Review Sách Dám Bị Ghét - Kishimi Ichiro, Koga Fumitake - Nhà Xuất Bản Nhã Nam

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 27 Tháng bảy 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    Nếu bạn đang muốn tìm đọc muộn cuốn sách hay ho, muốn tìm hiểu một lĩnh vực mới mà bạn chưa biết đến thì các bạn có thể tìm đọc cuốn sách mình giới thiệu sau đây: DÁM BỊ GHÉT của tác giả KISHIMI ICHIRO và KOGA FUMITAKE

    [​IMG]

    Đây là một cuốn sách thú vị về các khái niệm cơ bản, những khía cạnh đơn giản nhất của bộ môn tâm lý học cũng như triết học với người đứng đầu là triết học gia Adler.

    Người ta nhận định rằng tư tưởng của Adler đã thoát lý khỏi lĩnh vực học thuật và trỏ thành nhận thức phổ biến (common sense) của mọi người

    Tâm lý học Adler đưa ra câu trả lời rất đơn giản và cụ thể cho câu hỏi muôn đời của triết học "làm thế nào để con người được sống hạnh phúc?"

    Cuốn sách được viết dưới dạng đối thoại giữa chàng thanh niên và triết gia về những vấn đề, luận điểm của cuộc sống, về cái khái niệm "mọi người sống đều dựa trên mục đích họ muốn thế chứ không phải do nguyên nhân từ quá khứ gây ra"

    Cuốn sách giúp bạn giải đáp câu hỏi "tại sao bạn cứ phải sống theo khuôn mẫu người khác đặt ra", giúp bạn nhận ra giá trị của chính bản thân mình, rằng việc "bạn chỉ cần còn tồn tại trên thế giới này cũng đã là một điều cực kỳ giá trị, cực kỳ ý nghĩa"

    Có thể nói tâm lý học Adler là bước đầu cho sự tiếp thu triết học Adler – một khái niệm triết học mới và rất tiến bộ, và tên tuổi của Adler được đề cập như là một trong ba người khổng lồ của tâm lý học, ngang hàng với Freud và Jung

    Tin mình đi, mặc dù nói là triết học, nhưng những câu truyện được viết trong cuốn sách này lại không khô khan một tý nào, đó là cái tài của tác giả. Các câu chuyện được lấy từ những hành động thường ngày của xã hội rồi họ dẫn chứng những ví dụ khác từ câu chuyện đấy để bạn có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề, đặc biệt là cái lối văn khích lệ người đọc, nếu bạn là người thích tư duy, bạn có thể vừa đọc vừa suy ngẫm để đưa ra phản bác như chàng thanh niên trong sách, nói thật là, hầu hết những suy nghĩ bạn phản bác được đều lại chính là những lời phản bác tiếp sau đó của chàng thanh niên đối với triết gia.

    Và điều mình thấy hay và cũng như rất ưa thích cuốn sách này nhất đó là: Việc chàng thanh niên trẻ - một con người đã quá chán ngấy với cái thực tại của xã hội, nơi mà mọi thứ chàng cho rằng quá đỗi phức tạp, xấu xa và khi chàng nghe được tin có một triết gia nào đó nói rằng thế giới thật đơn giản, chàng đã cất công đi tìm ông ta, khi tìm thấy triết gia - người mang trong mình tư tưởng của Adler, trước khi được triết gia giảng giải, anh chàng còn hùng hồn tuyên bố rằng sẽ chứng minh cho ông thấy thế giới không như ông nói, và triết gia phải quỳ xuống xin lỗi mình mà rút lại lời nói đó. Nhưng sau cùng cái kết là chàng thanh niên đã ngộ ra chân lý, chàng tạm biệt triết gia, trên đường trở về với một nụ cười thât tươi trên môi và câu nói "thế giới này thật đơn giản". Diễn biến câu chuyện như thế làm mình nhớ đến chú hề trong bộ bài tarot hay chàng chăn cừu Santiago trong cuốn "nhà giả kim". Ngoài ra, vì lý do đó là cuộc hội thoại nên mình có thể rất dễ tiếp thu (nói thật nó không khác gì cuộc nói chuyện bình thường vậy)

    Mình xin trích một vài câu nói trong cuốn sách này:

    - Bạn bất hạnh không phải do quá khứ hay hoàn cảnh, càng không phải do thiếu năng lực. Bạn chỉ thiếu "can đảm" mà thôi. Nói một cách khác, bạn không đủ "can đảm để giám hạnh phúc". [..] Bởi can đảm để dám hạnh phúc bao gồm cả "can đảm dám bị ghét" nữa. [..] Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, có được hạnh phúc

    - Khẳng định bản thân nghĩa là dù không thể vẫn cứ tự ám thị mình rằng "tôi có thể", "tôi mạnh mẽ". Suy nghĩ này sẽ dẫn tới phức cảm tự tôn, tức là cách sống lừa dối chính bản thân mình. Ngược lại, chấp nhận bản thân nghĩa là, giả sử ta không thể làm được một điều gì đó thì ta sẽ chấp nhận nguyên vẹn "cái tôi không thể làm được điều đó", từ đó tiếp tục cố gắng để có thể làm được điều đó. Ta không lừa dối mình

    - Cảm giác thuộc về nơi nào đó không phải là điều bẩm sinh đã có mà phải do chính tay mình giành lấy.

    - Khi chúng ta gặp khó khăn trong mỗi quan hệ giữa người với người, khi không nhìn thấy lối thoát, điều cần nghĩ đến đầu tiên là "hãy lắng nghe tiếng nói của cộng đồng lớn hơn".

    Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết của mình, chúc các bạn tìm được cuốn sách hay trong thời gian tới nhé!
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. vithimoi

    Bài viết:
    8
    Yes, we can do it
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...