Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường - một hội chứng của việc rối loạn chuyển hóa lipid, carbohydrat và protein. Các rối loạn chuyển hóa này sẽ dẫn đến các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ và bệnh thần kinh. Trung tâm của các rối loạn trong bệnh đái tháo đường bắt nguồn từ sự giảm sản sinh insulin hoặc giảm nhạy cảm của receptor insulin (sự đề kháng insulin) hoặc cả hai. Tăng đường huyết là điểm chung của mọi loại tiểu đường và đó chính là tiêu chí để chẩn đoán đái tháo đường cũng như để đánh giá các thuốc hạ đường huyết. Là một bệnh mãn tính nên không thể chữa dứt điểm, phải dùng thuốc cả đời để hạn chế bệnh diễn tiến nặng thêm. Có 4 loại đái tháo đường: - Đái tháo đường type 1 - Đái tháo đường type 2 - Tiền đái tháo đường - Đái tháo đường thai kỳ * Đái tháo đường type 1 Tế bào Beta tụy bị phá hủy nên làm giảm hoặc không sản xuất được insulin. 95% do cơ chế tự miễn, 5% không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 đa phần là người trẻ, ốm yếu. Do không có khả năng sản xuất insulin nên cần phải tiêm insulin. * Đái tháo đường type 2 Tế bào beta tụy giảm sản xuất insulin do tuổi tác hoặc giảm nhạy cảm với receptor insulin làm insulin được sinh ra nhưng không đi vào tế bào để thực hiện quá trình chuyển hóa glucose nên làm tăng lượng glucose trong tế bào. Do giảm nhạy cảm với receptor và tế bào Beta tụy giảm sản xuất insulin nên hướng điều trị là dùng thuốc hạ đường huyết để làm tăng nhạy cảm receptor hoặc kích thích tế bào Beta tăng tiết insulin. Đái tháo đường type 2 thường gặp ở những bệnh nhân > 35 tuổi, biểu hiện béo phì. *Tiền đái tháo đường Là dấu hiệu ban đầu của đái tháo đường, có thể diễn biến bệnh thành đái tháo đường. Khuyến cáo áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ phát triển từ tiền đái tháo đường thành đái tháo đường. * Đái tháo đường thai kì Khi mang thai các hormon thay đổi, dẫn đến thay đổi lượng hormon insulin nên gây ra đái tháo đường thai kì. Để kiểm soát đái tháo đường thai kì nên khuyến cáo bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống (ăn nhiều rau xanh), tập thể dục nhẹ như yoga (tốt cho bà mẹ và thai nhi). Thường xuyên tự theo dõi mức đường huyết nếu như việc điều chỉnh lối sống là không đủ, nếu không thì insulin hay metformin được đề nghị thêm vào trong điều trị. ĐIỀU TRỊ: Không dùng thuốc: Thay đổi lối sống: Tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, hạn chế carbohydrat từ tinh bột, đường. Dùng thuốc: Thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin: Biguanid, Metformin, Thiazolidinediones. Thuốc làm tăng tiết insulin: Glucose like peptide -1 receptor analog (GLP-1), Dipeptidyl peptidase IV (DDP-4), Sulfonylurea (SU), Meglitinid- Loại không SU (ít thấy trên thị trường). Thuốc làm giảm hấp thu glucose: Dẫn xuất amylin tổng hợp, Chất tủa acid mật. Có thể kết hợp các thuốc đái tháo đường khác nhau nếu bệnh nhân không đáp ứng với chế độ đơn trị (1 thuốc) Insulin: Loại tác dụng ngắn: Tiêm 1 giờ trước khi ăn. Làm thay đổi nồng độ insulin nhanh chóng. Loại tác dụng nhanh: Hấp thu nhanh, ít tai biến hạ đường huyết muộn (sau bữa ăn, lúc ngủ) hơn regular insulin. Tiêm ngay trước bữa ăn. Loại tác dụng trung bình: Dùng 1 lần trước ăn sáng hoặc 2 lần/ngày hoặc lúc đi ngủ (đái tháo đường type 2). Loại tác dụng dài: Hấp thu kéo dài, dùng 1 lần mỗi ngày vào thời điểm bất kì, giữ nồng độ suốt 24 giờ. Để tránh tình trạng quên tiêm thuốc của bệnh nhân. Có thể kết hợp các loại insulin với nhau tùy vào từng bệnh nhân cụ thể. Tóm lại: Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, không có thuốc chữa dứt điểm, chỉ dùng thuốc để hạn chế bệnh diễn tiến nặng và các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh. Khi biết bị tiền đái tháo đường không nên lo lắng, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và theo dõi lượng đường huyết định kì. Bệnh nhân đái tháo đường nên tránh ăn những thức ăn chứa nhiều đường như sầu riêng, xoài chín. Thay đổi chế độ ăn uống từ từ cộng với rèn luyện thể dục đầy đủ để tránh bệnh diễn tiến nặng thêm. Nếu kiểm soát tốt có thể không cần dùng thuốc. Hiểu rõ đái tháo đường là cách tốt nhất để chiến thắng nó. Hãy thay đổi lối sống kể từ bây giờ để tránh đái tháo đường!