Hỏi đáp Dàn ý Cảnh cho chữ - Chữ người tử tù

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi ahnmie, 1 Tháng một 2021.

  1. ahnmie

    Bài viết:
    4
    I. Mở bài:

    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    • Dẫn dắt vấn đề Cảnh cho chữ --> Cảnh tượng xưa nay chưa từng có

    II. Thân bài:

    1. HOÀN CẢNH DIỄN RA

    • Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ: Huấn Cao, viên quản ngục là người như thế nào, mong ước của quản ngục..
    • Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa.
    • Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của gián, chuột..
    • Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.

    2. CẢNH CHO CHỮ LÀ CẢNH TƯỢNG XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ:

    • Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
    • Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau. Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.
    • Xây dựng được sự đối lập nhau giữa ánh sáng - bóng tối, thiện - ác, tự do - ràng buộc..

    3. BÀI HỌC VỀ LẼ SỐNG THIỆN LƯƠNG

    • Huấn Cao khuyên quản ngục thay chốn ở rồi hãy nghĩ tới việc chơi chữ
    • Quản ngục cúi đầu vái lạy Huấn Cao --> sự thức tỉnh trước cái đẹp.

    4. Ý NGHĨA CẢNH CHO CHỮ

    • Ca ngợi tấm lòng thiện lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
    • Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
    • Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

    5. NGHỆ THUẬT

    • Bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa
    • Nghệ thuật đối lập
    • Khả năng dựng cảnh và tài năng ngôn ngữ tài tình

    III. Kết bài:

    • Một lần nữa khẳng định lại cảnh cho chữ là cảnh tượng đẹp và mang nhiều ý nghĩa thể hiện được sự nâng niu, coi trọng cái đẹp, cái chữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân..

    CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG! *qobe 15* DON'T GIVE UP :))
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...