a. Mở bài: – Giáo dục nhân cách học sinh là một trong mục tiêu đào tạo trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa. – Trung thực là một đức tính tốt cần được hình thành cho học sinh từ lúc còn cắp sách đến trường. b. Thân bài: 1. Giải thích từ trung thực: – Trung thực gồm từ "trung" có nghĩa là ở giữa, là ngay thẳng và từ "thực" là sự thật, không giả dối, đối lập với hư ảo. – Trung thực là lối sống ngay thẳng, thẳng thắng, tôn trọng sự thật suy nghĩ trong sáng, nói lời nói đúng làm điều hay (phải) phù hợp với đạo lý con người. 2. Bàn luận về vấn đề trung thực: a) Tại sao ta cần trung thực? - Kết quả của công việc (học tập hay lao động) sẽ được đánh giá chính xác nếu công việc đó được thực hiện bởi tính trung thực. Từ đó sức cống hiến cho xã hội sẽ có chất lượng. Dẫn chứng: + Một học sinh được đánh giá giỏi (thật sự) nếu học sinh đó làm bài trung thực. + Một cán bộ lãnh đạo được nhận xét là uy tín khi người đó làm việc, quản lý công việc trung thực, nghiêm túc. - Người trung thực sẽ có cuộc sống thoải mái về tinh thần, không lo lắng vì mình gian dối, được mọi người tin yêu và yên tâm khi giao việc. Dẫn chứng: + Một công nhân trung thực sẽ tận tụy với công việc, luôn muốn hoàn thành sản phẩm chất lượng cao/ + Một giám đốc trung thực, không gian xảo, thủ đoạn đối với hợp tác, đối tác, với công nhân, không làm hàng nhái, hàng giả.. - Trung thực giúp con người dễ thành công thật sự lâu dài, bền vững trong công việc và đối với mọi người xung quanh. Tiếng nói và việc làm của người trung thực luôn có giá trị, có tính thuyết phục cao khiến ai cũng làm theo. Dẫn chứng: + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ được nhân dân đáp lời, ủng hộ vì Bác Hồ luôn sống trung thực, sống có lý tưởng và mục đích tốt đẹp. - Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường đôi lúc người ta không cần trung thực để bảo vệ bí mật trong công tác và giúp người bệnh lạc quan hớn. Dẫn chứng: + Trong cuộc kháng chiến, các chiến sẽ cách mạng không nhất thiết nói sự thật để bảo toàn căn cứ hay một số bác sĩ có lương tâm có thể không nói sự thật để bệnh nhân yên tâm chữa bệnh b) Rèn luyện tính trung thực, ta phải làm gì? – Luôn nói đúng, làm đúng trong công việc, trong học tập phải chấp hành đúng quy định việc kiểm tra, thi cử. – Nói thật nhưng không mất lòng, khôn khéo trong nói thật sẽ giúp người nghe dễ tiếp thu, có sửa đổi, để công việc có kết quả cao hơn. – Lời nói trung thực, nghiêm túc, có thiện chí, chân thành sẽ tạo nên sự đoàn kết nội bộ, giúp các thành viên trong tập thể dễ cảm thông và yêu thương giúp đỡ nhau. – Trong công việc đoàn thể, con người cần có tính trung thực sẽ tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách, tạo uy tính và cảm tỉnh với mọi người. c) Phê phán những người không có tính trung thực: – Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống không trung thực. Họ thường hay giả dối, lừa gạt người khác mưu lượi về mình. Những người như thế thật đáng chê trách và lên án. d) Bài học nhận thức về đức tính trung thực: – Sống là phải trung thực. – Người không trung thực sẽ bị người khác khinh ghét, xa lánh và thất bại trong cuộc sống. c. Kết bài: – Trung thực là thái độ tự trọng và tôn trọng người khác tạo nên mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội văn minh. – Trung thực là cơ sở tạo niềm tin trong mọi công việc.