Dàn ý bài văn cho 1 số nhận định - Ngữ văn 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi bunrieucua, 24 Tháng mười 2018.

  1. bunrieucua

    Bài viết:
    8
    Khi 1 tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: Đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra - Lơ Buye.

    Hãy làm rõ ý kiến trên qua Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

    Mở bài


    Giới thiệu Nguyễn Tuân, CNTT

    Trích dẫn ý kiến

    Thân bài


    Giải thích:

    Những tác phẩm có giá trị lớn về mặt nội dung, nghệ thuật với mục đích cao đjep thì hoàn toàn không có một khuôn mẫu nào cho nó nữa cả. Bởi vì "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho". Một tác phẩm hay không phải theo một khuôn mẫu cấu trúc nào nữa cả, bởi vì nó gợi cho người đọc những tình cảm cao quý và can đảm, vậy là đủ

    Chứng minh:

    Thông điệp truyền tải cao quý của Nguyễn Tuân

    Ông muốn mang tới cho người đọc điểm nhìn về cái đẹp của mình, cái đep có thể nảy mầm từ đất chết nhưng ông không xây dựng những hình ảnh, hoàn cảnh "đẹp", ông xây dựng nhân vật ở chốn đề lao tăm tối. Nhưng ở đó vẫn có cái đẹp, vẻ đẹp thiên lương, vẻ đẹp nhân cách, tài năng - quản ngục, huấn cao, đỉnh điểm ở cảnh cho chữ.

    Ông không đi theo chuẩn mực xã hội, xây dựng nhân vật chính trái ngược với chuẩn mực xã hội thời đo, nhân vật phụ cũng có tính cách trái ngược với nghề.. ông không đi theo một lối mòi quen thuộc của nhiều tác giả khi viết về cái đẹp như trung đại quan niệm người con gái đẹp phải như Kiều Vân.

    Thành công của Nguyễn Tuân

    Lên án tố cáo mạnh mẽ xã hội lúc bấy giờ, thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo tác phẩm và tư tưởng nhân đạo NT

    Ông khơi ra cho người đọc nguồn cảm hứng chưa ai khơi, gợi những cảm xúc chưa ai có. Người đọc không chỉ thấy thích thú, trước sự sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Tuân mà còn suy ngẫm về định nghĩa của "cái đẹp". Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, về tư tưởng nhân đạo, thứ vốn là vai trò của văn chương đối với con người.

    Nhận xét:

    Đầu tiên phải nói tới sự dung cảm của NT, khi mà văn học xưa vốn có sẵn cái "định nghĩa" về cái đẹp, ông nhất quyết đi ngược lại với ý kiến riêng mình, phá bỏ mợi rào chắn, mọi vật cản và thành công vang dội

    Không chỉ NT, nhiều nhà văn khác cũng phá bỏ những chuẩn mực trong văn chương, quan niệm thời xưa - như Nam Cao xây dựng một nguời đàn bà xấu ma chê quỷ hờn như Thị Nở.

    Đó là điều nên và đáng trân trọng ở các tác phẩm. Vì, như đã nói, văn chương chỉ cần gợi cho người đọc tình cảm cao quý, thì tất cả những chuẩn ực cũng không là gì cả.

    Kết bài

     
    caheocantiendedanh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 4 Tháng bảy 2020
  2. bunrieucua

    Bài viết:
    8
    Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyện. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy "Nguyễn Đăng Mạnh. Hãy giải thích, phân tích 1 chi tiết trong Chí Phèo để làm rõ nhận định trên

    Mở bài


    Giới thiệu chung về Nam Cao, Chí Phèo

    Trích nhận định

    Thân bài


    Giải thích:

    Chi tiết là những tình tiết, yếu tố nhỏ lẻ trong tác phẩm nhưng có sức chưa lớn về mặt nội dung, tư tưởng, nghệ thuật.

    Chữ trong bài tứ tuyện: Thường có tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại

    Nhãn tự: Hay còn gọi là thi nhãn, là một chữ trong một bài thơ hay đoạn thơ được nhấn mạnh để nổi bật lên giá trị nghệ thuật, nội dung hay tư tưởng của tác giả.

    Trong Chí Phèo có nhiều chi tiết như vậy, nổi bật hơn cả là chi tiết bát cháo hành.

    Chứng minh:

    Khái quát qua về Chí và Chí Phèo:

    Chí đã từng là một anh nông dân hiền lành

    Kiếm tiền từ những việc lương thiện, làm canh điền cho nhà Bá Kiến

    Có tự trọng, có những ước mơ nhỏ nhoi

    Bỗng bất chợt bị đẩy đi tù

    Chí Phèo:

    7, 8 năm sau ra tù, hắn mới về đã say và vừa đi vừa chửi

    Bộ dạng kì lạ, không giống ai

    Làm tay sai cho Bá Kiến, bán linh hồn cho quỷ dữ

    Đập nát bao cảnh yên vui và làm đổ máu nước mắt bao người lương thiện.

    Chí -> Chí Phèo -> con quỷ dữ làng vũ Đại

    Bát cháo hành:

    Chí gặp Thị Nở 1 cách rất tình cờ, trong một lần hắn ốm

    Thị nấu cháo hành mang sang cho hắn.

    Bát cháo làm Chí xúc động

    Ngạc nhiên -> xúc động -> khóc

    Bởi đó là lần đầu tiên sau khi ra tù hắn được cho mà không cần giật cướp hay gì cả

    Là lần đầu tiên được chăm sóc bởi 1 người đàn bà

    Ý nghĩa bát cháo hành:

    Tượng trưng cho tình cảm của Thị Nở dành cho Chí, là tình cảm săn sóc giữa người với người.

    Thị không coi hắn như là con vật lạ, không coi hắn như con quỷ dữ, Thị coi hắn như một con người để Thi săn sóc, Thị không quay lưng lại với hắn.

    Chí Phèo cảm nhận được tình cảm, hắn" muốn làm nũng với Thị như với mẹ ", lần đầu tiên, hắn cảm nhận được tình yêu.

    Bát cháo là thuốc giải độc cho hắn, khiến hắn có khát vọng hoàn lương, hắn muốn làm người lương thiện.

    Bát cháo hành là tình yêu, tình người, có thể cũng là thứ gì đó mà Chí Phèo chờ đợi bao lâu nay để hắn được chấp nhận trở lại thế giới loài người.

    Gợi niềm hi vọng cho Chí Phèo được trở lại làm người lương thiện

    Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm, tố các xã hội cũ tha hóa con người, đánh mất đi nhân dạng, nhân tính, đồng thời cũng thể hiện nỗi xót thương cho Chí Phèo, và tất cả những người nông dân cùng thời.

    Nhận xét:

    Nhận định hoàn hoàn toàn đúng

    Bát cháo hành là một trong những điểm sáng nhất của cả tác phẩm, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, dư âm, dư ba kéo dài

    Bát chao hanh chứ nước mắt Chí, nhưng có lẽ cả Nam Cao cũng rơi lệ khi khóc thương cho ng nông dân lúc bấy giờ. Ông phản ánh hiện thực tàn khốc qua văn học, không như Ngô Tất Tố hay Nguyễn Công Hoan, ông đã phản ánh cái bi kịch tha hóa cả nhân tính. Bởi" văn học là nhân học ", ông xót thương cho 1 kiếm người.

    Nam Cao rất thành công trong việc xây dịnh những chi tiết có sức chứa lớn

    Cũng như Kim Lân và nồi cháo cám cho" bữa tiệc cưới"của Tràng và vợ, nó đại diện cho tình thương, tình thân, niềm tin và hi vọng

    Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

    Kết bài

     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng bảy 2020
  3. bunrieucua

    Bài viết:
    8
    Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là minh chứng tiêu biểu cho nhận xét "Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh tối tăm, khám phá cái cao cả trong những cái tầm thường". Anh chị nghĩ như thế nào về nhận định trên?

    Mở bài


    Giới thiệu về Nguyễn Tuân, CNTT

    Trích nhận định

    Thân Bài


    Giải thích

    Những cảnh tối tăm thường là những nơi dơ dáy, bẩn thỉu và chứa đầy cái xấu. Còn các giá trị cao đẹp lại hay xuất hiện ở chốn phồn hoa, chốn đẹp và thanh tao, nơi con người thoải mái và yên bình.

    Người ta hay tìm thấy cái cao cả ở những nơi phi thường, ở những người có vị trí cao trong cuộc sống, vì thế, để tìm thấy nó trong những cái "tầm thường" là rấ khó, gần như không thể.

    Trong CNTT, người đọc có thể tìm thấy những giá trị cao đẹp, những cái cao cả ấy ở nơi tầm thường nhất, ngục tối. Một viên quản ngục với sở nguyện cao quý, một tên tử tù với khí phách hơn người, và một cảnh tượng chưa từng có vào ngày cuối cùng cuộc đời hắn.

    Chứng minh

    Huấn Cao

    Tên tử tù với khí phách hơn người: Đứng lên chống lại triều đình, rũ gông, lạnh lùng với sự biệt đãi của quản ngục

    Một nghệ sĩ tài ba dưới lốt một tên tử tù

    Thiên lương của ông: Cả đời không ép mình cho chữ ai bao giờ, bận tâm đến sự biệt nhưỡng của quản ngục, gọi quản ngục là 1 tấm lòng trong thiên hạ

    Vẻ đẹp ở ông đối lập hoàn toàn với suy nghĩ, chuẩn mực xã hội và triều đình thời bấy giờ

    Quản ngục:

    Kẻ có sở nguyện cao quý, chọn nhầm nghề

    Một kẻ có khí phách - biệt nhưỡng liên tài

    Tương phản với nghề

    Cảnh cho chữ:

    Đối lập về vai vế

    Đối lập về hoàn cảnh cho chữ

    Vẻ đẹp của Huấn Cao tỏa sáng

    Cái đẹp lên ngôi trong cái chốn ngục tù đen tối

    Nhận xét:

    Nhận định đúng

    Không chỉ riêng Nguyễn Tuân, nhiều nhà văn cũng tìm thấy vẻ đẹp ở những nơi tầm thường nhất - như Thạch Lam

    Lãng mạn hóa hiện thực, thoát li hiện tại, tư tưởng và mong muốn trong tương lai

    Kết bài

     
    shasha thích bài này.
    Last edited by a moderator: 4 Tháng bảy 2020
  4. bunrieucua

    Bài viết:
    8
    Bắt rễ ở cuộc đời con người. Văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn con người - Nguyễn Đình Thi. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

    Mở bài


    Giới thiệu truyện ngắn Thạch Lam

    Thân bài


    Giải thích:

    Văn nghệ bắt nguồn từ những điều bình thường và đơn giản nhất trong đời sống, hằng ngày của con người

    Từ đó, văn nghệ lại "gây cho ta những tình cảm ta chưa có và luyện những tình acrm sẵn có", con người biết yêu, biết cảm thông nhiều hơn, biết buồn, biết khóc khi đọc văn, biết xúc động trước những thứ nhỏ bé trong cuộc đời bình dị.

    Chứng minh qua HĐT:

    Bắt rễ từ cuộc đời con người:

    TL không sáng tạo những cảnh tượng xa hoa, phù phiếm, không sáng tạo những con người xa xôi, phi thường, ông chọn một phố huyện nghèo nàn, một mảnh đời leo lắt của cô bé gái 7 8 tuổi làm nhân vật chính.

    Ông vẽ nên một bức tranh phố huyện, chân thực, nghèo nàn, nơi có những con người cũng nghèo nàn, không chỉ về vật chất mà về cả tinh thần. Những mảnh đời vất vưởng như gia đình chị Tí, những món quà xa xỉ của bác Siêu, nghệ thuật không được đón nhận của bác xẩm, và cả kiếp người bị cuộc đời dày nát như bà cụ Thi điên.

    Những ước mơ tầm thường, những hoài niệm không quá đặc sắc của con người, của Liên.

    Tạo được sự sống trong tâm hồn con người:

    Người đọc nhìn thấy, xót xa cho một phố huyện nghèo

    Thương tiếc cho những kiếp người tàn, những giấc mơ tàn

    Đau cho cái bi kịch tưởng chừng là nhỏ bé nhưng lại đầy bế tắc

    Người đọc cảm thông, đồng cảm với nhân vật Liên, và cả những người dân phố huyện

    Lên án xã hội nghèo nàn, lạc hậu cũ

    Nhận xét:

    Thạch Lam không dung ngòi bút cay độc, mạnh mẽ như Nam Cao, ông nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng xoáy vào tâm hồn người đọc. Tác phẩm của ông không phải là chỉ cần đọc 1 2 lần là sẽ cảm nhận được, văn của ông gọi cho người đọc cảm xúc sâu lắng, phải ngẫm nghĩ mới nhận ra. Trong HĐT cũng vậy, xuyên suốt tác phẩm, không có chi tiết nào là đẹp, là cao cả, là phù phiếm, to lớn, nhưng vẫn gợi trong lòng người đọc những cảm xúc rất thật, rất lạ.

    Không chỉ Thạch Lam, nhiều nhà văn hay tác phẩm khác cũng bắt rễ từ những điều tầm thường nhất, để rồi gợi cho người đọc những nguồn cảm xúc mới lạ. Như Nam Cao đã quan niệm: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật là tiếng kêu khắc khoải của những kiếp lầm than.

    Kết bài

     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng bảy 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...