nhìn thấy hai bờ sông Đà một vẻ đẹp hoang dại, hồn nhiên. Đoạn văn tả cảnh sông Đà bắt đầu từ câu "Thuyền tôi trôi trên sông Đà" một câu văn toàn thanh bằng, đẹp như một lời thơ tọa cảm xúc nhẹ nhàng, thư thái. Cảnh con thuyền lừ lừ trôi giữa một không gian tịnh không một bóng người chỉ có "cỏ gianh đồi nui đang ra những nõn búp", "đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm" thật là thơ mộng. Cái lặng lẽ tuyệt đối của bờ sông cùng với phép so sánh "bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử", "sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa" như ru hồn người lạc vào một cảnh thiên thai nào đó.

    - >Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của con sông Đà như một khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Như một bức tranh thủy mặc yên bình, giản dị. Quả thật đã mang đến cho người đọc những rung cảm tinh tế và sâu sắc.

    Mọi người muốn tham khảo thêm các tác phẩm hay và chi tiết thì mọi người truy cập kênh YouTube Chuyên văn nhé!
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng năm 2021
  2. Hanthienlam321

    Bài viết:
    62
    Phần hai:

    Hình tượng người lái đò sông Đà

    *Luận điểm một: Ông lái đò là một người trí dũng tuyệt vời thông qua việc chiến đấu của ông đò với thác đá sông Đà thể hiện ở việc ông đã tài tình vượt qua ba trùng vi thạch trận.

    [​IMG]


    - Trùng vi thạch trận thứ nhất:

    [​IMG]

    +Cửa sinh nằm ở tả ngạn, dòng sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân mang diện mạo của con thủy quái khổng lồ, hung hãn. "Sóng nước như liều mạng.. vào bụng vào hông thuyền" nguy hiểm làm sao khi mà "sóng thác sông Đà đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất để hạ bộ ông đò" nỗi đau chết người ấy khiến mắt ông nhòa đi, cơn đau đến nổ đom đóm mắt ấy khiến ông thấy "mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng" nỗi đau khiến mặt ông "méo bệch". Méo bệch là một sáng tạo về mặt từ ngữ của Nguyễn Tuân, là sự kết hợp giữa hai hình dung từ méo xệch và bệch bạc nó vừa làm hiện lên trước mắt chúng ta khuôn mặt méo mó, biến dạng bởi nỗi đau khủng khiếp ấy. Nhưng ông lái đò rất can trường "ông cố nén vết thương, hai tay vẫn ghì chặt mái chèo, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái" trên chiếc thuyền có sáu bơi chèo vẫn nghe thấy tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của ông.

    - Trùng vi thạch trận thứ hai:

    [​IMG]

    +Cửa sinh được bố trí lệch qua bờ hữu ngạn. Ông đò bằng sự dày dặn kinh nghiệm của mình, xử lí một cách bình tĩnh, táo bạo và linh hoạt. Ông hiểu rằng "cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cũng phải như cưỡi hổ" nghĩa là chỉ cần sa chân, xảy tay chốc lát ông đò sẽ bị con sông ăn sống nuốt tươi. Hiểu như thế nên khi đối diện với những con sóng hung dữ, ông rất bình tĩnh, linh hoạt, mềm dẻo vừa chính xác từ những chi tiết nhỏ nhất. Bằng tài năng và bản lĩnh của mình, ông đã vượt qua tất cả cửa tử đưa con thuyền vào đúng cửa sinh, khiến cho "thằng đá tướng ở cửa vào đã tiu nghỉu.. vào cửa sinh nó trấn lấy". Cuộc chiến đấu trở nên quyết liệt hơn ở:

    - Trùng vi thạch trận thứ ba:

    [​IMG]

    +Cửa sinh nằm ở giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Sông Đà quả thật khôn ngoan và nham hiểm ở việc nó liên tục thay đổi vị trí cửa sinh lúc nằm bên phải, lúc nằm bên trái, lúc nằm giữa. Sự thay đổi liên tục cách bố trí này cộng với tốc độ dòng chảy mạnh cùng với vô vàn đá nổi, đá chìm thực sự là một thử thách chết người. Nhưng hiện lên trên dòng thác tử thần ấy, hình ảnh của người lái đò quyết đoán, thông minh và nhanh nhẹn, lái con thuyền việc qua sông Đà một cách điêu luyện, khéo léo. Đó là tâm thế kiêu ngạo của một con người nắm vững binh pháp của thần sông, thần đá. Hãy xem cách ông điều khiển con thuyền lao qua vòng vây thứ ba này: "Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép.. vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được". Quả thật trình độ lái đò của ông đã đạt mức thượng thừa, ông và con thuyền dường như đã đạt đến cảnh giới thân chu hợp nhất. Câu văn "thế là hết thác" vừa như một tiếng thở dài khoan khoái, vừa như một nhận định bình thản về việc kết thúc một hành trình quen thuộc, đơn giản, xảy ra thường xuyên như cơm bữa không có gì nói thêm. Tuy nhiên đó có thể là cái trầm trồ của Nguyễn Tuân khi vừa được chứng kiến hành trình ngoạn mục, vô tiền khoáng hậu của người lái đò.

    Luận điểm hai: Không chỉ trí dũng, kiên cường, dày dặn kinh nghiệm người lái đò còn mang phẩm chất của một tài hoa nghệ sĩ.

    [​IMG]

    *
    Đối với Nguyễn Tuân, mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào, làm công việc gì cũng phải là nghệ sĩ trong lĩnh vực của mình. Vì thế, ta bắt gặp trong tùy bút này, hình ảnh một ông lái đò tài hoa nghệ sĩ bên cạnh vẻ đẹp dũng cảm, đầy bản lĩnh trước thử thách của thiên nhiên. Người lái đò đúng là một nghệ sĩ tài hoa, sự tài hoa của ông thể hiện ở:

    - Kĩ thuật điêu luyện khi vượt thác, người đọc không thể quên chi tiết "nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái.. mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy". Khi miêu tả cái cử chỉ "nắm chặt cái bờm sóng", cái dáng điệu "lái miết một đường chéo" câu chữ của Nguyễn Tuân đã làm toát lên được cái vẻ hồn nhiên mà cũng rất hào hoa, dũng mãnh của người lái đò. Một người kị sĩ đồng thời cũng là một một người nghệ sĩ sông nước.

    [​IMG]

    - Ở ông đò tài nghệ lái đò đã đạt đến mức phi thường, chạm đến tầm mức của Nguyễn Tuân của cái đẹp. Người lái con thuyền trên sông Đà cứ như nghệ sĩ làm xiếc "thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút cửa ngoài.. vừa tự động lái lượn được". Câu văn khiến người đọc tâm phục, khẩu phục vừa sảng khoái, hả hê trước chiến thắng của người lái đò. Đúng là một tay lái lụa, một tay lái tài hoa như Nguyễn Tuân tự ca ngợi.

    [​IMG]

    +Đôi tay của người lái đò không chỉ rắn chắc, như sừng, như mun mà còn có cả sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển. Ông đã biến việc chèo đò bình thường nặng nhọc thành một thứ nghệ thuật, nghệ thuật lái đò. Người đọc vừa cảm phục, vừa yêu mến người lái đò trên dòng sông dữ dội, vừa cảm phục, yêu mến nhà văn tài hoa trên dòng sông chữ nghĩa. Cái tài hoa của Nguyễn Tuân và cái tài hoa của người lái đò gặp nhau tạo nên chất nghệ sĩ đậm đặc, thấm đẫm qua từng câu chữ.

    - Sau khi vượt thác ông lái đò vẫn giữ được một phong thái ung dung, bình thản đến lạ thường. Ông cho thuyền cập bến trèo lên hang đá "đốt lửa sưởi, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh" như chưa hề có cuộc sinh tử vừa qua. Cái thanh thản, hồn nhiên, ung dung, giữa đất trời, giữa những cuộc vật lộn khắc nghiệt trước tự nhiên để giành lấy phần sống. Quả thực là một phong thái tài hoa và đậm chất nghệ sĩ.
     
    Admin, Cute pikachuThaonhu456 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...