Đặc điểm và bản chất cùng với quá trình của cuộc cách mạng 4.0 1. Đặc điểm Sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế: Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối IoT và các hệ thống kết nối IoS. Nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, các tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, xe tự lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử. Có quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người. "Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân". Theo đó, những đột phá công nghệ diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh chóng và mức độ tương tác rộng lớn sẽ tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và hoạt động ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn. Có sự tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại. Điều này thể hiện ở sự ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.. với các cấp độ từ toàn cầu đến châu lục, khu vực và trong từng quốc gia. Bản chất của cuộc cách mạng lần 4: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0), diễn ra từ những năm 2000, dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất (trí tuệ nhân tạo - AI, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot.) từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế để phát triển (đối với các nước đang phát triển/nghèo), để duy trì vị thế của mình (với các nước phát triển). 2. Bản chất Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy.. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) diễn ra từ những năm 2000, dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất (trí tuệ nhân tạo - AI, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot.) từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế để phát triển (đối với các nước đang phát triển/nghèo), để duy trì vị thế của mình (với các nước phát triển). 3. Quá trình diễn ra cuộc cách mạng Trước sự ra đời của cuộc công nghiệp lần thứ 4 đã có 3 cuộc cách mạng khác: Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 xây dựng các tuyến đường sắt và tạo ra động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 với sự ra đời của đèn điện, động cơ điện, dây chuyền lắp ráp. Cuộc công nghiệp lần 3 đó là sự sáng tạo ra máy tính, kỷ nguyên của máy tinh và tự động hóa. Thuật ngữ "cách mạng công nghiệp lần thứ 4" đã được áp dụng 1 vài lần trong 75 năm qua để nói về sự phát tiển của công nghệ. Nhưng nó chính thức được đưa ra và nói đến tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011 tại hội chợ Hannover. Tháng 10/2012 một loạt các kiến nghị về việc triển khai công nghệ 4.0 đã được nhóm công tác về công nghiệp 4.0 trình bày cho chính phủ Đức. Cho đến năm 2013 nó có tên gọi mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) do một nhà báo của chính phủ Đức đã đề cập tới. 9 Vào năm 2016 tại diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 được diễn ra tại Thụy Sĩ, ở phố Davos-Klosters. Tại đây Công nghiệp 4.0 đã được đưa ra thêm 1 định nghĩa mới đó là "một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị". Ngày 10/10/2016 diễn đàn kinh tế đã thông báo khai trương trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại San Francisco Nguồn: Giáo trình