Dẫn luận ngôn ngữ - Bài tập lớn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi annryhouse, 15 Tháng năm 2022.

  1. annryhouse

    Bài viết:
    22
    Bài tập lớn môn Dẫn luận ngôn ngữ

    Câu 1 (5 điểm) : Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?

    1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

    - Ngôn ngữ ra đời cùng với sự phát triển lịch sử loài người. Ngôn ngữ có từ lịch sử xa xưa. Ngôn ngữ gắn bó với đời sống con người và là phương tiện giao tiếp quan trọng. Không có ngôn ngữ không thể có xã hội loài người và ngược lại.

    Về mặt lịch sử, con người sử dụng ngôn ngữ từ thời cổ xưa. Ngôn ngữ cùng lao động, tư duy là nhân tố tạo nên con người. Cho đến bây giờ, ngôn ngữ luôn gắn bó mật thiết với con người và xã hội loài người.

    - Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị ngôn ngữ cùng những quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ ấy. Một cách tiếp cận ngôn ngữ nữa là: Bản chất xã hội của ngôn ngữ.

    1.1. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên

    - Hiện tượng tự nhiên: Ví dụ: mưa, bão, động đất, sóng thần, cầu vồng, núi lửa.. Các hiện tượng tự nhiên tự nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiêu hủy như tự nhiên, không phụ thuộc vào con người.

    - Ngôn ngữ do con người quy ước, nó không tự nảy sinh, phát triển như hiện tượng tự nhiên, nó phụ thuộc vào ý thức của con người.

    Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa Đác-uyn, cho rằng: Ngôn ngữ tự hình thành và từ tiêu hủy như tiếng Tiên Ly (Trung Quốc), tiếng Phạn (một số từ cũ không dùng và tiêu hủy, từ mới xuất hiện. Đó chưa phải cơ sở khẳng định sự phát triển mang tính tự nhiên của ngôn ngữ). Ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa và phát triển, cái cũ vẫn còn in dấu tích trong ngôn ngữ hiện đại.

    1.2. Ngôn ngữ cũng không phải là một hiện tượng sinh vật

    a) Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh

    - Con người sinh ra đã có bản năng: Đi, ngồi, chạy.. đó là chức năng sinh học trong bản thể của con người không phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống.

    - Ngôn ngữ không phải bẩm sinh. Tuy nhiên, con người có các cơ quan bẩm sinh liên quan đến phát âm: Khoang phát âm như mũi, răng, môi, cơ quan hô hấp, trung ương thần kinh. Nhưng không thể coi đó là cơ sở để hiểu tính bẩm sinh của ngôn ngữ.

    - Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi, bắt chước, tiếp xúc xã hội, với mọi người xung quanh.

    VD1: Đứa trẻ sinh ra VN, nhưng lớn lên ở Nga, tiếp xúc người Nga sẽ nói tiếng Nga.

    VD2: Đức trẻ sinh ra mà sống cách biệt xã hội loài người thì sẽ không biết nói tiếng người (không biết ngôn ngữ).

    VD3: Trong tác phẩm "Hòn đảo bí mật" của nhà văn J. Vecnơ (1828- 1903) kể lại câu chuyện chàng Ayrơtôn bị bỏ hoang ngoài đảo vì bị trừng phạt và không nói được, mất khả năng tư duy. Sau trở về xã hội loài người mới dần hồi phục.

    VD4: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta tìm được 2 em bé gái ở hang sói trong rừng. Bằng khoa học và xác định được rằng em lớn 8 tuổi, em bé 2 tuổi. Cả 2 đều không biết nói tiếng người. Sau đó, em nhỏ bị chết. Em lớn gần với con người như lại có tập tục giống như của chó sói. Sau 3 năm mới bập bẹ tiếng nói đầu tiên. Năm 16 tuổi mới nói như đứa trẻ lên 4.

    VD5: Bằng thực nghiệm: Theo nhà sử học Hêđôrôt, hoàng đế Zêlan Utđin Acba đã cho bắt cóc một số trẻ em sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Rồi đem nuôi thoát ly XH loài người trong một tháp kín, không ai được đến gần, cho ăn qua một đường dây.. 12 năm sau, khi mở tháp, những đứa trẻ lớn lên bình thường nhưng chúng không có biểu hiện gì về ngôn ngữ, tôn giáo và tín ngưỡng.

    Xem xét ngôn ngữ trẻ mới tập nói bập bẹ nhưng âm thanh đầu tiên không coi là hiện tượng bẩm sinh của ngôn ngữ. Các âm trẻ dễ nói phần lớn là phụ âm môi. Các âm giống nhau nhưng ở mỗi ngôn ngữ có nghĩa khác nhau. Ví dụ mama (tiếng Nga là "mẹ", tiếng Grudia nghĩa là "bố" ), tiếng papa (tiếng Nga là "bố", tiếng Th Nhĩ Kì nghĩa là "cô gái" )..

    b) Ngôn ngữ không mang tính di truyền

    Con người sinh ra có đặc điểm về bẩm sinh hay di truyền như: Đi, ngồi, màu da, tỉ lệ thân thể (người châu Âu thường cao hơn, da trắng còn người Việt Nam thấp hơn và da vàng, tóc đen). Ngôn ngữ không mang tính di truyền. Con người sinh ra nếu không có giao tiếp với người khác, với xã hội thì không bao giờ có ngôn ngữ.

    c) Ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu của động vật

    Động vật dùng tiếng kêu để thông báo theo bầy đàn báo hiệu sự nguy hiểm hay gọi nhau như: Tiếng gà mẹ kêu cục cục gọi đàn con, tiếng gáy của gà là đặc trưng của nó, tiếng chó sủa..

    Âm thanh ngôn ngữ khác âm thanh (tiếng kêu) của một số động vật. Một số con vật nói được tiếng người (sáo, vẹt, yểng) đó là kết quả quá trình rèn luyện phản xạ không hoặc có điều kiện của một số loài động vật đó.

    Ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền tư duy, suy đoán của con người nên không thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật.

    1.3. Ngôn ngữ không mang tính cá nhân

    Ngôn ngữ có tính xã hội là sản phẩm của một dân tộc nên có tính chất chung. Còn lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân, có tính cụ thể được tạo ra trên cơ sở cái cái chung của ngôn ngữ. Vì thế, con người mới có thể giao tiếp với nhau được. Vì thế ngôn ngữ mang tính chất chung, phổ biến mà mọi người trong cộng đồng s dụng ngôn ngữ đó phải tuân theo.

    Ngôn ngữ không của riêng ai. Ngôn ngữ là sản phẩm của cộng đồng, một xã hội. Nó là sự quy ước của cộng đồng. Vì thế, ngôn ngữ mang bản sắc và phong cách của từng cộng đồng, từng dân tộc.

    Cá nhân có thể có phong cách ngôn ngữ riêng, sáng tạo riêng trên cơ sở tuân thủ những quy ước chung của xã hội. Cá nhân không thể tự mình thay đổi ngôn ngữ của xã hội. Ví dụ phong cách thơ Tố Hữu, phong cách nội dung trong "Truyện Kiều"..

    1.4. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

    Hiện tượng xã hội: Như cưới xin, nhà trường, gia đình.. tồn tại, phát triển và tiêu hủy phụ thuộc vào con người.

    Ngôn ngữ có tính quy ước, là công cụ con người giao tiếp, trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau. Có ngôn ngữ thì xã hội con người mới tồn tại. Ngôn ngữ đứng ngoài xã hội, ngôn ngữ không tồn tại.

    Mác và Ăng-ghen cũng khẳng định: Ngôn ngữ chỉ nảy sinh do nhu cầu con người giao tiếp với nhau. Ví dụ: Những đứa trẻ, sau khi lọt lòng mẹ phải sống cách biệt với xã hội loài người thì không thể biết đến giao tiếp bằng ngôn ngữ.

    * Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, vì:

    + Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người và phụ thuộc vào xã hội.

    + Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp.

    + Ngôn ngữ mang bản sắc của từng cộng đồng xã hội (thể hiện ý thức xã hội).

    + Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

    + Ý thức của con người trong việc sáng tạo, học tập, sử dụng, và phát triển ngôn ngữ để phục vụ cho cuộc sống của mình.

    + Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành văn hóa. Mỗi hệ thống ngôn ngữ đều mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng người bản ngữ.

    Trong quá trình phát triển, cùng với những biến đổi của xã hội, ngôn ngữ có sự chuyển hóa và biến đổi tiếp thu cái mới như: Từ mới, nghĩa mới để hoàn thiện hơn.

    Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội là mối quan hệ qua lại. Xã hội phát triển và tồn tại nhờ ngôn ngữ và ngược lại. Nhờ ngôn ngữ, con người giao lưu với nhau và tự hoàn thiện bản thân. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội: Là công cụ điều hành, quản lí, t chức, phân phối hàng hóa và mọi mặt của đời sống, ban hành văn bản, phát lệnh nhà nước để mọi người tuân theo.

    Vậy, ngôn ngữ không thể tồn tại ngoài xã hội. Ngược lại, không có môi trường xã hội thì ngôn ngữ không thể nảy sinh và phát triển.

    2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.

    - Ngôn ngữ có mối quan hệ với hiện tượng xã hội khác như: Kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin.

    Cơ sở hạ tầng là: toàn bộ quan hệ sản xuất của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nào đó.

    Kiến trúc thượng tầng: Là những quan điểm về chính trị, phát quyền, tôn giáo, nghệ thuật.. của xã hội và các tổ chức xã hội tương ứng với cơ sở hạ tầng.

    Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, :

    Ngôn ngữ không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào ᴄũng không phải ᴄông ᴄụ ѕản хuất. Khi cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng bị phá vỡ thì ngôn ngữ không hề thay đổi.

    Mỗi kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng bị tiêu hủy thì kiến trúc thượng tầng cũng bị phá vỡ. Thay vào đó và kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng mới nhưng ngôn ngữ không thể thay đổi. Ngôn ngữ chỉ có thể biến đổi liên tục chứ không tạo ra ngôn ngữ mới mà ᴄhỉ hoàn thiện ᴄái đã ᴄó mà thôi.

    Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Marr đã đồng nhất phát triển ngôn ngữ với phát triển hình thái kinh tế. Điều này không có cơ sở vì ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng.

    - Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Các giai cấp trong xã hội đều dùng chung một ngôn ngữ theo lợi ích riêng của họ. Theo "Học thuyết mới về ngôn ngữ" của Marr cho rằng ngôn ngữ tính giai cấp. Điều này hoàn toàn không đúng.

    Vì ngôn ngữ ra đời cùng với xã hội loài người. Ngôn ngữ liên hệ trựᴄ tiếp ᴠới ѕản хuất ᴄủa ᴄon người ᴠà tất ᴄả hoạt động thuộᴄ lĩnh ᴠựᴄ kháᴄ ᴄủa ᴄon người, trên tất ᴄả mọi lĩnh ᴠựᴄ ᴄông táᴄ, từ ѕản хuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng. Ngôn ngữ không tạo ra ᴄái gì ᴄả, ᴄhỉ tạo ra những lời nói thôi. Trong khi đó ᴄông ᴄụ ѕản хuất tạo ra ᴄủa ᴄải ᴠật ᴄhất. Ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phụᴄ ᴠụ хã hội, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong хã hội, làm phương tiện giúp ᴄon người hiểu biết lẫn nhau ᴠà ᴄùng nhau tổ ᴄhứᴄ ᴄông táᴄ ᴄhung trên mọi lĩnh ᴠựᴄ hoạt động.

    Khi xã hội phân chia giai cấp thì có đấu tranh giai cấp nhưng không phải để phân biệt ngôn ngữ. Các giai cấp vẫn sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Chỉ có các tiếng lóng, biệt ngữ xuất hiện dùng trong giai tầng nhất định trong xã hội. Giai cấp quý tộc, tư sản dùng ngôn ngữ tỏ ra địa vị cao sang đối lập ngôn ngữ nhân dân lao động dùng dân dã, giản dị.

    Câu 2 (5 điểm) : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là ẩn dụ, trường hợp nào là hoán dụ?

    Từ

    Ngữ cảnh 1

    Ngữ cảnh 2

    Phương thức chuyển nghĩa

    cánh

    Cánh chim

    Lời có cánh

    hoa

    Hoa hồng

    Pháo hoa

    trong

    Nước trong

    Tiếng suối trong

    tay

    Bàn tay

    Tay quần vợt

    chai

    Cái chai

    Bán cho hai chai

    1. Từ "cánh" trong ngữ cảnh 1:

    Cánh Chim: nghĩa gốc là bộ phận giúp các loài vật như chim, dơi.. có thể bay và giữ thăng bằng.

    "Cánh chim" là từ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ về sự giống nhau giữa hình dáng và chức năng.

    Ví dụ: " Cũng chỉ là một cánh chim cô đơn

    Giữa chiều hoang chập chờn trong triền gió

    Bay.. bay mãi phía tà dương lấp ló

    Mà cuối trời ráng đỏ cứ dần phai."

    ð Khi áp dụng vào trong hoàn cảnh dùng để chỉ con người, làm rõ thêm cảm giác cô đơn đến choáng ngợp khi cánh chim chao đảo giữa bầu trời, như con người cô quạnh giữa dòng đời đầy hối hả.

    Từ "cánh" trong ngữ cảnh 2:

    Lời có cánh: Sử dụng phương thức hoán dụ để diễn đạt tác dụng của lời nói ngọt ngào, bay bổng. Câu nói này được sử dụng nhiều trong đời sống. Đôi khi trong giao tiếp hằng ngày nó được dùng để khen hoặc đánh giá về một ai đó.

    2 . Từ "hoa" trong ngữ cảnh 1:

    Hoa hồng: nghĩa gốc là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae.

    Ví dụ: "Tặng em một đóa hoa hồng

    Cho ta ngụp lặn trong vòng tình nhân

    Dù là một thoáng phù vân

    Chưa lần gặp gỡ đã phân ly rồi"

    ð Nếu hoa hồng áp dụng trong ngữ cảnh sẽ thuộc phương thức ẩn dụ chỉ tên một loài hoa tượng trưng cho sự nồng nhiệt.

    Pháo hoa: Hoa trong ngữ cảnh này thuộc phương thức hoán dụ.

    Ví dụ:

    "Đà Nẵng đêm pháo hoa

    Náo nức trẻ tới già

    Xuống đường vui trẩy hội

    Tiếng nhạc hòa tiếng ca"

    ð Ý nói đến sự tỏa ra giống như hoa khi pháo bắn lên.

    3. Từ "trong" trong ngữ cảnh 1:

    Nước trong: nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

    "Trên dòng Hương Giang

    Em buông mái chèo

    Trời trong veo

    Nước trong veo

    Em buông mái chèo

    Trên dòng Hương Giang." (Tiếng hát sông Hương - Tố Hữu)

    ð Trong trong ngữ cảnh này chỉ sự tinh khiết, tự nhiên của nước.

    Từ "trong" trong ngữ cảnh 2:

    Tiếng suối trong: là từ chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, có nghĩa là tiếng suối không có tạp âm, không có tiếng ồn, phân biệt rất khác với các âm còn lại.

    "Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

    ð Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối, người cảm nhận được độ "trong" của dòng chảy.

    4. Từ "tay" trong ngữ cảnh 1:

    - Bàn tay: Thuộc nghĩa gốc là từ chỉ một bộ phận trên cơ thể con người dùng để cầm, nắm sự vật.

    - Nhưng nếu chúng ta áp dụng vào ngữ cảnh khác nhau thì cho ra phương thức chuyển nghĩa khác nhau.

    Ví dụ: "Bàn tay ta làm lên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm."

    ð Bàn tay dùng để chỉ con người lao động, sức lao động của con người, câu từ lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ.

    Ví dụ: "Bàn tay của mẹ

    Quạt mát đêm hè

    Bàn tay của mẹ

    Yên bình chở che"

    ð Bàn tay dùng phương pháp ẩn dụ phẩm chất ví cho hình bóng người mẹ tần tảo dịu dàng.

    Từ "tay" trong ngữ cảnh 2:

    Tay quần vợt: để chỉ một người chơi quần vợt. "Tay quần vợt" là từ chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ dùng để chỉ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để chỉ chính con người.

    5. Từ "chai" trong ngữ cảnh 1:

    Cái chai: là nghĩa gốc, là một loại vật dụng chứa chất lỏng.

    Từ "chai" trong ngữ cảnh 2:

    Bán cho hai chai: là từ chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa, hai chai là vật chứa một loại nước gì đó.
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng năm 2022
  2. annryhouse

    Bài viết:
    22
    ĐỀ BÀI:

    Câu 1 (6 điểm): Tại sao nói tín hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán?

    Câu 2 (4 điểm): Chỉ ra trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ và phương thức ẩn dụ:


    + "mũi" trong "mũi người"... "

    Mũi Cà Mau"

    + "nắm" trong "nắm tay"... "

    Nắm kiến thức"

    + "miệng" trong "miệng người"... "

    Nhà có năm miệng ăn"

    + "răng" trong "răng người"... "

    Răng lược"

    BÀI LÀM:

    Câu 1: Tính hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán:

    1.1 . Các nhà ngôn ngữ học đại cương đã khẳng định một trong những đặc trưng cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ là tính võ đoán. Tính võ đoán được hiểu là mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ (giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt ) là mối quan hệ không có lí do, không giải thích được. Chẳng hạn, về từ CÂY trong tiếng Việt, tại sao người Việt gọi tất cả các đối tượng cụ thể trong hiện thực có các đặc điểm lá, thân, rễ là cây ? Rõ ràng không có lí do để giải thích. Đặc điểm của hình thức âm thanh (cách phát âm) C-Â-Y không hề biểu thị đặc điểm gì của đối tượng trong hiện thực (các cây cụ thể).

    Cũng cần phân biệt giữa lí do gọi tên và ý nghĩa của tên gọi. Lí do gọi tên thì không thể giải thích được, nhưng tên gọi thì luôn luôn có ý nghĩa. Ý nghĩa của tên gọi (nghĩa của từ) đã được giải thích ở trong các từ điển.

    Tính võ đoán của ngôn ngữ thể hiện đầy đủ nhất trong hệ thống từ đơn. Có thể nói bản chất võ đoán của ngôn ngữ luôn luôn tỉ lệ nghịch với độ dài (quy mô) của tên gọi (từ, ngữ). Độ dài của tên gọi càng lớn thì tính võ đoán càng giảm và đi đến triệt tiêu. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, các từ ếch, ngồi, đáy, giếng đều mang tính võ đoán. Nhưng tổ hợp ếch ngồi đáy giếng với tư cách là một thành ngữ dùng để chỉ "người có tầm nhìn thiển cận, hạn hẹp" thì hoàn toàn giải thích được lí do gọi tên.

    Như vậy, tính võ đoán là một trong những nguyên lí cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ.

    1.2. Nhà ngôn ngữ học vĩ đại F. De Saussure đã chỉ ra rằng hệ quả của tính võ đoán "nhiều vô kể".

    Do ngôn ngữ mang tính võ đoán nên các tín hiệu ngôn ngữ luôn luôn tồn tại dưới dạng các biến thể. Tín hiệu ngôn ngữ có hai mặt: Cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt (CĐBĐ), do đó cũng tồn tại hai loại biến thể: Biến thể về CBĐ và biến thể về CĐBĐ.

    Biến thể về CBĐ (công thức n/1) nghĩa là cùng một nội dung có nhiều hình thức biểu đạt khác nhau, cùng một ý nghĩa có nhiều âm thanh khác nhau, cùng một đối tượng có nhiều tên gọi khác nhau. Nói cách khác, thực chất của biến thể về cái biểu đạt chính là các hiện tượng đồng nghĩa. Sở dĩ nói là hiện tượng đồng nghĩa vì đồng nghĩa xảy ra trên các cấp độ của ngôn ngữ: Cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp và cả cấp độ văn bản:

    - Ví dụ về đồng nghĩa từ vựng (các từ đồng nghĩa) : hy sinh, tạ thế, băng hà, viên tịch, chết..

    - Ví dụ về đồng nghĩa cú pháp (các câu đồng nghĩa) : Mái tóc người cha bạc phơ và Bạc phơ mái tóc người cha.

    - Ví dụ về đồng nghĩa văn bản (các đoạn văn hoặc văn bản đồng nghĩa) :

    "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Chúng ta quyết chiến đấu đến cùng. Thế hệ này đánh chưa xong, thế hệ khác tiếp tục.."

    "Ta lại viết bài thơ lên báng súng

    Con lớn lên viết tiếp thay cha

    Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống

    Người hôm nay viết tiếp người hôm qua".

    Biến thể về CĐBĐ (công thức 1/n) nghĩa là cùng một hình thức có nhiều nội dung khác nhau, cùng một âm thanh có nhiều ý nghĩa khác nhau, cùng một tên gọi có nhiều đối tượng khác nhau. Nói cách khác, thực chất của biến thể về cái được biểu đạt chính là các hiện tượng đồng âmđa nghĩa . Sở dĩ nói là các hiện tượng đồng âm và đa nghĩa vì chúng xảy ra trên nhiều cấp độ của ngôn ngữ: Cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp và cả cấp độ văn bản.

    - Ví dụ về đồng âm từ vựng (các từ đồng âm) : (cái) cày và cày (ruộng).

    (cái) bàn và (đã) bàn

    Từ anh nuôi "chỉ anh trai trong gia đình nhưng không có quan hệ huyết thống"

    anh nuôi "chỉ người cán bộ cấp dưỡng trong đơn vị quân đội".

    - Ví dụ về đồng âm cú pháp (các câu đồng âm) :

    Tôi thử thách anh (với nghĩa kiếm tra năng lực ) và Tôi thử thách anh (với nghĩa sự thách đố ).

    - Ví dụ về đa nghĩa từ vựng (từ đa nghĩa) :

    Từ ăn có các nghĩa:

    1. Cho thức ăn vào miệng nhai, nuốt.. (ăn cơm )

    2. Tiêu tốn (xe ăn xăng, tàu ăn than)

    3. Hưởng (làm công ăn lương )

    4. Lấn, chiếm (cỏ ăn lan ra sân )..

    Câu 2:

    Trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:

    - "Mũi Cà Mau"

    - "Nắm kiến thức"

    - "Nhà có năm miệng ăn"

    - "Răng lược"

    Trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:

    + "mũi" trong "mũi người"

    + "nắm" trong "nắm tay"

    + "miệng" trong "miệng người"

    + "răng" trong"răng người
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...