Đặc Trưng Văn Hóa Ăn Uống Của Người Việt Các bạn biết không, những bữa cơm hằng ngày mà chúng ta ăn không chỉ đơn thuần là các món ăn, mà đó là sự kết hợp của tinh hoa, của văn hóa và phong tục tập quán từ xưa đến nay. Đó còn là cả một nghệ thuật trong việc chế biến và thưởng thức món ăn. Đây là một số chuẩn mực quy tắc trong mâm cơm của người Việt Nam, chúng ta cùng tham khảo và so sánh với thực tế xem có đúng không nhé. 1. Tính linh hoạt Tính linh hoạt chính là yếu tố quan trong bao trùm trong ẩm thực của người Việt. Nó được thể hiện cách con người ứng phó và tận dụng tất cả các yếu tố của tự nhiên xung quanh trong việc chế biến món ăn và cách ăn uống. Ví dụ như khi nói về cây chuối người ta có thể ăn quả chuối, bắp chuối, lõi chuối, và thậm chí là củ chuối. Về gà thì ta có thể chế biến gà chiên, gà luộc gà nướng, và nhiều món nữa. Còn linh hoạt trong cách ăn các bạn có thể thấy một ví dụ điển hình là bạn đi ăn bún đậu mắm tôm nhưng bạn không ăn được mắm tôm thì bạn có thể ăn với nước mắm đại loại vậy. 2. Tính tổng hợp Tính tổng hợp được thể hiện thông qua các món ăn, chúng ta có thể thấy các món ăn của người Việt có đầy đủ các chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc. Món ăn không chỉ được thưởng thức bằng miệng, mà nó còn được cảm nhận qua từng giác quan của cơ thể. Ví dụ khi ta ăn món bánh xèo, ta có thể nếm được vị ngon của bánh qua vị giác, người được mù thơm thoang thoảng của bánh hòa quyện trong gió qua khứu giác, nghe âm thanh của khi người ta cho gáo bột vào chiếc chảo nóng qua thính giác, quan sát màu vàng của bánh, màu xanh của rau, màu đỏ của ớt, và màu cánh gián của bát nước mắm qua thị giác, và cảm nhận được sự giòn tan khi ta xé bánh bằng tay qua xúc giác. 3. Tính cộng động Chúc ta có thể thấy trong các bửa cơm gia đình, cũng như trong các buổi tiệc mọi người quây quân bên nhau vừa trò chuyện vừa thưởng thức các món ăn từ đó các mối quan hệ thêm phần gắn kết. Đó chính là biểu hiện của tính cộng đồng. 4. Tính mực thước Đối với người Việt Nam cách ăn uống cũng phần nào đó nói nên nếp sống văn hóa ở mỗi con người. Ăn uống phải đi theo khuôn khổ chuẩn mực, khôn ăn quá nhanh, cũng không quá chậm, không quá nhiều, cũng không quá ít. Ăn uốn phải từ tốn tế nhị, không làm rơi vãi ra bàn ăn. Từ tính mực thước này ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ "ăn coi nồi, ngồi coi hướng". 5. Tính biện chứng Trong ăn uống, người Việt Nam chú trọng đến sự hài hòa âm dương trong chế biến các món ăn luôn đảm bảo được quy luật bù trừ, chuyển hóa. Từ đó có được một lối sông ăn uống lành mạnh đảm bảo cho sức khẻo. Ví dụ như khi ta ăn hột vịt lộn thì ta ăn kèm với rau răm, do hột vịt lộn có tín hàn là lạnh trong rau răm có vị cay của hành hỏa nên khi ăn chung với nhau sẽ cân bằng với nhau tránh gây khó tiêu.