Đám đông là gì? Vì sao con người thường có tâm lí đám đông?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Love cà phê sữa, 30 Tháng sáu 2021.

  1. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Chắn hẳn, mọi người đã từng được nghe, từng được biết đến một câu chuyên vô cùng hài hước và đầy châm biếm của Azit Nexin về dòng người nối đuôi nhau xếp hàng mua mũ, ngay cả khi họ vẫn đang đội mũ trên đầu, giá trị sử dụng của mũ không cao và họ chẳng cần đến nó lắm.

    Đó chính là tác động của hiệu ứng đám đông, là biểu hiện tâm lí xã hội của con người trước hành vi mang tính "bầy đàn". Vậy, "đám đông" là gì? "Hiệu ứng đám đông" nghĩa là sao? Tại sao con người thường có tâm lí đám đông? Cùng mình tìm hiểu nhé!

    Đám đông nghĩa là gì?

    Định nghĩa

    Đám đông (Crowd) là sự quy tụ, tập hợp một cách ngẫu nhiên nhiều cá nhân khác nhau, không có sự phân biệt về mặt giới tính, tư tưởng, đẳng cấp, tôn giáo. Đám đông chỉ là sự quy tụ các cá nhân về mặt hình thức, không có sự hợp tác hay thống nhất bên trong, chỉ mang tính nhất thời.

    [​IMG]

    Ví dụ:

    Tập hợp người trong rạp chiếc phim, trong cửa hàng tiện lợi, trên bãi biển, trong quán ăn, trên đường phố..

    So sánh nhóm và đám đông

    Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhóm người và đám đông. Về bản chất và mục đích, hai tập hợp người trên hoàn toàn khác nhau.

    - Đám đông:

    + Không có sự thống nhất về mặt tư tưởng

    + Mang tính cá nhân

    + Tự do hoạt động, không ràng buộc

    + Có thể chung mục đích

    + Mang tính nhất thời

    + Không có mối quan hệ bền chặt bên trong

    - Nhóm:

    + Cùng theo đuổi một triết lí, quan niệm

    + Cùng nhau giải quyết vấn đề, cùng hợp tác, hỗ trợ

    + Đồng nhất trong cách làm việc

    + Hướng đến mục đích chung, sứ mệnh chung

    + Hướng đến sự phát triển lâu dài

    + Có mối quan hệ hữu cơ

    Hiệu ứng đám đông (hiệu ứng bầy đàn) là gì vậy?

    Định nghĩa:

    Hiệu ứng đám đông (Herd behavior) hay còn được gọi là Tâm lí đám đông là khái niệm chỉ cá nhân hay tập hợp người thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách thụ động về tâm lí, suy nghĩ và hành vi từ số đông. Họ thường chạy theo những gì số đông cho là đúng, là hợp tình hợp lí. Hiệu ứng đám đông dẫn đến sự ra đời của các trào lưu, các trend trong lĩnh vực nào đó.

    [​IMG]

    Biểu hiện

    Người có tâm lí đám đông thường:

    - Không có chính kiến, dễ lay chuyển, không hướng đến mục tiêu nhất định.

    - Thụ động, ù lì.

    - Không có năng lực tư duy phản biện, không làm chủ được hành vi cá nhân và không dám đi ngược lại với những gì có sẵn.

    - Luôn cho đám đông là đúng, vô thức phản xạ hành vi bầy đàn, a dua theo trào lưu.

    Một số ví dụ về hành vi bầy đàn

    Hiệu ứng đám đông trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok, Zalo: Mình đã vô tình đọc được một bình luận trên Tik Tok rằng: "Khen hay chê đều phụ thuộc vào thằng bình luận đầu tiên". Như vậy, có thể thấy, con người chịu tác động rất lớn từ suy nghĩ của người khác. Từng người, từng người một đồng tình với quan điểm ấy và rồi tạo ra một đám đông. Những người đi ngược lại với suy nghĩ ấy sẽ bị trừng phạt theo một cách nào đó bởi vì làm trái "luôn thường đạo lí" mà đám đông cho là đúng.

    Trường hợp nữ ca sĩ Tô Ngọc Bảo Linh (Link Lee) cũng như vậy. Khi cô đăng ảnh chuyển giới của mình lên Facebook, hàng trăm ngàn bình luận mang tính công kích, xúc phạm xuất hiện với tần suất dày đặc. Người trước bình luận chê bai, người sau thấy vậy cũng làm theo. Đó là hiệu ứng đám đông trên mạng xã hội.

    Ban đầu, phạm vi kinh doanh chỉ dừng lại trong khuôn khổ một gia đình, rồi mở rộng hai, bốn nhà, tiếp tục phát triển thành cả làng, cả huyện, cả thành phố.. Điều này sẽ vô cùng tốt nếu chất lượng sản phẩm đảm bảo. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một nhà quyết định phun thuốc trừ sâu hay sử dụng chất bảo quản, và thế là cả làng cùng làm.

    [​IMG]

    Hiệu ứng đám đông trong đời sống: Một ví dụ đơn giản là trong siêu thị, khi thấy đám đông tranh nhau mua đồ giảm giá hay thấy nhiều người mua một món đồ nào đó, bất giác, bạn cũng lấy nó cho vào giỏ mua về. Đó chính là tâm lí đám đông của người Việt Nam.

    Nguyên nhân của hiệu ứng đám đông (vì sao con người có xu hướng chạy theo đám đông)

    Mỗi người chứa đựng sẵn trong mình phản xạ mang tính bầy đàn. Khi xuất hiện hành vi mang khuynh hướng cộng đồng, những người thiếu hiểu biết hay không có chính kiến dễ dàng sa lưới và a dua theo trào lưu. Họ tin rằng, đám đông luôn đúng. Sự lựa chọn và hành vi của đám đông thường xuất phát từ một lí do vô cùng xác đáng nào đó. Và rồi, định nghĩa "đám đông luôn có cái lí của đám đông" ra đời.

    Hơn nữa, nếu bản thân người chạy theo xu hướng đám đông không thu được lợi cho mình thì họ vẫn không bị gắn mác là "kẻ ngu dốt, lạc hậu", giảm bớt rủi ro về mặt tâm lí và không chịu sự đả kích hay trừng phạt của đám đông

    Tâm lí đám đông – con dao hai lưỡi

    Sức mạnh của hiệu ứng đám đông

    Khi đám đông được tập hợp theo mục đích tốt đẹp nào đó, ắt sẽ tạo ra sức mạnh khổng lồ. Có những người không ham hố đọc sách, nhưng thấy một người đọc, thấy nhiều người đọc nên cũng đọc theo, từ đó dẫn đến sự thay đổi về nhận thức. Trong học tập, thấy đa số các bạn học bài nên bản thân cũng vô thức mà bắt chước theo. Hay, thấy nhiều người quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, bạn cũng góp chút ít công sức.

    [​IMG]

    Sức mạnh ấy đã được chứng minh qua lịch sử Thế giới, tiêu biểu là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hay, sự ra đời của kì quan vĩ đại như Vạn Lí Trường Thành, Kim Tự Tháp.. cũng thể hiện vai trò quan trọng của hiệu ứng đám đông.

    Trong kinh doanh, nhờ việc tận dụng hiệu ứng đám đông mà nhà kinh doanh, chủ sản xuất thu được lợi nhuận cao. Áp dụng mua 1 tặng 1 hay giảm giá 10, 20% thu hút sự chú ý của một số người và rồi nhiều người đến mua hàng hơn. Điều đó đã tạo cho lợi nhuận lớn cho nhiều nhà kinh doanh

    Mặt trái của hiệu ứng đám đông.

    - Khiến cá nhân không phát huy tư duy phản biện, tính sáng tạo. Hiệu ứng đám đông đã tạo ra lối mòn, định kiến làm đứt gãy và thui chột những điều mới mẻ. Tiêu biểu là Galile chỉ vì phát hiện ra "Trái đất quay xung quanh mặt trời" mà phải chịu sự áp bức của quyền lực tôn giáo thời Trung cổ.

    - Đám đông với đặc điểm nhẹ dạ, cả tin, đầy quyền lực, họ tự cho mình quyền có thể trừng phạt người khác nếu làm trái mắt họ. Điều này tạo ra vô vàn tội ác khi bản thân con người không thể xem xét vấn đề, không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai. Chỉ cần một người lên tiếng mách bảo hành vi ấy là trái với luân thường đạo lí, đám đông sẽ cùng nhau công kích, xúc phạm con người ấy, hành vi đó.

    [​IMG]

    - Là nguồn cơn dẫn đến các vụ tự sát, những cuộc thảm sát kinh hoàng của nhân loại. Hiler là ví dụ tiêu biểu. Chịu ảnh hưởng từ bố và những người xung quanh, Hitler nuôi hận thù với người Do Thái. Hắn tác động đến đám đông và từ đó gây ra nạn diệt chủng.

    - Người người bắt chước nhau sử dụng chất độc hại chỉ vì muốn tăng lợi nhuận dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, tỉ lệ người mắc bệnh tăng cao.

    Làm thế nào để không bị tâm lí đám đông dẫn dắt?

    "Nếu đi theo đám đông, bạn sẽ khó mà đi xa hơn được đám đông. Nếu đi một mình, bạn có thể đặt chân đến những nơi mà chưa ai từng đến được." (Alan Ashley-Pitt). Điều cốt yếu là xác định được mục tiêu của mình, làm chủ bản thân, không để mình bị chi phối bởi hành vi bầy đàn. Hơn nữa, mỗi người cần bứt phá, sáng tạo con đường đi mới, tránh nép mình vào định kiến, lối mòn

    Một số hội chứng liên quan đến tâm lí đám đông

    Hội chứng rạp hát : Khi kết thúc buổi biểu diễn, vì lí do nào đó mà bạn thấy bài hát đó, vở kịch đó không hay, phân vân chưa xác định được có nên tán thưởng hay không. Nhưng, xung quanh, mọi người vỗ tay rầm rỗ, và bạn cũng vỗ tay theo. Điều này giảm bớt rủi ro tâm lí, khiến bạn đỡ xấu hổ vì thiếu lịch sự hay kém hiểu biết hơn người khác.

    Hội chứng lây lan (thể hiện qua câu chuyện chiếc mũ đã đề cập ở trên)

    Hiệu ứng bầy cừu: Nói ngắn gọn là hành vi tâm lí của bầy cừu giống hệt nhau. Hiệu ứng bắt nguồn từ câu chuyện Panurge. Panurge là một người lái buôn tràn trề kinh nghiệm, vì có xích mích với người lái buôn trước đó nên anh ta quyết định trả thù. Mua một con cừu và vứt nó xuống biển, đàn cừu thấy vậy thì cùng nắm tay nhau chìm xuống biển khơi.

    Một số hình ảnh liên quan đến hiệu ứng đám đông khiến bạn phải suy ngẫm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Mong bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về đám đông và lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn. Chúc các bạn thành công!
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng năm 2021
  2. firend

    Bài viết:
    30
    [​IMG]

    Về hình ảnh này, tôi thấy không có ngữ cảnh, bối cảnh rõ ràng. Tại sao con đường kia lại bị bịt? Liệu đó có phải con đường cài mìn, có những hố nguy hiểm, đường dành cho tàu điện. Nguy hiểm về điện?

    Những hình này hay ở chỗ, chúng không chỉ có 1 ý, nếu chúng ta đào sâu hơn về ý nghĩa
     
    Love cà phê sữaHeo Bảo Bảo thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...