Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà - Than Đạo - Nguyễn Đình Chiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Jenny Nguyen Tran, 25 Tháng tư 2023.

  1. Jenny Nguyen Tran

    Bài viết:
    39
    Văn đàn Việt Nam có rất nhiều văn nhân thi sĩ đã tận dụng ngòi bút thay gươm giáo, chiến đấu bằng những vần thơ, những áng văn lưu vào sử sách dân tộc qua bao thời kỳ chống giặc ngoại xâm. Cụ Đồ Chiểu đã ghi dấu ấn trong lòng biết bao thế hệ với hai câu luận trong bài thơ thất ngôn bát cú "Than đạo" :

    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. "

    Vậy đạo gì mà bao nhiêu thuyền chở cũng không khẳm, còn bút gì mà đâm mấy thằng gian cũng chẳng tà?

    Từ xưa đã có Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Những dòng hịch là những lời tâm huyết, là nỗi chua xót của một vị chủ soái hết lòng vì dân vì nước:" Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. "Tất cả là do" Ta và các ngươi sinh phải thời loạn lạc, gặp buổi gian nan. Ngó thấy tướng giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà mà chửi mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. "Thân là thống lĩnh, ông phải làm sao vừa thu phục được lòng quân vào sinh ra tử cùng mình:" Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng "; vừa thôi thúc ý chí chiến đấu, sĩ khí bất khuất trong ba quân để thắng giặc Nguyên Mông trong vẻ vang, bảo vệ được bờ cõi non sông gấm vóc:" Ta cùng các ngươi sẽ bị giặt bắt, đau xót biết chừng nào? Ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.. "Ông đã hòa mình vào cùng quân sĩ, đã tự đặt mình vào vị trí của họ, tự hạ mình ngang hàng với họ để thấu hiểu tâm tư, nỗi lo sợ rất đỗi tự nhiên của một con người thời loạn lạc phải gánh trên vai trách nhiệm chiến đấu để giữ cho" tổ tông được thờ cúng quanh năm "- đạo hiếu, và lớn hơn là cho" tông miếu được muôn đời tế lễ "- chữ trung.

    Rồi đến khí khái khẳng định lẽ tất nhiên chủ quyền dân tộc bên bờ sông Như Nguyệt tạc vào chiều dài lịch sử chiến đấu dựng nước và giữ nước bảo vệ bờ cõi non sông gấm vóc dân tộc Việt:

    " Nam quốc sơn hà nam đế cư,

    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư. "

    Bờ cõi sông núi nước Nam đã được định ra cho vua nước Nam trị vì từ trước tại sách Trời. Cho nên giặc ngoại xâm gây hấn thì phải tự hiểu cầm chắc chữ thất bại:

    " Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. "

    Và" bút chẳng tà "còn được khắc họa rõ nét qua" Bình Ngô đại cáo "của nhà quân sự kỳ tài Nguyễn Trãi khi kể tội ngoại xâm:

    " Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. "

    Nước Nam không thiếu nhân tài bởi được ông so sánh với" lá mùa thu "," tuấn kiệt như sao buổi sớm ".

    Những khúc ca hùng tráng làm nên lịch sử dân tộc ngăn sóng xâm lăng giữ vững sơn hà:

    " Chương Dương cướp giáo giặc,

    Hàm Tử bắt quân thù. "

    Trần Quang Khải đã miêu tả chiến công dồn dập như thế chẻ tre khiến quân thù trở tay không kịp.

    Hay như Phan Bội Châu trong" Xuất dương lưu biệt "đã khẳng định đầy khí phách:

    " Non sông đã mất sống thêm nhục,

    Hiền Thánh còn đâu học cũng hoài. "

    Những nhà chí sĩ yêu nước không bao giờ sáng tác văn chương lại xa rời hiện thực đau thương dưới ách nô lệ, dưới xiềng ngoại xâm; và cũng không bao giờ nguôi ý chí chiến đấu bảo vệ giang sơn, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa nước tình dân.

    Có thể kết luận rằng ngòi bút của họ gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân tộc, của công cuộc giữ nước và dựng nước. Vậy mới thật xứng là" đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".
     
    Kẻ xa lạLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...