Tiểu Thuyết Cuộc Liên Hôn Sai Lầm - Annie Dinh

Thảo luận trong 'Hoàn Thành' bắt đầu bởi Annie Dinh, 2 Tháng một 2022.

  1. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    CUỘC LIÊN HÔN SAI LẦM

    Thể loại: Tiểu thuyết, truyện dài, hiện đại, lãng mạn

    Tác giả: Annie Dinh

    Tình trạng: Đã hoàn​

    Văn án: Cuộc liên hôn kiểu cũ xảy ra trong thời đại mới. Tiếc rằng nó không suôn sẻ như mong đợi của những người trong cuộc.

    Người đàn ông thân dài, vai rộng bị ông nội ép hôn, trong lòng vô cùng muốn nổi loạn. Anh đã dùng tất cả mọi chiêu thức nhưng không vượt qua được cửa ải của ông cụ. Cuối cùng bị ông kéo xác đến nhà vợ tương lai trình diện.

    Anh muốn hợp tác với người vợ hứa hôn để hủy bỏ hôn ước. Tiếc rằng cô vợ này lại xem trọng anh và muốn duy trì cuộc liên hôn. Làm thế nào vừa gặp, cô nàng đã muốn dính chặt anh không chịu nhả, khiến anh điên tiết?

    Xét thấy không thể trông mong vào cô vợ hứa hôn này, một mình anh lại không đủ thực lực, anh đành vô sỉ kéo chị vợ song sinh vô tội vào giúp anh phá nát hôn ước. Chuyện tốt mà anh làm khiến gà bay chó sủa, sóng gió ầm ầm kéo đến, mây mù che phủ bầu trời.

    Anh còn sợ không thành công, thế là âm thầm thề độc rằng miễn làm sao phá được cuộc hôn nhân, sau này có bị trời hành, bắt anh làm tôi mọi cho vợ tương lai nào đó anh cũng chịu. Tưởng là thề chơi ai ngờ nó lại ứng nghiệm. Chẳng những đau khổ vì bị vợ hành mà còn vui sướng, cầu mong vợ hãy hành hạ anh nữa đi.

    Link thảo luận góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh

    [​IMG]

    MỤC LỤC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chương 1. Vợ hứa hôn

    Chương 2. Chị vợ song sinh

    Chương 3. Thề độc

    Chương 4. Bày binh bố trận

    Chương 5. Quậy đục nước

    Chương 6. Chạm trán

    Chương 7. Cuộc sống sinh viên

    Chương 8. Mở đầu của sự rắc rối

    Chương 9. Cho nhau cơ hội

    Chương 10. Tìm hiểu

    Chương 11. Oan gia lại gặp

    Chương 12. Giúp đỡ

    Chương 13. Bên trọng bên khinh

    Chương 14. An ủi

    Chương 15. Gấu Misa Thụy Khanh

    Chương 16. Động lòng trắc ẩn

    Chương 17. Họa sĩ Thụy Khanh

    Chương 18. Hữu duyên lại gặp

    Chương 19. Ai cần anh quản chuyện của tôi

    Chương 20. Lo cho vợ con

    Chương 21. Hẹn gặp

    Chương 22. Mình là anh em

    Chương 23. Cái đuôi bất đắc dĩ

    Chương 24. Gia đạo bất ổn

    Chương 25. Tai nạn

    Chương 26. Đi bệnh viện

    Chương 27. Quả tim bằng sắt

    Chương 28. Càng giúp càng loạn

    Chương 29. Lần đầu ăn giấm chua

    Chương 30. Bữa cơm kỳ lạ

    Chương 31. Âm thầm giúp đỡ

    Chương 32. Lòng tốt bị lợi dụng

    Chương 33. Tìm cách gặp mặt

    Chương 34. Gán ghép lộ liễu

    Chương 35. Hạnh phúc tưởng tượng

    Chương 36. Bày trò náo nhiệt

    Chương 37. Rắc rối đan xen

    Chương 38. Bị cướp

    Chương 39. Kim ốc tàng kiều

    Chương 40. Sếp không bị cong

    Chương 41. Cháu trai lang chạ

    Chương 42. Giúp tới cùng

    Chương 43. Cuộc gặp tình cờ

    Chương 44. Lãng mạn cùng nhau

    Chương 45. Đánh dấu chủ quyền

    Chương 46. Tình cảm nữ nhi

    Chương 47. Sinh nhật song sinh

    Chương 48. Xác định lòng mình

    Chương 49. Bình giấm chua

    Chương 50. Giấm nhà anh thật sự chua

    Chương 51. Trắc trở

    Chương 52. Sóng gió lại nổi lên

    Chương 53. Ngược tâm

    Chương 54. Lời đồn đại ác ý

    Chương 55. Gian phu dâm phụ

    Chương 56. Cơn ghen trào ngược dạ dày

    Chương 57. Đời là bể khổ

    Chương 58. Vai trò mới

    Chương 59. Bị ghen tị khắp nơi

    Chương 60. Cô đơn trên đường đời

    Chương 61. Bắt nạt người anh yêu

    Chương 62. Không cứu được

    Chương 63. Rời đi

    Chương 64. Mất tích

    Chương 65. Chuyện xưa

    Chương 66. Hối hận ăn năn

    Chương 67. Tìm trong vô vọng

    Chương 68. Manh mối

    Chương 69. Tìm thấy

    Chương 70. Nâng niu

    Chương 71. Một đời hạnh phúc
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 1. Vợ hứa hôn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Minh Hoàng vừa ký xong một văn kiện. Trợ lý nhận hồ sơ từ anh nhưng nấn ná chưa chịu ra khỏi phòng.

    "Cậu còn có chuyện gì?"

    "Dạ.."

    Cậu ta ngập ngừng một lúc như hạ quyết tâm rồi căng da đầu phun ra:

    "Ông cụ vừa gọi điện thúc giục, gần đến giờ buổi tiệc sắp diễn ra, anh nên chuẩn bị đến đó. Ông cụ sẽ đi từ nhà thẳng đến bên kia."

    Minh Hoàng ngã người dựa ra sau ghế nhắm mắt dưỡng thần, chẳng tỏ vẻ nao núng trong khi trợ lý vội muốn chết. Người bên ông cụ đã gọi đến bao nhiêu cuộc, giao cho cậu ta mỗi nhiệm vụ tối nay bằng mọi cách phải đưa Tổng giám đốc đến nhà ông bà Đại Hưng. Chẳng cần biết dùng thủ đoạn gì, bằng mọi giá phải mang được người đi, chết thì mang XÁC.

    Trợ lý không hiểu bữa tiệc tối nay quan trọng đến mức nào mà lúc nãy ông cụ còn đích thân gọi nhắc nhở. Trong lòng trợ lý lo đến bất an, sợ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong khi cậu ta như đang ngồi trên bàn chông thì sếp trước mặt lại cố tình rơi vào trạng thái bế quan, mông lung khó đoán.

    Tình huống này cậu ta chẳng biết phải làm sao đành phải nhẹ chân quay đầu ra cửa, để lại không gian riêng cho sếp. Làm cùng sếp bao lâu nay, cậu ta hiểu sếp nhà là kiểu không thích bị người ta điều khiển. Nếu sếp không muốn đi, chẳng ai có thể ép uổng. Ông cụ lần này làm khó cậu ta rồi.

    Cậu ta nhẹ nhàng đẩy cửa phòng, cố không gây một tiếng động nào. Minh Hoàng đang nhắm mắt dưỡng thần nhưng vẫn cảm nhận được sự bất an của trợ lý. Bữa tiệc hôm nay anh vẫn nhớ, nhưng lòng không hề muốn tham dự. Chỉ cần nghĩ tới là anh muốn bật cười, thời đại nào rồi mà ông nội còn học người ta hứa hôn linh tinh, rồi ép anh rơi vào thế bí.

    Bây giờ là thế kỷ hai mốt, thế mà ông bảo anh phải gặp mặt vợ hứa hôn. Chuyện tào lao này ông nội đã nói vào thời điểm anh vừa trưởng thành. Có điều đụng phải đứa cháu trai ương bướng như anh, ông nội đành thất thủ. Bởi vì không đợi ông nội ép uổng, anh đã chạy sang tị nạn ở nước ngoài. Anh viện cớ muốn đi du học, mục đích chính là chối bỏ cuộc hôn nhân theo kiểu cũ này. Nhưng cũng chỉ trốn được mấy năm rồi cũng đến ngày tốt nghiệp, anh chẳng còn lý do gì để ở lại, đành về nước theo lệnh ông nội.

    Vừa về nước đã bị ông nội mang chuyện hứa hôn ra dằn vặt mỗi ngày, nhưng dù ông nội có ép uổng, anh vẫn không hề nao núng. Rồi sau đó, xét thấy dùng bao nhiêu chiêu thức cũng không tác động được đến cháu trai, ông nội phải dùng hạ sách cuối là mang sức khỏe ra uy hiếp, bởi vì ông nội biết anh dù cứng đầu cứng cổ nhưng chẳng dám xem thường sức khỏe của ông nội. Ai bảo ông nội là người thân duy nhất của anh.

    Thời điểm mẹ nhắm mắt xuôi tay, cha đi bước nữa, ông nội là người duy nhất quan tâm, nuôi dạy anh nên người. Cho nên ông nội là người quan trọng nhất đời anh. Anh dù có ngang ngược vẫn không bao giờ dám đùa với sức khỏe của ông. Nhưng mà anh không cam tâm, đường đường một đống to đùng, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, ấy thế mà phải theo ông nội đi xem mắt, nghĩ đến đã thấy nóng máu.

    Chẳng hiểu ông nội nghĩ gì mà bày ra chuyện hôn ước. Lẽ ra đời con không thành vì hai bên gia đình đều sinh nhằm đực rựa, thì phải nhận ra số trời đã định, hai bên chẳng có duyên phận với nhau, dẹp quách cái hôn ước tào lao này cho con cháu đỡ khổ. Ấy thế mà hai ông già gân này vẫn chấp nhất, đời con không được thì đợi đến đời cháu. Thế nên mới có cảnh anh, người đàn ông điều hành cả một tập đoàn, vậy mà phải ngoan ngoãn đợi ông nội dẫn đến nhà vợ tương lai tối nay.

    Anh đã cố gắng mọi cách để ngăn chặn cuộc hôn nhân này từ năm mười tám tuổi, đến nay đã mười hai năm đấu tranh bất thành, nhưng anh chưa bao giờ có ý định từ bỏ. Anh đã vận dụng đủ các kiểu để trì hoãn cuộc hôn nhân, kiên trì quấy rối cho đến khi ông nội nhà bên kia đi theo diện đoàn tụ ông bà.

    Và tưởng rằng cuộc hôn nhân sẽ đi vào bế tắc, thế nhưng điều anh không ngờ là ông nội cực kỳ bá đạo. Người ta đã xuống mộ mà ông nội vẫn cố tình giữ chữ tín, ép uổng anh phải thành hôn cho bằng được. Mấy ngày nay ông nội lại học người ta lên máu, hành hạ anh sầu khổ theo.

    Cho nên tối nay mới có chuyện anh bị ép buộc đi đến nhà vợ tương lai dự tiệc. Nhà ông bà Đại Hưng bên đó cũng chẳng xa lạ gì với anh. Hai bên gia đình đã hợp tác làm ăn bao nhiêu năm nay. Nghe bảo nhà đó có đến hai cô con gái song sinh. Một cô anh đã đủ sầu, giờ thì đến hai cô, thật là cao xanh có thấu?

    Theo thám tử của anh báo về, hai cô nàng này vẫn đang còn đi học, vậy mà đã vội muốn kết hôn. Càng nghĩ anh càng uất ức và có chút tức tối hai cô song sinh này. Sao không đợi đến lúc ra trường để anh có thêm thời gian nghĩ cách thức từ hôn. Sao mới trưởng thành đã vội vàng ràng buộc người ta. Mấy cô gái thời nay thật là muốn chồng đến phát điên rồi sao.

    Vì sợ ông nội không thấy anh trong buổi tiệc, huyết áp sẽ tăng cao, Minh Hoàng đành thẳng lưng ngồi dậy, giơ tay lên nhìn đồng hồ. Ngó thấy thời gian cũng vừa vặn, nếu bây giờ không đi sẽ trễ mất. Thôi thì đến đấy, nhìn thử vợ tương lai của anh như thế nào. Đến những hai cô, ông nội nói anh có quyền chọn một. Có ai hoành tráng như anh không? Còn được chọn lựa nữa đấy, anh còn gì mà không hài lòng?

    Minh Hoàng uể oải đứng lên, với tay lấy áo vest trên lưng ghế. Đang khoác vào đã nghe tiếng gõ cửa bên ngoài, rồi trợ lý với bộ mặt lo lắng xuất hiện: "Anh Hoàng, trễ giờ rồi. Nên khởi hành rồi anh."

    Không nhìn ra cậu ta còn vội hơn cả anh. Cái kiểu này chắc mới bị người của ông cụ gọi thúc giục. Xem ra tối nay anh có chạy đằng trời cũng không thoát khỏi tay ông nội. Thôi thì cứ thử làm đứa cháu trai ngoan ngoãn tối nay xem sao.

    * * *

    Tài xế thả Minh Hoàng trước cửa nhà ông bà Đại Hưng rồi đi tìm chỗ đậu xe. Khách khứa hôm nay thật đông. Họ đang cố ý dịp này tuyên bố hôn ước của hai nhà, anh chắc chắn là thế. Vừa vào cửa đã có người vồn vã đón anh, đưa đến sảnh tiệc bên trong. Ông bà Đại Hưng đang đứng cạnh ông nội có vẻ ngoài hiền từ giả tạo của anh.

    Bên cạnh ông nội là cô gái trong chiếc đầm dạ hội màu trắng, tha thướt như một nàng tiên. Nhìn sơ tình hình anh có thể đoán được đây là một trong hai cô nàng song sinh. Ngó dáng phía sau có lẽ cũng là một mỹ nhân.

    Gia cảnh giàu sang, cho dù không sắc nước hương trời nhưng từ nhỏ đến lớn được chăm chút, chắc không xinh cũng dễ nhìn. Ông bà Đại Hưng thấy anh liền tỏ ra niềm nở, thói quen xã giao của anh lập tức quay về:

    "Chào cô chú!"

    "Nãy giờ mọi người đang nhắc đến cháu." Bà Đại Hưng miệng mỉm cười thật tươi, tay kín đáo kéo cô con gái quay mặt lại.

    Đây là lần đầu tiên anh đến nhà vợ tương lai và nhìn trực diện một trong hai cô vợ hứa hôn. Cô gái này quả nhiên không khó coi, có điều khuôn mặt trông xanh xao thiếu sức sống. Nhìn cô nàng anh có cảm tưởng nếu không được nuôi trong môi trường đầy đủ điều kiện, chắc chắn cô ta không thể sống sót.

    Dáng người cô ốm yếu, yểu điệu trong chiến đầm sa tanh trắng, không hề có miếng mỡ bụng dư thừa nào. Nhan sắc cũng không thuộc dạng mỹ nhân, nhưng cốt cách quý phái lại mong manh, gợi sự chở che của người khác.

    Cô nàng làm anh liên tưởng đến mỹ nhân trong gió, tha thướt như cành liễu rũ, kiểu em Lâm trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Cô nàng ngước lên bắt gặp ánh mắt anh, vội vàng e thẹn cúi mặt. Mỹ nhân như ngọc. Tiếc một điều anh chẳng phải anh hùng mà không vượt được ải mỹ nhân.

    Bà Đại Hưng kéo tay con gái: "Trúc Khanh, đây là anh Hoàng, con chào anh đi."

    "Em chào anh Hoàng!" Trúc Khanh e ấp.

    Dáng vẻ thướt tha, giọng nói nhẹ nhàng, xét kỹ ra không quá thiệt thòi cho anh. Nếu là người khác có lẽ rất hài lòng với cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối này. Nhưng mà từ trong thâm tâm anh đã chống đối, nên giờ nhìn cô gái trước mặt anh chỉ thấy phản cảm và mang tâm lý bài xích.

    Tuy nhiên người có kinh nghiệm xã giao như anh và từ lâu được nuôi dạy trong môi trường gia giáo, cho dù không thích cũng không làm bậy. Miệng anh mỉm cười hết sức tiêu chuẩn:

    "Trúc Khanh thật xinh. Chẳng trách cô chú bảo vệ quá kỹ, đến bây giờ anh mới được gặp."

    Trúc Khanh e thẹn không nói nổi một câu, giống như cô nàng lần đầu xuất hiện trước đám đông. Kiểu cách của cô nàng khiến anh chẳng thể hiểu được, có cái gì mà phải e ấp đến mức này?

    "Trúc Khanh thật ra rất ít ra ngoài, không thích gặp người lạ. Em nó hơi ngoan, con đừng cười em nó. Bữa nay biết có con tham dự buổi tiệc tối, nên em nó mới chịu tham dự." Bà Đại Hưng nói bâng quơ nhưng đầy đủ ý vị thâm trường.

    Đây rõ ràng là gài anh, cô nàng xuất hiện nơi này là vì anh. Anh chẳng thích ai mang dây buộc mình, thế nên mặt anh có chút cứng lại. Ông nội biết ý kín đáo lừ mắt sang phía anh. Thôi thì vì ông nội, anh lại mỉm cười:

    "Thật hân hạnh! Vậy là anh vô cùng may mắn nên tối nay mới gặp được Trúc Khanh xinh đẹp."

    Anh không ngờ có ngày mình phải dùng mấy câu nói buồn nôn thế này.

    "Anh Hoàng chọc em hoài." Hai gò má Trúc Khanh đỏ như ráng chiều.

    Lúc này có một số khách nữa đã đến, ông bà Đại Hưng đi chào một số vị khách quan trọng, nhưng trước khi đi không quên giao con gái cưng cho anh. Ông nội cũng cố ý đi chào vài người quen, để lại không gian cho anh tìm hiểu vợ sắp cưới. Giờ chỉ có hai người bọn anh đang đứng cùng nhau.

    Tiệc hôm nay chủ nhân muốn giới thiệu con gái cưng và tuyên bố mối quan hệ của hai gia đình, tiện thể bóng gió luôn chuyện liên hôn của hai trẻ nên tổ chức thật hoành tráng, rất đông khách mời tham dự. Vài cô gái cũng theo ba mẹ đến đây để tạo mối quan hệ, sẵn tiện kết giao hoặc gặp gỡ người đàn ông trong mộng nếu có duyên.

    Minh Hoàng cũng không được tính là đẹp trai nhưng phong thái chững chạc, sự nghiệp thành công nên có sức thu hút nhất định. Anh không phải kiểu nam thần như người mẫu, hoặc mang khuôn mặt yêu nghiệt như ngôi sao điện ảnh. Ở anh toát lên sự tự tin của người đàn ông thành đạt trong xã hội, lịch thiệp ngời ngời.

    Vóc dáng anh đủ cao, nước da màu đồng khỏe mạnh, khoác trên người bộ vest màu xám. Ẩn sâu bên trong là sự sắc bén và bên ngoài là nụ cười tự tin vẫn luôn ngự trị trên khóe môi.

    Một số cô gái gần đó thầm lặng đưa mắt nhìn về hướng anh và trong lòng có chút ghen tị với Trúc Khanh. Nghe nói cô nàng này và anh được hứa hôn với nhau từ nhỏ. Còn có nghe nói cô nàng này từ lúc sinh ra đã được ba mẹ nâng niu trên tay. Hầu như được ẵm bồng, chân không chạm đất. Cô được nuôi như một nàng công chúa vì sức khỏe cũng không được tốt lắm.

    Còn có nghe nói hầu như sinh hoạt của cô nàng chỉ gói gọn ba nơi: Nhà, trường học và bệnh viện. Chưa bao giờ giao thiệp hay tiếp xúc với ai, nên trước giờ trong giới kinh doanh quen biết nhà này chưa ai thấy được cô nàng.

    Tuy nhiên, dù không xuất hiện ngoài đời nhưng danh tiếng cô nàng nổi lên như kiểu người con gái ngoan ngoãn, tài hoa nhưng bạc mệnh. Trời xanh ghen ghét nên ban cho cô một cơ thể mang bệnh tật.

    Còn nghe nói cô nàng có một chị gái song sinh, nhưng người này lại chẳng giỏi giang bằng cô em. Sức học thua xa cô em nhưng trời lại ưu ái cho cô ta sức khỏe tốt. Thật là tạo hóa trêu người, ghen tị hồng nhan, tài hoa lại bệnh tật.

    Minh Hoàng nãy giờ cũng đang thắc mắc trong lòng, sao bảo song sinh giờ chỉ có một cô tiếp anh, còn cô vợ kia đâu rồi? Hay là nhạc phụ nhạc mẫu đã chọn cho anh cô nàng như cành liễu rũ, đang đứng e ấp trước mặt này?

    Vậy chắc cô vợ kia đã có người trong lòng, hay cũng phản đối cuộc hôn nhân này giống anh? Minh Hoàng còn đang nghiền ngẫm vấn đề nằm ở đâu thì nghe giọng Trúc Khanh dịu êm bên tai:

    "Anh Hoàng điều hành cả công ty chắc ngày thường rất bận phải không ạ?"

    "Cũng tương đối bận. Nhưng những buổi tiệc xã giao thế này anh vẫn cần phải tham dự. Nhờ vậy tối nay anh gặp được cô bé xinh xắn như Trúc Khanh." Anh không ngần ngại nhìn trực diện Trúc Khanh khiến gò má cô lại ửng hồng.

    "Anh Hoàng ngạo em. Em đâu có đẹp."

    Cô ngước nhìn chung quanh e thẹn: "Ở chỗ này có nhiều cô xinh đẹp, đầy sức sống hơn em."

    "Mỗi cô một sắc thái. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu. Cho nên sự mong manh đôi khi lại có nét đẹp riêng." Minh Hoàng như một quý ông lịch thiệp, biết cách làm đẹp lòng các cô gái.

    Cho nên dù không biết được lời khen đó thật sự xuất phát tự đáy lòng hay không Trúc Khanh vẫn bị anh cuốn hút. Cô e ấp:

    "Anh Hoàng có thích đám đông không? Khanh không thích đám đông chút nào. Nếu như ba mẹ không nói anh Hoàng đến đây, Khanh đã không tham dự buổi tiệc này." Trúc Khanh không ngần ngại thể hiện cảm tình sâu kín dành cho anh.

    "Anh cũng không thích chốn đông người, nhưng thỉnh thoảng thân bất do kỷ. Những buổi tiệc xã giao hay phải ra ngoài gặp gỡ đối tác là điều không thể tránh khỏi."

    "Sẽ tham dự nhiều lắm sao anh? Sau này em có phải tham dự cùng anh không?"

    Đây rõ ràng đã nhận định anh là chồng tương lai nên không ngần ngại hỏi anh vấn đề này. Minh Hoàng cảm thấy buồn cười trong lòng. Ba mươi tuổi đầu còn bị ông nội đặt vào tình thế tiến không được, lùi cũng chẳng xong.

    Thật lòng mà nói, em gái mong manh trước mặt này chẳng phải gu của anh, nhưng mà mắc lời hứa của ông nội khiến anh tức mà không có chỗ phát tiết. Trước giờ anh vô cùng ga lăng lịch sự, nên chẳng tiện thể hiện cái tôi đang muốn đập phá của mình.

    Nhưng anh thấy tình cảnh này thật nhàm chán. Nếu có thể anh rất muốn bỏ mặc Trúc Khanh và mang ly rượu đi chung quanh. Thế nhưng vẫn còn nhớ lời cảnh cáo thầm lặng của ông nội trước lúc bỏ đi, sợ ông nội sẽ quậy anh, nên anh đành nhẫn nhịn.

    Còn đang chán nản thì một số vị khách có quen biết anh bước tới xã giao. Họ không rõ buổi tiệc tối hôm nay nhằm mục đích gì, chỉ nghĩ đơn giản ông bà Đại Hưng mừng kỷ niệm ba mươi năm thành lập công ty, sẵn tiện giới thiệu con gái cưng. Đâu ai biết hai gia đình cố tình cho hai trẻ gặp nhau tối nay và tuyên bố hôn ước của hai nhà.

    Tuy nhiên buổi lễ chưa diễn ra, nên vài vị tiền bối mang theo con gái, biết anh là người đàn ông độc thân hoàng kim, thành đạt giỏi giang, tất nhiên là đích ngắm của nhiều người có con gái đến tuổi kết hôn.

    Quả nhiên một phút sau, bà Ngọc Lan trong chiếc đầm nhung đen dài, đính kim sa phần ngực, dắt tay cô con gái trong chiếc đầm dạ hội màu đỏ đô, tôn lên làn da trắng như tuyết. Phong thái cô nàng vô cùng tự tin, mỉm cười cùng mẹ bước đến gần anh.

    "Cậu Hoàng tối nay cũng tham dự sao? Thật hân hạnh gặp cậu!" Bà ta quay sang con gái lôi kéo "Khánh Linh, đây là tổng giám đốc tập đoàn Kiến Tường, Minh Hoàng, một người rất tài giỏi, con làm quen với anh đi."

    "Dạ chào anh Hoàng! Nghe danh đã lâu." Khánh Linh lịch sự đưa tay ra trước.

    "Đây là con gái xinh đẹp tài hoa của bà mà trong giới đã nhắc nhiều phải không? Hân hạnh được biết cô!" Minh Hoàng lịch thiệp bắt tay cô gái.

    Trúc Khanh nhìn cô gái kiêu sa đang bắt tay chồng tương lai của cô, trong lòng cô có chút ghen tị. Người ta trông khỏe mạnh, còn cô bản thân yếu đuối mong manh. Ông trời thật bất công, sao không cho cô một cơ thể khỏe mạnh như người ta?

    Kể từ lúc biết nhận thức đến nay, cô phải vào ra viện không biết bao nhiêu lần. Cơ thể gắn liền với bệnh tật và thuốc thang. Càng nghĩ càng thấy không cam lòng. Đôi lúc cô ước phải chi ra đời trước, để có cơ thể khỏe mạnh của người chị song sinh.

    Tại bị chị gái giành trước khiến cô chịu nhiều tổn thương về thể chất. Cô vừa ra đời đã bị chứng tim bẩm sinh. Các cơ quan nội tạng khác cũng không khỏe. Từ nhỏ trong nhà đều phải chăm bẵm cô, ba mẹ nâng như trứng, hứng như hoa.

    Vì cơ thể mong manh yếu ớt, chưa ai dám làm trái ý cô. Có thể nói cô vui, cả nhà sẽ vui, nếu cô có chuyện, cả nhà sẽ điêu đứng vì cô. Thế nên dần dần hình thành suy nghĩ cả nhà mắc nợ cô, họ phải có trách nhiệm với cô.

    Ba mẹ đặt hết tình thương cho cô. Cô là bầu trời của cả nhà, chẳng ai dám làm trái ý cô. Cả người chị song sinh kia cũng nhường nhịn. Từ nhỏ đến lớn chị luôn bên cạnh chăm sóc cô, ở trường sẽ thay ba mẹ bảo vệ cô, chưa bao giờ lơ là cô nửa bước.

    Người nhà tiếc thương cho cảm xúc của cô nhưng ra ngoài xã hội, người ta đâu có để ý cô. Cũng như cô gái trước mặt đang cố gắng phô trương nhan sắc ăn đứt cô, không thèm che dấu hảo cảm dành cho vị hôn phu của cô.

    Trúc Khanh chán ghét muốn đuổi cô ta đi, nhưng vì thanh thế, nền giáo dục gia đình, cô không thể ầm ĩ. Tự nhiên cô thấy khó thở. Như một thói quen, cô đưa tay lên xoa ngực. Bà Đại Hưng dù bận xã giao nhưng chưa bao giờ thôi để ý con gái, cho nên vừa thấy con gái không thoải mái, vội bước nhanh đến.

    "Sao thế con yêu? Con cảm thấy không khỏe sao?"

    "Con hơi mệt." Giọng Trúc Khanh hư nhược.

    "Trúc Khanh bị sao vậy cô?" Minh Hoàng cũng lo lắng quay sang.

    Lúc nãy vẫn ổn, chỉ trong một nốt nhạc bắt đầu khó thở. Người đẹp này chẳng lẽ thật sự là Lâm Đại Ngọc tái sinh, cả ngày sẽ bị bệnh tật quấn thân? Vậy là anh ngoài việc điều hành công ty cho ông nội còn kiêm thêm chức chăm sóc vợ bệnh tật nữa sao?

    Ông nội có phải đang chơi anh không vậy. Ông nội nghĩ anh quá rảnh nên tìm thêm việc cho anh phải không? Sao lại lựa cho anh một người vợ yếu đuối đến mức này. Ông nội có phải là ông nội ruột của anh không?

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh. Chân thành cám ơn bạn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng hai 2022
  4. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 2. Chị vợ song sinh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Minh Hoàng nhìn thấy nhạc mẫu dìu vợ hứa hôn của anh mà hoang mang. Bà Ngọc Lan và cô con gái đang đứng xã giao với anh cũng ngạc nhiên. Còn chưa kịp chào người đẹp thì người ta đã ôm ngực khó thở. Lời đồn quả không sai, cô con gái cưng của nhà này quanh năm gắn liền với thuốc thang. Thật tội cho cô gái!

    "Con bé chưa bao giờ thấy đông người nên hơi ngộp. Xin lỗi các vị, tôi đưa con gái lên nghỉ. Ông nhà tôi sẽ tiếp các vị. Một lúc nữa tôi sẽ xuống."

    Bà Hưng xin lỗi quan khách, trong giọng nói không giấu được sự lo lắng cho cô con gái đang yếu đuối tựa vào lòng bà.

    Ông nội và ông Hưng cũng vội đến. Ông Hưng đã quen với tình huống đau yếu bất thình lình của con gái, nên nhanh chóng bồng cô lên.

    "Để ba đưa con lên lầu."

    "Không được, anh cứ tiếp khách, để em dìu con bé lên phòng." Bà Hưng ngại với quan khách.

    "Để bác thay tụi con tiếp khách. Cháu Hưng bồng con bé lên lầu rồi xuống cũng được." Ông nội lên tiếng.

    Những vị khách lớn tuổi và các đối thủ lâu năm trên thương trường có thể nhìn ra ông nội đã xem gia đình bên này là xui gia, còn giúp ông bà Hưng tiếp khách. Điều này cho thấy mối liên hôn của hai nhà chắc chắn sẽ diễn ra một ngày không xa.

    Mọi chuyện xảy ra đột ngột khiến một người quen xử lý tình huống như Minh Hoàng cũng rơi vào bị động. Thật sự anh không ngờ cô gái này vừa mới nói cười phút trước, phút sau đã khó thở, khiến anh không kịp trở tay. Lấy vợ kiểu này về anh còn mần ăn gì được nữa. Rõ ràng ông nội đang chơi anh chứ hứa hôn cái quỷ quái gì.

    Anh thầm mong hai ông bà trên kia bận chăm sóc cô con gái bệnh tật không thể xuống, và chẳng thể nào tuyên bố cuộc liên hôn của hai nhà trong buổi tối đêm nay. Trong một phút tâm địa của anh bỗng chốc trở nên hung ác. Anh ước phải chi vợ tương lai trở nặng luôn.

    Bực bội trong lòng nên bất chấp ánh mắt ra hiệu của ông nội, bảo hợp tác cùng ông phụ gia chủ tiếp khách, anh vẫn tìm cách thoát ra ngoài, hít thở không khí trong lành cho tâm trạng bình ổn lại.

    Chẳng biết ông trời có nghe lời nguyện cầu ác độc của anh không nhưng đúng là Trúc Khanh thật sự mệt tim. Bà Hưng không thể đi xuống cùng chồng tiếp đãi khách khứa. Hai vợ chồng đều lo con gái cưng có chuyện, rất muốn tiễn khách ngay.

    Tiếc rằng mấy vị dưới kia đều là chỗ làm ăn lớn, hơn nữa tối nay ông bà còn có mục đích khác, phải tuyên bố cuộc liên hôn cho bên ngoài biết mối quan hệ bền chặt của hai nhà, nhằm tạo thuận lợi cho việc kinh doanh.

    Giới này ai cũng biết tập đoàn Kiến Tường to lớn hùng hậu thế nào. Một tập đoàn đa lĩnh vực. Cuộc hôn nhân này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho hai gia đình. Cho nên bà Hưng ở lại chăm sóc con gái, ông Hưng sẽ xuống tiếp đãi quan khách.

    Trong lúc này, Minh Hoàng giả vờ ra hành lang hút thuốc, bước chân không tự chủ đưa anh ra khu vườn đầy hoa cỏ được cắt tỉa cẩn thận. Trúc bạch, hồng trà, thủy tiên, dưới chân còn một thảm cỏ hoa nhỏ li ti.

    Nếu anh nhớ không lầm người đời gọi đây là hoa mắc cỡ. Loại này còn có một cái tên kiêu sa nữa là hoa trinh nữ. Nhưng hoa này thường mọc dại, ngôi vườn xinh như vậy, anh những tưởng chỉ trồng mấy loài kiêu sa, ai lại mang nó vào đây. Không nhìn ra nhà này cũng có sở thích lạ đời.

    Vì ngạc nhiên, anh đi loanh quanh mấy cụm hoa mắc cỡ dưới chân. Anh chắc chắn có bàn tay ai đó trồng theo từng khóm và có chút ý tứ, như là một bản phối màu cho hoa lá, cỏ cây. Hoa mắc cỡ màu tim tím, sẽ đi theo những bông hoa có sắc trắng hoặc vàng. Tương tự hoa cúc vàng lại xen kẻ với vài đóa hồng nhung, được điểm tô thêm vài cụm mười giờ trắng.

    Người làm vườn này thật sự yêu thích hoa, nhưng mà cũng quá lãng mạn, làm anh cứ tưởng đang lạc vào vườn cấm địa của một nàng thơ nào đó. Cạnh bên bụi cỏ xanh mượt như nhung là một khoảng sân lát gạch hồng, bên trên có chiếc xích đu màu trắng nhỏ. Trên mấy xà ngang xích đu được thả giàn hoa tigôn rũ bóng, nhìn như xích đu của một nàng công chúa nào đó.

    Minh Hoàng nhìn một lúc trong đầu anh liên tưởng đến hình ảnh nàng công chúa mặc chiếc đầm màu trắng, khuôn mặt mỉm cười hạnh phúc, thả đôi chân ngọc ngà đong đưa xích đu. Anh tự nghĩ rồi tự cười mình cũng quá đa tình.

    Rồi thật tự nhiên anh đến bên xích đu, thả mình ngồi xuống, dùng đôi chân như.. voi của mình đong đưa xích đu. Đúng lúc này anh bắt gặp một hình ảnh hài hước. Từ ngoài cổng có một chiếc xe đạp Trung Quốc chạy vào, rồi một cô gái bước xuống, len lén dẫn xe nép vào một gốc cây trong sân nhà. Người và xe chẳng phù hợp với khung cảnh sang trọng nơi này. Đây là một kẻ trộm giả danh sao? Minh Hoàng nghĩ thầm, anh có nên làm ra một hành động nào đó không?

    Còn chưa suy nghĩ xong, anh đã thấy cô gái đi về hướng xích đu, dáng đi rón rén như phường trộm vặt. Nhìn tổng thể cách ăn mặc, anh không nghĩ đây là một tên trộm hay thành phần bất hảo. Chẳng hiểu sao anh có cảm giác như vậy dù chưa nhìn thấy rõ mặt người ta.

    Cô gái trong chiếc quần jean xanh rêu không còn mới, áo trắng kiểu ren tinh khôi phía trên, tay ôm cặp táp trước ngực như một học sinh trung học, nên anh thôi phòng bị. Có lẽ đây là cô bé mới đi học về, nhưng sao lại xuất hiện trong ngôi nhà này? Chắc là bà con với nhạc phụ, nhạc mẫu anh cũng nên. Ngó thấy cô nàng sắp bước đến chỗ xích đu, bây giờ anh đứng lên cũng không kịp, chỉ đành bị động đợi cô nàng tới gần.

    Ở đằng kia, Thụy Khanh còn chưa hay biết có người đang ngó trộm mình. Cô rón rén nhẹ nhàng đi về hướng vườn địa đàng. Trong lòng thầm tính cách nào chuồn về phòng không bị ai bắt gặp. Cô đã cố tình đi lang thang nguyên buổi tối để né buổi tiệc. Vậy mà giờ trễ rồi, tiệc vẫn chưa tàn.

    Ba mẹ và Trúc Khanh không cần cô có mặt trong buổi tối đêm nay. Mọi người muốn Trúc Khanh xuất hiện lộng lẫy nhất, không có bản sao nào bên cạnh. Bữa tiệc tối nay để tuyên bố việc liên hôn với nhà bên kia. Nghe nói người kia rất tài giỏi, nên ba mẹ muốn dành con rể quý này cho Trúc Khanh.

    Từ nhỏ em ấy đã yếu đuối, ít kết giao, nên cuộc hôn nhân tốt đẹp này đương nhiên phải dành cho em ấy. Cô đã quen nhường nhịn, là cô nợ em nên mọi điều tốt đẹp phải dành cho em. Tối nay để em gái nổi bật, ba mẹ muốn cô ở trên phòng hoặc đi đâu đó, không được lảng vảng ở vườn địa đàng.

    Cô sợ mình sẽ điên nếu trốn trên lầu mấy tiếng, thế nên cô đến nhà bạn học ngồi ám từ chiều đến giờ, vậy mà tiệc vẫn chưa kết thúc, thật thảm cho cô. Cô cũng không biết phải đi chỗ nào nữa, thôi thì đành băng qua vườn địa đàng này, rồi vòng ra sau nhà bếp để chui lên phòng.

    Vì nghĩ không ai ở ngoài vườn giờ này nên Thụy Khanh vô cùng thả lỏng. Sau khi lọt qua khỏi cổng nhà, cô âm thầm thở nhẹ, chuẩn bị tung chân sáo về phòng. Thế nhưng còn chưa đến khu vườn địa đàng của riêng cô, đã thấy một đống đen thù lù ngồi ngay xích đu mộng mơ của cô.

    Ai dám xâm phạm địa bàn bất hợp pháp? Cô không nghĩ là phường lưu manh nào đó, vì chẳng có phường lưu manh nào giờ này không lo đi trộm, lại ngồi xích đu ngắm hoa. Nhưng kỳ lạ thay, nếu là khách lẽ ra phải ở trong sảnh tiệc, sao lại ra đây ngồi? Hay là cô nên quay ra đường, giờ này gặp ai cũng phiền phức. Lòng nghĩ thế nhưng chân đã chạm đến khu vườn, đâu còn lùi được nữa.

    "Cô là ai?"

    "Anh là ai?"

    Cả hai lên tiếng cùng một lúc.

    "Sao anh ở đây?"

    "Sao cô vào nhà này?"

    Vẫn ăn ý hỏi cùng một lúc.

    "Tôi hỏi anh trước. Anh là khách bên trong tiệc kia phải không?"

    "Còn cô là cô chị song sinh đây phải không?"

    Cái kiểu người gì lạ lùng, cô hỏi không trả lời, cứ thích hỏi ngược lại là sao? Thụy Khanh bực bội nghĩ thầm trong lòng.

    Cô nói người ta nhưng không nhìn lại, rõ ràng cô cũng đang trả lời bằng cách hỏi ngược lại người ta.

    "Vậy ra anh đã gặp em gái song sinh của tôi rồi phải không?"

    "Trông quá khác biệt. Một người thì xinh đẹp, yêu kiều.."

    "Một kẻ như phường lam lũ." Không đợi anh nói hết, Thụy Khanh đã tiếp lời.

    "Tôi không có ý đó." Minh Hoàng đính chính.

    "Tôi cũng không quản ý của anh." Giọng Thụy Khanh bất cần "Mà sao anh không vào trong kia?"

    "Này, cô không quan tâm tôi là ai sao?"

    Minh Hoàng ngạc nhiên cô nàng này, trông chẳng thùy mị nết na như cô em quý phái trong kia. Cô nàng có vẻ tùy tiện, thái độ thật tự nhiên. Bộ cánh trên người tuy tầm thường, nhưng không ngăn được đường nét thanh tú trên khuôn mặt căng tràn sức sống. Ở cô không tính là xinh đẹp lộng lẫy, nhưng nét dễ thương ngầm mà không phải cô gái nào cũng có được.

    Thụy Khanh không biết Minh Hoàng đang ngầm quan sát mình, cô nghe anh hỏi rồi ngó anh lạ lùng: "Anh là ai thì liên quan gì đến tôi?"

    Câu nói của cô khiến anh muốn nghẹn. Chồng tương lai, chẳng nhẽ không ám ảnh sao? Như anh đây đã canh cánh trong lòng, ủy khuất mười mấy năm nay rồi đấy. Ông nội cứ nhai điệp khúc hứa hôn, khiến anh chỉ cần nhìn thấy cô gái nào đã cảm thấy dị ứng vì nhớ đến người vợ hứa hôn từ đời cố hỉ cố lai nào.

    Mà phải nói ông nội rất biết cách tra tấn tinh thần anh. Kể từ lúc ba tuổi đã bắt đầu tiêm nhiễm vào lòng anh rằng con đã có vợ hứa hôn, mai mốt vợ sẽ chơi với con. Báo hại anh ngày ngày đều hỏi ông khi nào vợ hứa hôn sẽ đến chơi với con. Cái điệp khúc này cứ lặp lại như vậy cho đến lúc anh vào lớp một.

    Thời điểm đó, ý thức của anh chưa định hình, vẫn lao theo hỏi ông nội khi nào vợ hứa hôn sẽ tới. Trong suy nghĩ non nớt của anh lúc ấy, vợ hứa hôn là cái gì đó chơi rất vui. Vậy mà anh đợi đã bảy năm sao vẫn chưa chịu đến chơi với anh?

    Đừng trách anh không am hiểu sự đời, một mình sống với ông nội, ông vừa nuôi anh, vừa bận rộn chuyện kinh doanh, có ai dạy anh chuyện thế thái nhân tình đâu. Chung quanh có người giúp việc, có bảo mẫu nhưng đó là người ngoài, cũng không thật tình yêu thương anh, họ chỉ làm việc vì trách nhiệm. Cho nên không ai giảng giải cho anh về cuộc sống.

    Anh cũng không có anh chị em họ để trao đổi học khôn với người ta. Chung quanh anh chỉ có một đoàn người giúp việc, một dạ hay thưa. Ông cụ lại cố tình lừa anh, nên làm sao anh biết thời điểm đó vợ tương lai của anh còn chưa ra đời.

    Anh dám cá trong bụng ông nội lúc đó cũng run, vì chẳng biết nhà bên đấy sẽ sinh thằng đực rựa giống anh, hay là một con vịt đẹt. Ước gì lúc đó anh khôn ranh như mấy đứa trẻ cùng trang lứa khác, có lẽ anh đã cầu nguyện nhà đấy sanh một đứa con trai giống anh, vậy là cuộc hôn nhân bất thành.

    Nếu may mắn nhà bên đấy sanh lần hai là cô con gái đi nữa thì chuyện hôn nhân cũng rơi vào bế tắc. Chẳng lẽ bắt anh phải thành hôn với con nhóc kém mình mười mấy tuổi? Cái này là tảo hôn, vi phạm luật hôn nhân gia đình, ông nội sẽ không mạo hiểm. Mà chưa kể cho dù nhà anh không phá vỡ hôn ước, thì chắc gì con nhóc đó muốn lấy ông chú như anh.

    Nhưng nói gì thì nói, hối tiếc cũng đã muộn màng. Người ta không những sinh được mà còn sinh tận hai con vịt đẹt. Lúc nãy anh đã gặp một con, giờ con vịt chị đang đứng trước mặt anh. Nó có vẻ giống anh, chẳng mặn mà gì với cuộc hôn nhân ngang hông này.

    "Tôi là người đã hứa hôn với chị em cô đó." Giọng anh têu tếu.

    "Ra vậy!"

    Ra vậy là thế nào? Sao biểu tình bình tĩnh hơn cả anh thế hả? Cô có phải là con gái không vậy?

    Minh Hoàng làm sao hiểu được hà cớ gì Thụy Khanh lại hờ hững khi nghe anh nói. Chẳng qua từ nhỏ đến lớn ba mẹ đã mặc định người chồng gia cảnh giàu sang, đạo đức kia phải là của Trúc Khanh, nên trong lòng Thụy Khanh không hề có khái niệm về cuộc hứa hôn.

    Ba mẹ yêu chiều, nâng niu Trúc Khanh, gần như đã quên họ còn có một cô con gái nữa. Những gì của Trúc Khanh phải là tốt nhất, Thụy Khanh sẽ sử dụng đồ thừa của em gái. Chẳng phải ba mẹ keo kiệt không mua nổi cho cô, nhưng vì tâm tư của họ đặt trên người em gái nên đã hờ hững với cô.

    Thụy Khanh lại mang mặc cảm tội lỗi, vì mình mà em gái vừa sinh ra đã bệnh tật cho nên phải nhường em, không được ganh tị với em là điều đương nhiên. Sau này lớn hơn một chút, có suy nghĩ rồi biết buồn khổ, cô chợt nhận ra sự bất công của ba mẹ. Nhưng lúc này nếp nhà đã hình thành, có muốn thay đổi cũng không được nữa.

    Từ đó cô chấp nhận chuyện đặt để này. Lúc nào cần phải cáng đáng giúp em gái, cô sẽ làm tròn trách nhiệm, ngược lại không có quyền yêu cầu sự quan tâm của ba mẹ. Đôi lúc ba mẹ vô tình đến mức chẳng quan tâm đến suy nghĩ của cô. Muốn xin sinh hoạt phí gì, cô cứ có cảm tưởng mình lại gây rắc rối cho ba mẹ.

    Mấy năm sau này, ba mẹ luôn khiến cô có cảm giác rằng mình là một đứa phá phách, tiêu xài hoang phí. Từ tiểu học đến trung học, cô kè kè bên cạnh em, nên sinh hoạt phí dễ chịu hơn một chút. Khi lên đại học, cô chống đối ba mẹ, không theo em gái vào nhạc viện. Vậy là sinh hoạt phí bị cắt bất thình lình.

    Nói không ai tin nhưng đường đường một cô gái bối cảnh không tầm thường lại đi học bằng xe đạp, giờ nào rảnh phải làm việc bán thời gian kiếm sinh hoạt phí. Lúc đầu cô còn buồn khổ, sau này đã quen, sự buồn khổ dần dần biến thành chai sạn cảm xúc.

    Cho nên cuộc hôn nhân cổ xưa và người chồng tương lai của em gái chẳng mắc mớ gì tới cô. Vậy người em rể từ trên trời rơi xuống này muốn cô quan tâm gì?

    "Này, biểu cảm của cô sao khác người vậy? Ít ra cũng phải cho tôi thấy một chút cảm nghĩ của cô chứ."

    "Anh muốn biết cảm nghĩ gì của tôi?"

    Thụy Khanh mở đôi mắt to long lanh, mang chút nghịch ngợm nhìn anh: "Hay là.. em rể trách chị đây không chào đón em?"

    Con nhóc này ghê gớm thật! Còn biết mang chuyện này ra đùa cợt anh, cũng thú vị chứ hả. Ra là cô nàng cũng không mặn mà gì với cuộc hôn nhân, trong khi nhạc phụ nhạc mẫu và cô em gái có vẻ xem trọng chuyện này.

    Họ tự chọn và tự quyết định cô em cho anh. Đây là coi thường cảm nhận của anh. Họ có hai cô con gái, nếu muốn duy trì hôn ước thì ít ra cũng phải để anh quyết định chọn cô em hay cô chị. Không có cửa đẩy đại một cô đến bên anh đâu.

    Dù sao anh cũng không ưa cuộc hôn nhân này, vậy thì quậy cho nó bất thành luôn. Vừa hay trời giúp anh, khi khổng khi không lại đi ra vườn, để rồi gặp được cô chị quới nhân này giúp anh gỡ rối.

    Anh không thể đơn phương phá vỡ lời hứa, nhưng quậy đục nước để trì hoãn, sau đó tình cảm chị em người ta xích mích và nhạc phụ nhạc mẫu giận quá hủy hôn. Vậy ông nội sẽ không lấy sức khỏe ra uy hiếp anh nữa. Đây là nhà họ chủ động hủy hôn, đâu phải lỗi của anh.

    Nghĩ xong phương án, trên mặt anh ẩn chứa nụ cười nhẹ nhõm, bất giác anh nhìn.. chị vợ trước mặt thuận mắt hơn nhiều. Ít ra cô bé này có thể giúp anh khuấy động phong ba. Thật là hợp ý anh quá.

    Biết cô nàng không ưa anh, anh sẽ bảo ông nội không phải cô thì anh không kết hôn. Sau đó là? Không có sau đó. Chắc chắn ba mẹ cô sẽ nổi giận và cấm cửa anh vì làm tổn thương con gái nhỏ bảo bối của họ. Tối nay chỉ mới nhìn sơ qua, anh có thể thấy cô gái nhỏ quan trọng với ông bà ấy ra sao.

    Dù anh không quá tự tin vào bản thân nhưng có thể nhìn ra cô gái ấy thích anh và ưng thuận cuộc hôn nhân này. Tiếc là từ đầu đến cuối anh vô cảm với nó, cho nên phải khiến nó hỏng bét.

    Trong đầu anh lập tức hình thành phương án đối phó với ông nội. Người như ông nội đã kinh qua bao nhiêu đối thủ, người lừa ta lọc, nếu anh không bày ra thế trận cẩn thận, sẽ bị ông nội nhìn thấu. Anh dự tính thức trắng đêm tối nay, phải viết xuống chiến lược hẳn hoi. Đâu có đùa với ông nội được, bỏ mạng chứ chẳng chơi.

    "Này em rể! Anh không vào đó sao?" Thụy Khanh nhìn anh cất giọng lưu manh.

    "Chị vợ!" Minh Hoàng nhìn con nhóc láu cá trước mặt, trong bụng cũng buồn cười "Hay là chị vợ vào cùng em. Ông nội lúc nãy có hỏi thăm chị vợ đó."

    "Thật ngại quá, tối nay chị không có hứng. Chị lên phòng đây. Chúc em rể dự tiệc vui vẻ. Chào em rể!"

    Thụy Khanh nói hùng hồn, nhưng khi quay lưng lại rón rén thả nhẹ bước chân, cứ như con mèo đang chuẩn bị ăn vụn. Nhưng con mèo có đầy nanh vuốt, Minh Hoàng biết chị vợ này không dễ chọc. Anh nhìn tướng tá dè dặt cẩn trọng như phường trộm vặt của cô, bất giác cong khóe miệng.

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng một 2022
  5. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 3. Thề độc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đợi Thụy Khanh khuất sau bụi hoa, Minh Hoàng một tay đút túi quần, tay còn lại dặp tắt điếu thuốc còn đang cháy dở, rồi quay lưng đi vào sảnh tiệc. Bên trong, ông Hưng và ông nội đã đứng trước micro, chuẩn bị tuyên bố lý do của buổi tiệc đêm nay.

    Minh Hoàng nghĩ thầm chắc cô vợ mong manh của anh lại trở bệnh nên nhạc mẫu ở lại chăm sóc. Một mình nhạc phụ quay xuống duy trì buổi tiệc. Thấy anh vào ông nội lập tức dựng râu, nhưng ngại quan khách còn đây ông nội chỉ kín đáo trừng anh:

    "Con đi đâu nãy giờ? Chúng ta đợi con đấy."

    "Xin lỗi ông nội và chú Hưng! Con mới ra vườn hút điếu thuốc."

    "Không sao đâu con. Giờ chúng ta bắt đầu."

    Nói rồi ông Hưng bắt đầu tuyên bố với quan khách: "Cám ơn các vị khách quý, đối tác làm ăn, bạn bè đã nể mặt đến tham tự buổi tiệc tối đêm nay."

    Đợi cho tiếng vỗ tay lắng xuống ông Hưng bắt đầu nói tiếp vào micro: "Cũng thành thật xin lỗi quý vị vì chút sự cố của con gái, bà nhà tôi không thể tiếp đón quý vị. Tôi xin thay mặt cả nhà xin lỗi quý quan khách."

    Vài tiếng nghị luận bên dưới, một số thông cảm, một số lại tò mò, chẳng biết cô nàng kia bị bệnh gì nghiêm trọng đến mức mới vừa mạnh khỏe là thế, giây kế tiếp lại ngã quỵ. Thật là yếu đuối hơn mức bình thường.

    Bên trên ông Hưng vẫn đang thao thao bất tuyệt: "Buổi tiệc hôm nay một phần là để cám ơn các đối tác đã nhín chút thời gian đến đây mừng kỷ niệm thành lập công ty chúng tôi. Cám ơn các bạn bè xa gần đã ủng hộ cho đến tận bây giờ. Sự thành công của chúng tôi không thể thiếu sự giúp đỡ của các bạn. Một lần nữa chân thành cảm ơn các bạn đã có mặt tại đây đêm nay."

    Một loạt tiếng vỗ tay có tính hình thức vang lên. Ông Hưng như được tiêm máu gà, bắt đầu phát biểu tiếp: "Ngoài việc mừng kỷ niệm thành lập công ty, tiệc tối đêm nay còn có một ý nghĩa quan trọng khác. Thông qua buổi tiệc này chúng tôi muốn tuyên bố mối liên hôn giữa nhà chúng tôi và tập đoàn Kiến Tường."

    Rồi ông Hưng quay sang ông nội: "Cám ơn bác Minh vẫn nhớ lời hứa của ba con ngày xưa, duy trì cuộc hôn nhân cho Minh Hoàng và con gái Trúc Khanh của con."

    Tiếng vỗ tay giả tạo vang vang ầm ầm như muốn phá hỏng màng nhĩ của Minh Hoàng. Anh ngó sang thấy ông nội cũng đang vỗ tay khí thế, bày tỏ niềm vui sướng bất nhân mà bực mình. Không ai thèm quan tâm nụ cười gượng ép của anh, thế thì đừng trách anh vô tình.

    Anh xin lấy danh dự ra thề, nếu không phá được cuộc hôn nhân này anh chấp nhận bị trời phạt. Mai này có lấy vợ về cũng sẽ làm tôi mọi cho vợ, sống không bằng chết, cả cuộc đời sẽ đau khổ vì vợ con.

    Lời thề âm thầm hơi bị độc mà kệ đi, giờ anh không quan tâm gì khác ngoài chuyện phải làm sao hủy bỏ mối liên hôn ác ôn này. Anh nhìn cô Lâm yếu đuối vừa rồi mà con tim chẳng rung động gì sấc, bảo anh làm sao ăn đời ở kiếp với cô ta.

    Thời đại nào rồi còn có chuyện kết hôn rồi sẽ yêu? Ông nội ép uổng anh thế này quả thật không cần trời phạt, thì anh cũng đang sống trong đọa đày rồi. Anh vất vả duy trì nụ cười giả tạo đến tàn tiệc.

    Sau khi bắt tay tạm biệt, giả vờ quan tâm vợ tương lai cho đủ bổn phận, anh vọt nhanh ra xe. Đúng lúc anh muốn đóng cửa lại, thì bị một cây ba ton chặn ngang cửa, và rồi giọng ông nội âm dương quái khí vang lên:

    "Con chạy cũng nhanh quá hả? Qua xe ông nội muốn nói chuyện với con."

    Minh Hoàng lắc đầu ngán ngẫm nói với tài xế phía trước: "Anh chạy xe không về đi."

    Anh uể oải bước đến bên xe ông nội. Trong đầu lập tức xếp sẵn một đống từ ngữ chuẩn bị đối phó. Quả nhiên vừa lên xe, ông nội quăng ngay ba ton về phía anh. Không gian xe chật hẹp anh chẳng thể nào tránh, nên bị cây ba ton va mạnh vào ống quyển. Ngày thường anh tập gym, cơ bắp cuồn cuộn nên cây gậy này không thể tổn thương đến gân cốt của anh, nhưng phần thịt bên ngoài không tránh khỏi bị va chạm, có chút thốn.

    Tuy nhiên nỗi đau thể xác chỉ là chuyện nhỏ, mất mặt mới là chuyện lớn. Chú Hai quản gia, cấp dưới của ông nội vẫn còn ở đây, vậy mà ông nội không chừa chút mặt mũi nào cho anh. Anh lớn tồng ngồng vậy rồi mà ông thích phang gậy là phang ngay. Thôi thì anh nhịn. Tại mấy ngày nay ông nội lên máu, bằng không anh đã nhảy xuống xe rồi.

    "Ông nội sao lại đánh con?" Minh Hoàng vừa xoa chân, vừa cất giọng không vui.

    "Con còn dám hỏi ông nội nữa sao? Tối nay con làm cái quái gì vậy? Đừng tưởng ông nội không biết trò ma mãnh của con. Con nói đi ra vườn hút thuốc thật sao? Con rõ ràng là muốn bỏ về."

    "Nếu con bỏ về sao ông nội còn thấy con ở trong tiệc? Chẳng phải con đang ngồi thù lù ở đây cho ông nội đánh mắng con nữa sao."

    "Đừng có già mồm. Tưởng ông nội không biết con nghĩ gì chắc." Mặt mũi ông nội sần sộ, đỏ hết cả lên.

    "Vậy ông nội biết con nghĩ gì, sao còn ép con?"

    Anh vừa nói đến đây huyết áp của ông nội liền tăng vọt, dùng nhất dương chỉ chỉ thẳng về phía anh:

    "Con muốn ông nội tức chết phải không? Con nói ông nội ép con, ý con là không muốn chấp nhận cuộc hôn nhân này phải không?"

    Anh vội vàng nhào đến vuốt ngực giúp ông thuận khí huyết: "Ông nội bình tĩnh, con có nói không chấp nhận đâu. Chẳng phải tối nay bác Hưng đã tuyên bố hôn ước của hai nhà rồi còn gì. Con còn chạy đi đâu được nữa."

    "Con cũng biết tối nay con gái người ta đã gắn liền với con. Nếu con mà làm bậy sẽ hỏng thanh danh của con bé."

    "Con không làm bậy nhưng ông nội không công bằng với con." Minh Hoàng ủy khuất.

    "Không công bằng chỗ nào?" Ông nội ngó anh, biểu cảm đã dịu xuống.

    Dạo này anh khôn ra, không cần phải la hét chống đối mạnh mẽ, chỉ cần giả vờ ủy khuất một chút thôi, ông nội sẽ phải nói lí lẽ với anh. Thế nên anh giả vờ hết mức có thể, cất giọng thê lương:

    "Con không chối bỏ cuộc hôn nhân này, nhưng kết hôn không phải là chuyện đùa. Nếu nhà họ có một cô con gái, con sẽ không có ý kiến. Nhưng nhà người ta có hai cô, ít ra ông nội cũng phải cho con cái quyền lựa chọn một trong hai cô, sao lại ép cô nàng bệnh tật cho con?"

    Chắc nghe giọng anh thê thảm quá, ông nội im một giây suy gẫm: "Con nói cũng đúng, là ông nội thất trách. Đúng là cô bé đó quá yếu đuối, sợ không thể sanh cho ông chắt trai."

    Minh Hoàng vừa nghe mấy lời ông nội nói, tâm như nở hoa. Vậy là ông nội đã nghe lọt tai lời anh, xem ra vấn đề có thể được giải quyết. Sự việc đang đi đúng quỹ đạo anh đã vạch ra. Thật hay quá!

    Nhưng ông nội đúng cáo già, ngó thấy bản mặt đang vui sướng kín đáo của anh, lập tức cảnh giác:

    "Con giả vờ kiếm chuyện phải không? Con bé chỉ yếu đuối chút thôi, nhưng nhìn nó không đến nỗi nào. Con rõ ràng tìm cách chê bay để hủy hôn."

    "Con xin thề với ông nội con không hề muốn hủy hôn."

    Anh đã lỡ thề lúc nãy rồi, giờ thề thêm nữa cũng chẳng sao. Tương lai anh làm tôi tớ cho cô vợ nào đó anh yêu cũng được. Còn đỡ hơn kết hôn với người không yêu. Vì hạnh phúc nửa đời sau của mình, anh đành phải dùng mọi hạ sách.

    "Ông nội cũng thấy con đến đây, đứng ngoan ngoãn bên cạnh ông nội và bác Hưng tối nay nghe mọi người tuyên bố, đủ thấy con thành thật đến mức nào. Cho nên ông nội cũng phải nghĩ cho con. Ít ra để con chọn người con thích."

    "Ý con muốn sao?"

    Nghe ông nội nói vậy, anh biết ông có vẻ xuôi xuôi. Anh giả vờ thảm sầu:

    "Ông nội cũng biết kết hôn không có tình yêu khổ sở cỡ nào. Ông nội cũng đâu muốn con gái nhà người ta khổ phải không?"

    Ông nội gật gật, anh an tâm nói tiếp: "Giờ ít ra để con tìm hiểu một trong hai cô gái nhà đó. Biết đâu con sẽ hợp với một trong hai. Vậy rồi tụi con yêu nhau, sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long."

    "Vậy con muốn làm gì?" Ông nội nhìn anh không mấy tin tưởng.

    "Tối nay con đã gặp cô em, nhưng còn cô chị thì sao? Ông nội cho con gặp luôn đi. Biết đâu con lại hợp với cô chị."

    Lúc này Thụy Khanh đang ở trong phòng xem lại bài vở ngày mai, bất thình lình ách xì một cái rõ to. Phòng không hề bật máy điều hòa sao sống lưng cô lạnh thế nhỉ? Cô vừa dùng khăn giấy chậm nước mũi vừa bực mình nghĩ thầm, chẳng lẽ mình đã lây sự yếu đuối của em gái? Bôn ba ngoài đường một buổi chiều đã muốn cảm mạo rồi sao.

    Bên này, Minh Hoàng tiếp tục nhìn ông nội giãi bày: "Con không chối bỏ, nhưng ông nội phải để con chọn người con thích, thay vì đẩy cô em cho con."

    "Vậy giờ con muốn ông nội làm gì? Tối nay đã tuyên bố Trúc Khanh là vị hôn thê của con rồi. Nếu thay đổi cũng tội nghiệp con bé." Ông nội khó xử.

    "Ông nội lo gì. Nhà đấy hai cô con gái giống nhau. Ai biết cô nào là chị, cô nào là em. Vả lại tối nay toàn đối thủ, ai cần quan tâm cô chị hay cô em kết hôn với con. Họ chỉ quan tâm khi nào chúng ta phá sản thôi đó ông nội."

    Ông nội vươn tay cốc vào đầu anh: "Cái thằng ăn với nói."

    Ông nội liếc anh: "Vậy ông nội để con gặp cô chị, xong rồi con sẽ chọn một trong hai đứa phải không?"

    "Dạ phải!" Minh Hoàng cam kết.

    "Để ông nội nghĩ cách cho con gặp cô chị."

    "Cần gì phải nghĩ hả ông nội. Con có cách rồi." Minh Hoàng vuột miệng.

    Ông nội nhìn anh không thiện cảm: "Vậy là mày bày sẵn thế trận rồi, đâu phải bây giờ mới nghĩ ra."

    "Con xin thề, con mới nghĩ ra thôi đó ông nội."

    "Ông nội tin con mới là lạ."

    Minh Hoàng cười cười: "Mà chuyện con mới nghĩ ra hay nghĩ trước đó thì có gì khác biệt đâu ông nội. Quá trình đâu có quan trọng, kết quả mới là điều đáng quan tâm."

    "Vậy giờ con nói ra cách thức của con đi."

    "Ông nội mời cả gia đình người ta đến nhà mình ăn cơm thân mật vậy là xong. Khó gì đâu."

    Nói xong câu này, anh chợt nhận ra ý định của nhà bên đó gán ghép cô em cho anh, nếu không nhấn mạnh cả gia đình, thế nào cũng chỉ có ba người tham dự.

    "Ông nội phải mời cả nhà bốn người để tăng tình cảm của hai gia đình. Nếu không sẽ có người lại trốn không tham dự đó."

    Ông nội nhìn nụ cười gian tà của thằng cháu trời đánh, cứ như mọi chuyện đang nằm trong lòng bàn tay nó mà có chút buồn bực. Mới đây nó còn lẽo đẽo bên cạnh mình, giờ còn bày thế trận cho mình theo nó, thời gian đúng là kẻ thù của người già. Càng lớn tuổi não càng teo lại rồi.

    * * *

    Trưa nay sau giờ học phần Toán học 4, Thụy Khanh gom lại sách vở trên bàn, đang bỏ vào cặp táp thì Hải Băng vỗ vai cô.

    "Ê bồ, có chương trình mới. Người ta thuê sinh viên đạp xe quảng cáo. Bồ tham dự không?"

    "Bồ nay chịu chạy xe đi vòng vòng thành phố rồi hả? Không sợ đen da sao?" Thụy Khanh ghẹo.

    "Da nó đẹp, có chạy vòng vòng hôm nay, ngày mai nó lại trắng ra, sợ gì đâu." Ngọc Linh bên cạnh cô cũng tham gia câu chuyện.

    "Cho nên hai người không bị đen, còn da của mình sẽ cháy xám. Nhưng vì đồng tiền, chắc phải hy sinh thôi." Thụy Khanh tư lự.

    "Bồ dân thành phố mà trông còn thảm hơn hai đứa tụi mình." Hải Băng nhìn Thụy Khanh thương cảm.

    Nhỏ Khanh này rất tiểu thư. Lúc đầu gặp cô cứ nghĩ nhỏ được nuôi dạy trong gia đình hoành tráng lắm, thế mà nhìn cách con nhỏ chi tiêu, cứ thiếu trước hụt sau. Tiền học phí phải tự gồng mình đóng, nhiều khi thấy tội. Cô và Ngọc Linh dù là dân tỉnh lẻ nhưng hai đứa còn có gia đình lo chuyện học phí. Các cô chỉ làm vài công việc bán thời gian để chi tiêu lặt vặt. Còn Thụy Khanh phải kiếm tiền mua sách vở và để dành đóng học phí.

    Nhìn tướng tá của Thụy Khanh cử tưởng dân nhà giàu chảnh chẹ, vậy mà chơi với nó rồi mới biết nó chỉ có tướng sang trọng vậy thôi, thật ra cuộc sống khó khăn vô cùng. Mấy lần hỏi về gia cảnh, nó chỉ bảo không muốn phụ thuộc gia đình. Gia đình nó không muốn nó học sư phạm, mà nó ương bướng nên phải tự kiếm tiền hoàn thành chương trình học.

    Con nhỏ không nói nhiều về gia đình nhưng Hải Băng cảm thấy cha mẹ nhỏ này giận cũng dai thật, vả lại cách thương con cũng kỳ. Chỉ vì giận rồi không thèm lo chuyện học phí cho con nhỏ. Mà thôi, có khi nhà nó khó khăn thật. Chắc nó có nỗi khổ gì đó. Đôi lúc thấy nó buồn, cô và Ngọc Linh muốn an ủi nhưng rồi nó lại mỉm cười, lạc quan vô cùng.

    "Thì mình cần tiền mà, cũng gần đến lúc đóng học phí rồi. Mình đang lo tiền để đóng." Giọng Thụy Khanh không giấu nổi mệt mỏi.

    Cứ đến kỳ học phí Thụy Khanh phải chạy đôn chạy đáo kiếm tiền. Nếu không lo đủ, sẽ không được tham dự kỳ thi kết thúc môn. Ba mẹ cô có nhiều tiền lắm nhưng cô không thể mở miệng, vì hai người không quan tâm chuyện học hành của cô. Ngày cô từ chối làm chiếc bóng bên cạnh em gái cũng là ngày cô không còn nhận được sự quan tâm nhỏ nhoi của ba mẹ nữa. Từ lúc biết suy nghĩ, cô đã nhận ra mình chỉ là con rối bên cạnh ba mẹ và em gái.

    Ba mẹ muốn cô luôn ở sau lưng em. Đến chuyện học, cô cũng phải học luôn phần của em. Từ nhỏ đến lớn hai chị em chưa bao giờ tách ra. Em gái yếu đuối, hôm nay ở trường, ngày mai có thể vào bệnh viện, nên cô phải gồng mình làm bài cả phần em. Em thích học dương cầm, cô cũng phải theo em học dương cầm. Em thích học vẽ, cô cũng phải học vẽ phần em. Cô cứ theo bên cạnh em đến năm mười tám tuổi, rồi chợt nhận ra đời mình chỉ là chiếc bóng. Cho nên cô đã làm một cuộc thay đổi, tự mình lo cho tương lai.

    Em gái thích học đại học nhưng năng lực không đủ. Sau khi hai chị em tốt nghiệp cấp ba, ba mẹ muốn cô tiếp tục theo phò em lên đại học. Vì sợ em gái vất vả nên ba mẹ chọn hướng đi phù hợp cho em, để em thi vào nhạc viện đúng sở trường. Ba mẹ muốn cô theo em và cô từ chối, cho nên mới có chuyện cô phải tự đóng học phí. Cô còn nhớ ngày đó mây đen giăng đầy bầu trời, báo hiệu cơn giông tố khi cô gân cổ lên cãi lời ba mẹ:

    "Con không học nhạc viện. Con muốn học cái con thích. Mười tám năm con đã theo bên cạnh em. Giờ con muốn sống cuộc đời của con."

    Mẹ giận đến mất bình tĩnh: "Sao con có thể ích kỷ như vậy? Con đã quên vì ai em gái phải chịu cảnh này?"

    "Con vẫn luôn nhớ mẹ bảo vì con. Tại con giành ra đời trước em, nên em phải chịu yếu đuối bệnh tật thay phần của con. Từ nhỏ con đã bị suy nghĩ này tiêm nhiễm. Những gì cần trả, con đã trả xong cho em rồi."

    Đó là lần đầu tiên Thụy Khanh bộc lộ suy nghĩ sâu thẳm trong lòng. Ba mẹ luôn muốn cô hy sinh cho em. Hai người thường tiêm nhiễm vào suy nghĩ non nớt của cô rằng cô nợ em. Hồi đó còn nhỏ nên cô không hiểu, cũng không biết cách phản kháng. Sau này hiểu chuyện hơn, biết buồn và nhận ra sự bất công.

    Thụy Khanh dần dần thất vọng vì ba mẹ thiếu công bằng. Dù cô cố gắng ngoan ngoãn để được ba mẹ chú ý, mong hai người cũng thương mình như em gái nhưng mọi cố gắng của cô chỉ là muối bỏ bể, chẳng đọng lại chút gì trong tâm trí họ. Cái ba mẹ cần là cô phải theo sát bên cạnh em gái, làm nền cho em gái tỏa sáng.

    Cô đã chịu đựng mười tám năm và giờ mới nổi loạn. Sự nổi loạn đầu tiên là không vào nhạc viện, rước lấy cơn giận của mẹ. Kế tiếp cô nói ra suy nghĩ trong lòng, rồi ăn một bạt tay trời giáng từ ba. Chính ba cũng giật mình khi nhìn bàn tay nóng rát của mình sau khi đánh cô.

    Cô đau nhưng không hề khóc, vì nỗi đau thể xác đã bị nỗi đau tinh thần lấn át. Lòng cô vỡ vụn khi chợt nhận ra ba mẹ không hề yêu thương mình. Hai người đã bị em gái chiếm tất cả tâm tư tình cảm. Điều khiến cô khó hiểu là cô cũng được mẹ sinh ra, nhưng mẹ không đau. Cô hoàn toàn tuyệt vọng với cái gọi là tình cảm gia đình.

    "Tại gia cảnh Khanh rắc rối hơn hai người. Mà hôm nay bận việc, chắc mình không theo hai người nhận chương trình này rồi." Thụy Khanh nhìn hai nhỏ bạn tiếc nuối.

    "Khanh có chuyện gì nữa sao?" Ngọc Linh quan tâm.

    "Khanh không có chuyện gì. Chỉ là chiều nay phải về nhà một chuyến."

    "Tiếc thật! Công ty này trả thù lao cao lắm. Nếu có thể tham dự Khanh cũng có tiền đóng học phí." Hải Đăng cũng tiếc thay cho cô.

    "Để Khanh về nhà xem sao, nếu không có gì phức tạp thì Khanh sẽ gọi cho hai bồ."

    "Ừa, thôi Khanh về đi. Hai đứa mình cũng tranh thủ về phòng ngủ chút, rồi 2 giờ sang công ty đó tập trung. Nếu Khanh đi được thì đến đó luôn. Băng sẽ nhắn địa chỉ cho Khanh."

    Hải Đăng lanh lẹ nhất trong ba đứa. Đa số các công việc bán thời gian đều là cô nàng đứng ra nhận và thông báo cho các cô. Có một đứa bạn lanh lẹ vậy cũng may mắn cho hai người bọn cô.

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
  6. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 4. Bày binh bố trận

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thụy Khanh tạm biệt hai cô bạn rồi đạp xe về nhà giữa trưa nắng đổ lửa. Sáng nay ra cửa ba mẹ đã dặn học xong không được đi lung tung, phải về nhà có chuyện cần bàn.

    Nhiệt độ hôm nay lên cao, những tia nắng mặt trời như chiếu thẳng xuống đỉnh đầu, xuyên qua quần áo đốt cháy cả da thịt. Thụy Khanh tự nói với lòng mình đã đạt đến cảnh giới không buồn không vui, không cảm xúc, không suy nghĩ. Nhưng nói thì dễ làm mới khó.

    Trúc Khanh đi đâu cũng lên xe xuống ngựa, còn bản thân cô gắn liền với chiếc xe đạp cà tàng này. Đây là phần thưởng cô nhận được khi tham dự cuộc thi vẽ tranh cấp thành phố năm mười hai tuổi.

    Cuộc thi không có cơ hội để cô có thể kèm em gái, cho nên đó là lần đầu tiên cô được thưởng theo thực lực. Lúc ấy hạnh phúc biết bao nhiêu, cô cứ nghĩ chiếc xe đạp này để đi chơi, nhưng không ngờ nó lại trở thành phương tiện di chuyển của cô suốt bốn năm đại học.

    Dựng chân chống xe nép sát vào gốc nguyệt quế bên hông sân vườn, Thụy Khanh uể oải cởi bỏ nón mũ và bao tay để phía trước rổ xe, rồi ôm cặp táp vào phòng khách. Mẹ đang ngồi bên cạnh Trúc Khanh, tay bưng nước hoa quả năn nỉ em ấy uống. Thấy cô bước vào, mẹ chỉ liếc nhìn một chút rồi tập trung vào em gái.

    "Uống đi con yêu. Con chỉ ăn có chút cơm, không chịu ăn trái cây. Uống sinh tố cho khỏe đi con gái. Nếu con không chịu uống mẹ sẽ lo lắng."

    "Con không thích cà chua." Trúc Khanh vẫn lắc đầu, đẩy ly nước ra xa.

    Thụy Khanh ước gì mình có được ly nước sinh tố đó ngay tại lúc này. Nhưng nghĩ để mà nghĩ, cô muốn uống chỉ có thể xuống bếp tự làm. Trong nhà này chuyện ăn uống, sinh hoạt của cô không ai quan tâm. Cô chào mẹ định lủi lên phòng, lúc này bà mới gọi cô lại:

    "Con định lên phòng sao? Đã ăn gì chưa?"

    "Dạ chưa. Lát nữa con ăn sau. Con lên thay đồ rồi con xuống."

    "Ăn cơm xong rồi nói chuyện với mẹ một chút."

    Thật sự Thụy Khanh rất ngán trò chuyện với ba mẹ. Có lẽ sâu trong tiềm thức không nhận được sự yêu thương của hai người nên cô thu mình, chẳng có nhu cầu thân cận với ba mẹ. Trúc Khanh là viên ngọc trong lòng ba mẹ thì cô chỉ là người qua đường đang tá túc trong ngôi nhà này.

    Cô giống như ở nhờ, sống nương vào sự bố thí nên phải nhìn sắc mặt của từng người, đặc biệt là Trúc Khanh. Nếu em ấy vui, cô sẽ được hạnh phúc. Nếu em ấy có chuyện, ba mẹ sẽ nhìn cô oán trách vì không quan tâm em. Nên dần dần cô cũng sợ phải tiếp chuyện em gái.

    "Con vẫn chưa đói bụng. Hay là mẹ nói bây giờ luôn cho con nghe được không ạ?"

    Lúc này Trúc Khanh mới nhìn chị thỏ thẻ: "Ông nội của anh Hoàng mời cả gia đình bốn người chúng ta sang đó ăn tối. Chị đi cùng mọi người nha." Khuôn mặt em gái ánh lên niềm vui sướng.

    Kỳ thật Thụy Khanh chẳng biết ai là anh Hoàng nhưng có thể khiến tâm trạng em gái hân hoan thế này có lẽ là người kia, chồng hứa hôn của em gái, cái gã em rể cô đã gặp trong vườn mấy ngày trước. Gã em rể ấy tướng tá trông rất phong độ, lại có bối cảnh không tệ, em gái vừa gặp liền thích là điều dễ hiểu.

    Thật ra từ nhỏ ba mẹ đã định hình người đàn ông ưu tú đó sẽ là chồng tương lai của em gái. Tuy em ấy chưa được gặp người kia trực tiếp, nhưng ba mẹ đã đưa em gái xem hình và cập nhật tin tức của người ta cho em thường xuyên. Ba mẹ đã gieo vào tâm hồn thiếu nữ của em sự mơ mộng về người đàn ông này.

    Đây là điều chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu người kia không tài ba xuất chúng, không xứng với em gái, ba mẹ sẽ không tác hợp. Nếu phải duy trì hôn ước sẽ đẩy cô ra. May mắn người kia tốt mọi mặt, nên em gái sẽ thực hiện cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối này. May mắn cô cũng không có tâm tư giành giật, nên thiên hạ vẫn thái bình.

    "Chị đâu có liên quan đến cuộc hôn nhân này. Ba mẹ với Trúc Khanh đi là được rồi." Cô tìm cách thoái thoát.

    Giọng mẹ đầy uy quyền: "Người ta muốn làm thân với gia đình chúng ta. Muốn biết mọi người trong gia đình. Đây là muốn tiến tới mối quan hệ xa hơn. Con cũng phải đến đó. Ông nội bên nhà mời mọi người cùng có mặt tối nay."

    Thụy Khanh biết chuyện đã được quyết định. Đây không phải là trưng cầu ý kiến của cô mà là yêu cầu cô phải tham dự. Cô không có thói quen cãi mẹ, nếu mọi người muốn cô tham dự để làm nền cho em gái, cô sẵn sàng tham dự là được.

    "Dạ con đã hiểu. Tối nay con sẽ theo mọi người. Mấy giờ phải sang nhà bên đó ạ?"

    "6 giờ phải có mặt. Cho nên chúng ta bắt đầu đi từ 5 giờ 30 chiều."

    Thụy Khanh ưng thuận: "Vậy chiều 5 giờ 30 con sẽ về nhà đi cùng mọi người."

    Mẹ không vui: "Con định đi đâu? Sao giờ đó mới về? Ba giờ chiều nay stylist sẽ đến làm tóc, trang điểm cho chúng ta. Giờ đó con mới về là sao?"

    "Dạ con có giờ học buổi chiều."

    Thật ra Thụy Khanh không có giờ học chiều, cô chỉ đi dạy kèm cho bé Vân Tú. Vì phải kiếm tiền trang trải học phí nên ngoài giờ học, cô phải kiêm nhiều vai trò để kiếm thêm thu nhập.

    Từ nhỏ phải theo em gái học dương cầm, nên trình độ đánh đàn của Thụy Khanh cũng không tệ. Tuy nhiên so với tài năng của em gái, cô còn kém xa. Có điều cô giáo dạy cho hai chị em lại luôn bảo rằng thích tiếng đàn của cô hơn, nó thanh thoát nhẹ nhàng, không có sự phô trương thiếu cảm xúc như tiếng đàn của em gái.

    Thụy Khanh chẳng hiểu lắm mấy lời nhận xét của cô giáo dạy nhạc, nhưng khi ba mẹ nghe cô giáo đề nghị cho cô thi vào nhạc viện thay vì em gái, hai người sa sầm ngay nét mặt. Ai bảo cô giáo không hiểu văn hóa nhà cô. Nếu cô giáo khen ngợi em gái thì tình hình sẽ khác.

    Mãi nghĩ lung tung nên Thụy Khanh không nghe em gái nói, em gái phải lặp lại: "Chị nghỉ một buổi đi. Chiều nay chị ở nhà, phải chuẩn bị cho đàng hoàng để tới nhà ông nội, không thể thất lễ được."

    "Nhân vật chính là em. Em mới cần phải trang điểm lộng lẫy, chị thì cần gì." Thụy Khanh bàn ra.

    "Em con lộng lẫy là đúng rồi, nhưng con cũng không được quá xuề xòa. Hôm nay nghỉ một buổi cho mẹ. Ở nhà xem có phụ giúp gì được cho em con không."

    Biết có cãi cũng không mang lại kết quả, Thụy Khanh đành gật đầu. Mẹ không buồn quan tâm đến chuyện học hành của cô. Cái mẹ cần là cô có biết sống vì em gái hay không. Buồn làm gì, cô đã quen với sự thiếu công bằng này từ lúc nhỏ rồi.

    "Vậy con xin phép lên lầu, khi nào hai người cần gì cứ gọi con."

    Thụy Khanh lê những bước chân mệt mỏi về phòng nằm vật ra giường, mắt nhìn trần nhà nghĩ về cuộc đời. Con người không được chọn nơi để sinh ra, cô đã lỡ bước vào gia đình này, phải biết sống vì mọi người, xem như cô mắc nợ họ nên giờ phải trả.

    Gượng người ngồi dậy thì nghe điện thoại báo tin nhắn mới. Hải Đăng cho địa chỉ công ty tiếp thị bảo cô đến. Cô nhắn lại không đến được, rồi gọi một cuộc cho mẹ bé Vân Tú, xin nghỉ dạy. Điều đáng an ủi là mẹ bé không làm khó cô, bảo bận rộn thì cứ nghĩ, ngày khác sang dạy. May mắn ba mẹ của Vân Tú rất quý cô.

    Lúc đầu chỉ là dạy đàn cho Vân Tú, sau đó bé vào lớp một, anh chị lại nhờ cô dạy kèm cho bé học văn hóa luôn. Cô trò đã gắn bó hai năm nay nên bé rất thương cô. Biết cô không đến dạy hôm nay chắc bé buồn lắm. Nói thật ra nhà Vân Tú còn khiến cô cảm nhận được tình cảm gia đình hơn những người thân ruột thịt của cô.

    Buổi chiều stylist đến trang điểm cho ba mẹ con. Lúc đầu mẹ có ý định hai chị em trang điểm giống nhau, nhưng em gái muốn thật nổi bật, nên bảo hai chị em phải có sự khác biệt. Em gái chẳng bao giờ muốn thua kém chị.

    Thật ra em gái không nói thì cô cũng đâu có ý định phải trang điểm đẹp tối nay. Nhân vật chính không phải là cô, cô chỉ đi theo làm nền, tội gì phải trang điểm, ăn mặc xinh đẹp cho mệt người. Thế nên cô chỉ trang điểm qua loa.

    Em gái khoác trên người chiếc đầm hoa trắng tinh khôi, đẹp thánh thiện như một nàng công chúa. Thụy Khanh chọn chiếc váy dài caro kẻ sọc, phối với áo kiểu trắng. Bộ cánh chẳng có gì nổi bật của cô làm nền cho em gái tỏa sáng. Sự biết điều của cô khiến ba mẹ và em gái hài lòng.

    Như mọi lần, Thụy Khanh ngồi cạnh ghế lái với tài xế, ba mẹ ngồi phía sau chăm chút cho Trúc Khanh. Lúc cô đang thả hồn đi hoang thì bị ba điểm danh:

    "Thụy Khanh, tí nữa đến nhà người ta, con ý tứ cho ba."

    "Dạ!" Cô lười phải phân trần.

    Cái cách ba nói chuyện khiến cô nghĩ mình là đứa mất dạy, thiếu giáo dưỡng nào đó trong khi cô chưa bao giờ gây ra lỗi lầm. Cô chỉ cãi ba mẹ một lần duy nhất trong đời là học sư phạm. Đây được xem là sự nổi loạn ương bướng của tuổi mới lớn.

    Theo lời ba mẹ là cô học theo bạn bè, trở thành con người ích kỷ, chỉ biết sống vì bản thân. Mối quan hệ giữa cô và ba mẹ vốn đã nhạt, sau chuyện đó lại càng nhạt thêm. Giờ cô đã quá quen với chuyện bất công của ba mẹ.

    Đến nhà em rể, tài xế xuống xe mở cửa cho ba mẹ và em gái. Thụy Khanh tự mình mở cửa bước xuống. Cơ ngơi này hoành tráng thật, chả trách ba mẹ cắn chặt cuộc hôn nhân này. Gả em gái cho người chồng tài hoa, gia đình đạo đức như vậy còn mong mỏi gì hơn.

    Thụy Khanh lùi lại đi phía sau ba mẹ và Trúc Khanh. Ông nội bên này và em rể tương lai đang đứng ở cửa đón mọi người. Ba đưa quà tặng cho người giúp việc, miệng mỉm cười thân thiện: "Chút nhân sâm con gửi bác bồi dưỡng sức khỏe."

    "Con thật có lòng. Sang đây chơi với bác được rồi, quà cáp làm chi, khách sao quá."

    Ông cụ tóc bạc phơ tay cầm cây gậy trông rất phong phạm. Nếu đầu gậy là đầu rồng thì Thụy Khanh nghĩ có lẽ mình đang diện kiến ông cụ thời phong kiến nào đó.

    Cô thầm lặng quan sát người ta mà không biết rằng có kẻ cũng đang kín đáo quan sát mình. Minh Hoàng thấy cô đến, trong lòng vui sướng, kế hoạch của anh đã thành công bước đầu. Tối nay chỉ cần giả tạo một chút thôi, vậy mọi chuyện sẽ đi đúng quỹ đạo của nó.

    "Đây là hai cô gái song sinh xinh đẹp của chúng ta phải không? Con là Trúc Khanh ông nội đã biết rồi."

    Ông nội không giấu sự ưu ái dành cho Trúc Khanh trước rồi mới quay sang cô: "Còn con là chị phải không? Con tên gì?"

    "Dạ con là Thụy Khanh." Vô cùng lễ phép.

    "Tên đứa nào cũng đẹp. Hai vợ chồng thằng Hưng thật khéo đặt tên." Ông nội hiền từ khen ba mẹ rồi dẫn đầu đi vào "Vợ chồng con cái vào đây, ngồi xuống trò chuyện một chút rồi chúng ta dùng bữa tối cùng nhau."

    Vì trong lòng có quỷ nên Minh Hoàng giả vờ ưu ái Thụy Khanh hơn Trúc Khanh. Biết rõ cô cũng như anh không hề coi trọng cuộc hôn nhân này nên anh mới mạnh dạn kiếm chuyện với cô. Trúc Khanh coi trọng anh, không thể dại dột dính líu đến, nếu không sẽ hỏng bét mọi thứ.

    Trong lòng đã có chủ ý nên thay vì ngồi gần Trúc Khanh theo đúng mong muốn của hai nhà, anh lại cố tình thân cận Thụy Khanh. Thái độ của anh khiến mọi người hoang mang.

    Lúc đầu ông nội cũng không hiểu, nhưng ngồi một lúc thấy mấy hành động kịch tính của anh, ông nội bắt đầu ngộ ra. Vậy là thằng này thích con chị. Với ông thì cô chị hay cô em đều được, miễn nó thích người ta để ông không phải mang tội thất hứa với bạn già.

    Chỉ cần cháu nội chịu kết hôn với một trong hai chị em nhà này là ông mãn nguyện rồi. Thế nhưng có người không nghĩ giống ông. Ngó thấy Minh Hoàng dường như có cảm tình với Thụy Khanh, ông bà Hưng khó hiểu.

    Trúc Khanh cũng đang buồn bực trong lòng. Chẳng phải mấy hôm trước hai nhà tuyên bố ủng hộ cuộc hôn nhân của anh và cô sao? Hôm đó gia đình anh cũng không phản đối, thế mà hôm nay anh lại hành động lạ lùng.

    Không khí vừa nãy vui vẻ giờ bỗng chốc gượng gạo. Thụy Khanh cũng đang mắng thầm trong lòng. Cái gã em rể này bị chạm sợi dây thần kinh nào, tự nhiên lôi cô vào cuộc chiến này là sao?

    Ngó thấy mọi người không vui, ông nội muốn xoa dịu tình huống, bèn mời mọi người sang phòng ăn. Minh Hoàng đã quyết phá nát hôn ước nên cố tình chạy tới ngồi cạnh Thụy Khanh.

    Bàn ăn hình tròn, ông nội ngồi giữa cô và Trúc Khanh. Gã em rễ thay vì ngồi bên Trúc Khanh lại cố tình ngồi sát cô. Lúc đầu cô chưa hiểu ý gã, nhưng ngồi một lúc thì ngộ ra, gã ta đang cố tình gây rối.

    Từ bao giờ cô và gã thân mật đến mức như vừa gặp đã yêu, còn bày đặt gắp thức ăn đầy chén cô. Mặt Trúc Khanh cắt không còn giọt máu. Hai mươi mốt năm sống cùng em, Thụy Khanh hiểu tánh em thế nào. Chỉ sợ trong lòng em đã nổi bão rồi.

    Em chỉ muốn mình nổi bật nhất, những gì em đã thích không ai có quyền tướt đoạt. Em gái đang hiểu lầm gã dở hơi này thích cô, hoặc là cô đang muốn cướp đoạt chồng tương lai của em.

    Tự nhiên Thụy Khanh cảm thấy muốn ăn tươi nuốt sống cái gã bên cạnh. Anh ta cố ý, cô thừa biết anh ta chẳng có cảm tình gì với cô, thế mà cứ làm ra những hành động gây hiểu lầm, đẩy cô lâm vào tình cảnh khốn cùng. Cô không cần biết anh ta có mục đích nào, nhưng rõ ràng đang làm khó cô.

    Thụy Khanh nghĩ cách ngăn gã này lại. Ngó thấy anh ta lại muốn gắp đồ ăn vô tội vạ vào chén mình, Thụy Khanh bặm môi, đưa tay chặn đũa anh ta, miệng nói nhỏ nhưng giọng như rít qua kẽ răng:

    "Anh đùa vậy thấy vui sao? Tôi không biết anh có chủ ý gì, nhưng anh đang làm sự việc phức tạp thêm. Hãy dừng lại đi."

    Minh Hoàng có chút giật mình, con nhóc này cũng thông minh, có thể nhìn ra anh có chủ ý gì đó. Thú vị thật! Nhưng anh cho là khi anh lăn lộn ngoài đời chín mười năm, thì con nhóc này vẫn chưa ra đời. Sao đòi khôn hơn anh được.

    Minh Hoàng tỏ ra vô tội: "Sao Thụy Khanh lại nói vậy. Hai nhà có mối quan hệ như thế nào chẳng lẽ phải đợi anh nói lại cho bé biết sao? Người lớn đã hứa hôn, nghĩa là sớm muộn gì cũng có đám cưới của hai đứa con trong nhà. Anh đây là đang mong mối quan hệ của hai chúng ta tốt đẹp hơn."

    Mấy lời cuối cùng anh còn cố tình nói lớn hơn khiến khuôn mặt của bà Hưng và Trúc Khanh xám xịt. Ông Hưng dù sao cũng quen xã giao với mọi loại tình huống nên vẫn kiềm chế được, nhưng vợ và con gái lại không giỏi kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt là cô con gái trong người mang bệnh, quả tim yếu ớt nên vừa nghe mấy lời anh nói, mặt cô lập tức xanh xao, hơi thở gấp gáp.

    "Con làm sao vậy Trúc Khanh?" Bà Hưng hốt hoảng.

    "Con thấy mệt. Con muốn về nhà." Trúc Khanh yếu đuối tựa vào ngực bà Hưng.

    "Được, được, mẹ đưa con về." Bà Hưng bối rối thấy rõ.

    "Con bé bị sao vậy vợ thằng Hưng?" Ông nội cũng hoang mang.

    "Dạ chỉ hơi mệt một chút. Chắc tụi con xin phép bác Minh đưa con bé về nghỉ ngơi." Ba lên tiếng, giọng cũng không giấu nổi lo âu.

    Thụy Khanh đã có kinh nghiệm từ trước, nên cũng nhanh chóng đứng lên theo ba mẹ và em gái. Trước khi quay lưng cô không thèm che giấu nỗi ác cảm dành cho Minh Hoàng. Ánh mắt lên án của cô như ngầm hỏi anh đã nhìn thấy hậu quả của chuyện tốt mà anh làm chưa?

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
  7. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 5. Quậy đục nước

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bữa tối hoành tráng như vậy nhanh chóng tan rã trong vội vã. Đợi khách khứa ra về, ông nội ném cây gậy vào người Minh Hoàng: "Có phải con làm hơi quá rồi không hả thằng nhóc trời đánh kia?"

    "Ông nội oan uổng con. Ông nội cũng thấy đó, cô nàng đấy yếu đuối thế nào. Ông nội nỡ lòng nào ép buộc con kết hôn với cô ấy. Vậy cả đời này con sẽ phải chăm sóc con ma bệnh. Ông nội có muốn ẵm chắt đích tôn không? Nếu con và Trúc Khanh kết hôn, ông nội nghĩ cô ấy có thể sinh cháu cho ông nội không?"

    Minh Hoàng hợp tình hợp lý cãi tay đôi với ông nội. Lời anh nói không hề sai, ông nội không thể phản bác. Cho dù ông muốn giữ chữ tín, ép buộc cháu nội vào cuộc hôn nhân này nhưng cũng phải cho anh cô vợ khỏe mạnh. Cô bé Trúc Khanh kia đúng là ba bữa vào viện, bốn bữa uống thuốc. Hai lần gặp mặt đều khó thở.

    Ông nội thích ẵm cháu, nếu cô bé đó yếu đuối như vậy làm sao sinh con được. Tự nhiên cán cân của ông lập tức nghiêng về Thụy Khanh và ủng hộ Minh Hoàng. Ông sẽ đồng ý cho Minh Hoàng kết hôn với Thụy Khanh.

    Chỗ này lạc quan như vậy nhưng bên nhà Thụy Khanh lại vô cùng rối ren. Mỗi lần Trúc Khanh không ổn, cả nhà sẽ phải chịu đựng cùng cô. Chuyện bệnh hoạn này đã thành mãn tính, mọi người đều có kinh nghiệm xử lý. Chỉ là lần sinh bệnh này lại có nguyên nhân cho nên không khí ảm đạm. Tự nhiên Thụy Khanh rùng mình, cô linh cảm sắp có một trận cuồng phong sắp diễn ra.

    Quả nhiên khi về đến nhà, em gái vừa nãy không khỏe, giờ lập tức mạnh mẽ. Em nhìn cô giận dữ: "Sao chị lại làm thế?"

    Ba mẹ nghe em nói thế cũng chưng hửng, làm thế là làm gì?

    "Ý em là sao? Chị không hiểu." Thụy Khanh mờ mịt hỏi lại.

    "Chị đừng giả vờ. Rõ ràng chị biết hai nhà đã đồng ý hôn sự của em và anh ấy. Sao chị còn cố tình chen ngang." Trúc Khanh uất ức khóc lên.

    "Chị không có. Em không được nói bậy."

    Thật là ngậm máu phun người. Cô đâu có muốn chồng đến mức quờ quạng lung tung.

    "Tôi không có nói bậy. Tối nay chị đã cố tình lôi kéo sự chú ý của anh Hoàng."

    Ba mẹ vừa nãy còn khó hiểu, giờ nghe em gái quy tội rành rành, cũng bắt đầu nhìn cô nghi ngờ. Cô luôn tự nói mình không nên trông mong vào sự công bằng của ba mẹ nữa, thế nhưng trong lòng vẫn cảm thấy đau khi nhìn cách hai người cư xử.

    "Vậy là con cố tình giành với Trúc Khanh phải không?" Mẹ lên tiếng phủ đầu cô trước.

    "Con là chị mà lại đối xử với em gái vậy sao Thụy Khanh?" Ba cũng xen vào.

    Buồn cười, giờ thì tất cả mọi tội lỗi là do cô.

    "Ba mẹ nhìn thấy tối nay con đã làm gì mà quy tội con giành chồng của em? Con đâu có thiếu đàn ông đến mức phải dùng hạ sách này."

    Vì quá giận nên Thụy Khanh cũng không kiểm soát được ngôn từ. Trước đây cô chưa bao giờ dùng những lời nói nặng nề thế này. Cô luôn nhường nhịn em gái mọi điều, cũng chưa bao giờ hỗn hào hay phản kháng với ba mẹ. Nhưng sự bất công cứ dồn dập, cô chẳng còn là con bé ngây thơ mặc người ta nhào nặn nữa.

    "Thế sao cậu Hoàng lại thể hiện thái độ như đã chọn con? Trong khi hôm trước cậu ấy không phản đối mối liên hôn của cậu ta và Trúc Khanh, giờ hành động cậu ta lại nghiêng về con." Mẹ nhìn cô chì chiết.

    "Con không biết anh ta lên cơn điên gì. Con chưa bao giờ làm ra hành động nào cả. Ba mẹ và Trúc Khanh tin con hay không cũng chẳng sao. Con chỉ mới gặp anh ta lần thứ hai.."

    Thụy Khanh còn chưa nói tròn câu, Trúc Khanh đã hét lên: "Vậy chị đã gặp anh ấy rồi. Vậy mà tôi cứ tưởng hôm nay là lần đầu tiên chị gặp anh ấy. Chị cố tình tranh giành, chị còn chối gì nữa hu hu!"

    Thật sự quá oan uổng cho cô, tự nhiên họa từ trên trời rơi xuống. Cái gã kia có biết mình đã vô tình khiến cuộc đời cô thêm tăm tối không? Thụy Khanh nguyền rủa Minh Hoàng trong lòng.

    "Chị xin thề chưa bao giờ cố ý chen chân vào cuộc hôn nhân của em và anh ta. Lần trước gặp mặt anh ta ở vườn nhà mình chỉ là tình cờ. Em tin hay không cũng không sao. Chị mệt mỏi, chị về phòng đây. Con chào ba mẹ!"

    "Con đứng lại đó cho ba." Ba quát lên.

    Chẳng còn cách nào khác, Thụy Khanh buộc phải đứng lại.

    "Từ giờ con phải tránh xa cậu ta. Đây là hôn ước của Trúc Khanh và cậu ta. Ba không muốn sự việc hôm nay tái diễn lại lần nào nữa."

    "Ba yên tâm, sẽ không có lần sau."

    Thụy Khanh lê bước chân mệt mỏi lên phòng. Nằm trên giường rồi cô mới để mặt nước mắt rơi. Cùng một mẹ sinh ra sao người được thương, người bị ghét bỏ? Đôi lúc cô thầm ước thà mình bệnh hoạn giống Trúc Khanh để được ba mẹ nâng niu trong lòng bàn tay. Cô nói không buồn nhưng lại không ngăn được lòng nhói đau.

    Chuyện tối nay khiến tâm hồn cô lại một lần nữa tổn thương. Ba mẹ không nói lí, bất cứ chuyện gì khiến Trúc Khanh không vui đều là lỗi của cô. Nếu muốn sống an ổn trong ngôi nhà này, cô phải co mình lại, tránh va chạm hoặc nhìn ngó đồ vật của Trúc Khanh, bằng không sẽ mang họa vào thân. Từ giờ cô sẽ tránh xa cái gã em rể trời đánh kia.

    Thụy Khanh tự răn đe bản thân, rồi kìm nước mắt đứng dậy thay quần áo ngồi vào bàn học bài, chuẩn bị cho môn học ngày mai. Tương lai của cô còn ở phía trước, không nên vì sự bất công này rồi buồn khổ và tự ngược đãi bản thân. Sẽ có một ngày cô thoát khỏi chiếc lồng sắt này, sẽ bay đi tìm vùng trời bình yên của riêng cô. Thụy Khanh nghĩ lạc quan và bắt đầu tập trung học.

    Mấy ngày sau đó, cuộc sống trở lại quỹ đạo. Thụy Khanh vừa học vừa dạy kèm, hoặc theo Hải Băng đi tiếp thị, hay chạy chương trình quảng cáo. Không ai có thể ngờ đứa con nhà giàu như cô phải vất vả kiếm tiền duy trì việc học. Cuộc sống sau năm mười tám tuổi của cô quả thật vất vả, nhưng bù lại tinh thần thoải mái.

    Cô không phải sống dưới bóng của em gái và chịu sự điều khiển của ba mẹ. Chỉ cần thêm một năm rưỡi nữa thôi là cô tốt nghiệp. Có việc làm, cuộc sống của cô sẽ dễ chịu hơn. Hiện tại cô phải ép bản thân lạc quan để vượt qua hoàn cảnh khốn khó trước mắt.

    Đôi lúc Thụy Khanh thầm cám ơn ba mẹ vì sự bất công của hai người khiến cô mạnh mẽ, học cách tự đứng trên đôi chân của mình. Nhiều cô gái cùng đẳng cấp bằng tuổi cô đến giờ vẫn còn phụ thuộc gia đình. Cuộc sống của cô dù cơ cực hơn họ, nhưng lại vui vẻ, cô nên cảm thấy tự hào vì mình đã độc lập được.

    Tiếc là ông trời lại thích thử thách cô, có lẽ muốn tôi luyện cô mạnh mẽ hơn. Gã em rể hờ đó ăn no, không biết tìm thú tiêu khiển ở đâu nên gây chuyện cho cô để tìm niềm vui. Gã không biết rằng cuộc sống của cô đã đủ khốn khó. Cô chỉ muốn được yên ổn sống lặng lẽ như chiếc bóng trong nhà, không phiền hà đến ai. Vậy mà cái gã điên ấy lại không để cô được như ý nguyện.

    Cô nguyền rủa gã sẽ không có cuộc sống yên ổn về sau. Hôn nhân của gã cũng sẽ không suông sẻ. Lạy trời cho gã đau khổ vì cô vợ nào đó, để không rảnh ra ngoài tạo nghiệt, gây khổ sầu cho người khác như gã đang làm với cô.

    Vào một buổi chiều giông gió, Thụy Khanh đạp xe về nhà sau khi dạy kèm cho bé Vân Tú. Vừa bước vào cổng, chị người làm kín đáo ra dấu với cô. Kiểu này trong nhà chắc chắn đang có bão. Một là Trúc Khanh trở bệnh, hai là ba mẹ đang không hài lòng cô chuyện gì đó và đang đợi cô về để xử. Quả nhiên vừa bước vào cửa chính, giọng giận dữ của ba đã vang lên:

    "Con còn dám vác mặt về nhà này nữa sao?"

    "Con đâu có làm gì sai, sao ba lại quát con?" Thụy Khanh trưng biểu cảm khó hiểu.

    "Bản thân con làm chuyện gì thì con tự biết. Con còn ở đây giả vờ trước mặt ba mẹ và em gái con nữa sao?" Giọng mẹ cũng không kiên nhẫn.

    "Ba mẹ có thể công bằng một chút được không? Nếu con làm sai, vậy hai người nói cho con biết mình đã làm sai chuyện gì được không? Đừng có với con thì một chút kiên nhẫn cũng không có, chỉ biết quy tội. Hai người có thể đối xử với con như với Trúc Khanh một lần được không?"

    Thụy Khanh không hề muốn khóc nhưng nói ra mấy lời này tự nhiên nước mắt viền quanh mi, giọng cô vỡ ra nghẹn ngào.

    "Trúc Khanh ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Con bé có giống con ích kỷ chỉ biết sống phần mình hay không?"

    Thụy Khanh nghe mẹ nói bất giác chỉ muốn cười. Từ bao giờ Trúc Khanh trở thành người hiểu chuyện, không ích kỷ? Đời này nếu nói người ích kỷ nhất mà cô từng gặp chẳng ai qua được em gái. Em luôn muốn mọi thứ phải hơn cô, từ hình thức, học vấn, quần áo và phục sức. Ngay cả tình thương của ba mẹ em gái cũng thích độc chiếm.

    "Là chị quyến rũ anh Hoàng nên anh ấy mới từ hôn với em. Nếu không có chị, anh ấy đã không thay đổi quyết định." Trúc Khanh nhìn cô không thèm che giấu nỗi ác cảm.

    "Em nói gì chị không hiểu." Thụy Khanh hoang mang thật sự.

    "Chị còn giả vờ?" Trúc Khanh hét lên "Lần trước anh Hoàng đồng ý kết hôn với tôi, giờ thì bảo chỉ hợp với chị. Nếu không phải chị đã làm gì đó khiến anh ấy thay lòng, thì anh ấy có từ chối tôi không?"

    "Ý em là.."

    "Ông nội bên đó nói hôn nhân dựa trên tình cảm mới vững bền. Anh Hoàng chỉ có cảm tình với chị nên muốn kết hôn với chị. Vậy còn tôi thì sao? Tôi cũng yêu anh ấy. Chị đã nói gì khiến anh ta thay lòng rồi hu hu." Trúc Khanh khóc lớn.

    Ba mẹ lập tức đau lòng thay cho Trúc Khanh. Mẹ nhìn Thụy Khanh đầy ác cảm:

    "Con là chị mà không nhường em. Ngày xưa con đâu có như vậy. Sao bây giờ đủ lông đủ cánh, bắt đầu bỏ qua tình cảm gia đình phải không?"

    Thụy Khanh quẹt nước mắt, rất muốn trả lời rằng nếu cô có bỏ qua tình cảm gia đình cũng do mọi người ép buộc. Ba mẹ định nói tình cảm với cô sao? Nếu thật sự xem cô như con cái trong nhà vậy sao không đối xử tốt với cô?

    Cô biết mình chẳng làm gì sai. Ba mẹ đối xử tệ với cô nhưng cô chưa bao giờ hỗn hào hay tỏ thái độ. Cô và gã em rể đó cũng chẳng tiếp xúc nhiều, chưa từng đề cập hôn nhân gì với anh ta. Cô tự thấy không thẹn với lương tâm.

    "Con chẳng nói gì với anh ta. Con không biết anh ta đang nghĩ gì. Ba mẹ và em gái không tin con cũng đành chịu. Từ đầu đến cuối con không quan tâm đến mối liên hôn này."

    Thụy Khanh quay lưng lên phòng, giấu giọt nước mắt rơi xuống nền gạch vỡ tan thầm lặng. Cô nhịn cho trong nhà yên ấm, nhưng hình như ba xem hành vi này là sự chống đối. Giọng ba giận dữ:

    "Con đứng lại cho ba. Chuyện vẫn chưa xong, con muốn trốn tránh sao?"

    "Con không có làm gì. Ba mẹ không tin thì hỏi lại nhà bên đó. Con không có ý gì với anh ta. Làm ơn hãy tin con."

    Thụy Khanh nấc lên. Mặc cho ba mẹ và Trúc Khanh chì chiết, cô chạy trốn lên phòng, nước mắt tủi thân tuôn trào như vỡ đê. Cùng là con sao người thương, kẻ ghét? Cô cũng là con ruột, sao ba mẹ chỉ biết một mình Trúc Khanh và bỏ qua cô? Thụy Khanh càng nghĩ càng đau lòng.

    Thụy Khanh ước giá như được thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại, chỉ sống một mình, không cha mẹ, anh chị em. Nhưng mà cô làm không được, cô không thể vứt bỏ tình cảm gia đình. Mọi người tệ với cô nhưng họ vẫn là những người thân yêu nhất trong cuộc đời.

    Thế mà những người thân yêu này không để cô yên, tiếp tục quy tội cô ghen tị và muốn cướp chồng chưa cưới của em gái. Cô biết em gái muốn hơn cô về mọi mặt, nên giờ bị từ chối, lòng em không hề dễ chịu. Chưa chắc em gái yêu anh ta, chỉ tại không muốn thua kém cô mà thôi. Thụy Khanh nghĩ nếu gã kia từ hôn vì một cô gái khác, có lẽ em gái sẽ không ầm ĩ đến mức này.

    Từ nhỏ em gái luôn muốn vượt trội cô, điểm số phải cao hơn, phải xinh đẹp hơn và phải được chú ý nhiều hơn. Ở nhà em gái cũng giành hết tình thương và sự quan tâm của ba mẹ. Mấy điều này cô đã quen chịu đựng, cảm xúc đã bão hòa nên chẳng còn buồn tủi hay đau khổ nữa. Nhưng giờ quy tội cô giành chồng của em gái là đều không thể chấp nhận.

    Thời gian này cuộc sống của Thụy Khanh vô cùng ngột ngạt. Mọi người trong nhà cứ nhìn cô bằng ánh mắt lên án, ác cảm tràn đầy trên mặt. Trước giờ gia đình không quan tâm, cô đã buồn khổ lắm rồi, giờ còn nhận thêm sự trách móc, khiến cô khổ sở hơn.

    Thụy Khanh nghĩ mãi mà chưa hiểu vấn đề nằm ở chỗ nào, sao nhà bên đó lại từ hôn. Có lẽ đầu đuôi ngọn ngành xuất phát từ gã em rể hụt kia. Chắn chắn gã ta đã làm gì đó, nên mọi chuyện mới rối tung thế này. Thụy Khanh quyết định phải gặp hắn ta hỏi cho rõ ràng.

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
  8. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 6. Chạm trán

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trưa hôm sau hết giờ lý thuyết học phần chủ nghĩa MacLe, thay vì về nhà Thụy Khanh tìm đường đến công ty Kiến Tường. Cô phải trải qua hai tầng phòng bị của bảo vệ mới vào được đến khu vực tiếp tân. Còn may kinh nghiệm vượt chướng ngại ở cổng bảo vệ khi làm tiếp thị đã giúp cô qua mặt bác bảo vệ công ty này. Bác ấy lúc đầu nghiêm khắc không muốn cho cô vào, nhưng cô ráng nói cứng mình có hẹn với sếp của bác ấy, dụ dỗ đe dọa đủ kiểu mới qua được cửa ải.

    Giờ nhìn mặt chị tiếp tân thiếu kiên nhẫn, Thụy Khanh thấy hơi khớp. Nhưng mang tâm tư đi khởi binh vấn tội, đến sếp chị ta mà cô còn chưa ngán, sá gì một tiếp tân. Thụy Khanh hung hăng nghĩ thầm.

    "Cô tìm ai?" Giọng tiếp tân đúng kiểu đang bàn việc công, không hề có tí cảm xúc nào.

    "Tôi gặp anh Minh Hoàng."

    "Cô có hẹn trước không?" Tiếp tân nhìn cô thầm đánh giá.

    "Tôi là người nhà nên không có hẹn trước." Thụy Khanh nhận bừa nhân thân.

    Tiếp tân cũng không vừa: "Một ngày có biết bao nhiêu người tới đây tự xưng người nhà của Tổng giám đốc. Cô nói rõ cô là người nhà bên đội tiếp thị, hay mấy tổ chức xin tài trợ?"

    Giỏi cho chị tiếp tân, chắc mỗi ngày đều kinh qua mấy trường hợp giả mạo để chuồn vào tiếp thị quảng cáo đến mệt mỏi, nên mới sinh ra tâm lý đề phòng như thế này.

    "Tôi là vợ sắp cưới của anh ta." Thụy Khanh nhả từng chữ.

    Chị tiếp tân có chút giựt mình: "Đừng có đùa nha bé. Mới bao nhiêu tuổi, giờ này không lo học hành, tới đây quấy rối hả cưng? Đi về nhà học bài đi bé."

    Tiếp tân ngó Thụy Khanh chằm chằm. Cô nhóc này tướng tá tiểu thơ, khí chất không phải tầm thường. Có những người dáng dấp trời sinh đã phú quý, không cần phải giống trống khua chiêng vẫn có thể khiến người ta nhìn lâu thêm chút nữa. Dù trang phục giản đơn nhưng cốt cách của cô chẳng ai dám xem thường.

    Bị tiếp tân nghiền ngẫm, da mặt Thụy Khanh nóng rang. Cô cứ tưởng chị ta nghĩ cô bị thần kinh, rảnh rỗi chạy tới công ty người ta gây rối. Đành rằng mặt mũi cô hơi học sinh, nhưng cô cũng đã hai mươi mốt tuổi rồi, không phải trẻ nhỏ đâu mà đùa cợt.

    "Tôi nghiêm túc. Chị không tin có thể gọi điện thoại cho anh ta."

    Có lẽ thấy mặt mũi Thụy Khanh trông nghiêm trọng. Chị tiếp tân thu lại nụ cười đùa cợt, bán tín bán nghi nhấc máy gọi trợ lý của phòng sếp tổng.

    "Anh Phú ơi, sếp có vợ sắp cưới hả anh?"

    Mấy cô nhân viên nữ công ty này lại thích hóng chuyện nữa sao? Trợ lý bực mình: "Liên quan gì đến cô. Giờ này cô đang rảnh phải không? Sao lại quan tâm chuyện của sếp? Bộ cô ngại sống dai quá hả?"

    Tiếp tân nghe ra giọng mất kiên nhẫn của trợ lý, vội vàng đính chính: "Không phải đâu anh Phú. Có một cô bé tự xưng là vợ sắp cưới, muốn gặp sếp tổng."

    "Hả? Cô nói gì?" Trợ lý bắt đầu hoang mang.

    Trợ lý biết thời gian gần đây sếp phiền muộn chuyện hôn ước. Nhưng mà tình hình còn đang loạn cả lên, vợ sắp cưới ở đâu mà đến đây tìm nhanh vậy? Theo anh biết sếp đâu có mong cuộc hôn nhân này. Là trợ lý đắc lực bên cạnh sếp, anh thừa hiểu sếp đang tìm cách hủy hôn, thì lấy đâu ra vợ sắp cưới. Sao lại có người chán sống chạy đến đây nhận bừa.

    "Cô bé này nói là vợ sắp cưới, rồi bảo em không tin cứ gọi lên phòng sếp tổng nên em mới gọi anh. Em cũng có biết gì đâu." Tiếp tân nhỏ nhẹ phân trần.

    "Cô bé đó có nói tên gì không?"

    "Dạ Thụy Khanh!"

    Tim trợ lý đánh thót. Thụy Khanh thì không sai rồi. Nhưng anh không đoán được sếp có âm mưu gì với cô bé này. Tốt nhất báo cho sếp quyết định.

    "Cô giữ người đó lại. Mang nước đến mời cô bé. Đợi tôi hỏi sếp rồi gọi xuống cho cô ngay."

    Tiếp tân gác máy, trong lòng bắt đầu hoang mang, len lén ngó qua Thụy Khanh. Cứ tưởng con nhóc này thuộc công ty tiếp thị nào đó giả dạng, ai mà ngờ có dây mơ rễ má với sếp thật. Tiếp tân tươi cười, niềm nở với Thụy Khanh:

    "Em lại đây ngồi xuống, đợi chị một chút. Lúc nãy chị tưởng em tiếp thị nên thái độ hơi kỳ thị. Em thông cảm cho chị nha."

    Chưa biết cô bé này ở vị trí nào, tốt nhất vẫn nên khách sáo một chút, tiếp tân tự nhủ trong lòng.

    "Không sao đâu chị. Em hiểu mà." Thụy Khanh tỏ vẻ chuyện chẳng có gì to tát.

    Trong khi ấy ở phòng Tổng giám đốc, sau khi nghe trợ lý báo cáo Thụy Khanh tới tìm, Minh Hoàng ngước mặt lên khỏi đống văn kiện, cất giọng lười biếng:

    "Con nhóc nói là vợ chưa cưới của tôi hả?" Anh cười cười nghĩ thầm con nhóc này cũng thật thú vị, có chút ý tứ.

    "Dạ! Giờ cô ấy đang ở chỗ tiếp tân. Có cần tìm cách để cô ấy ra về không sếp?"

    "Đưa cô bé lên đây đi."

    "Ồ!" Trợ lý mang tâm trạng khó hiểu bước ra khỏi phòng.

    Trước giờ muốn gặp mặt sếp rất khó và nếu có gặp thì phải ở phòng họp. Hôm nay sếp lại bảo anh đưa người vào phòng riêng, không lẽ cô bé này có vị trí đặc biệt trong lòng sếp?

    Tí nữa phải mở to mắt nhìn thật kỹ cô gái mà sếp vừa gặp đã muốn hết hôn này mới được. Sẵn tiện tạo mối quan hệ, biết đâu sau này không liên lạc được với sếp, thì có thể thông qua phu nhân.

    Trợ lý xuống lầu, chuẩn bị tâm thế đi gặp một nhân vật hoành tráng. Xuống tới nơi anh ta nhìn tiếp tân như ngầm hỏi người đâu, chỉ thấy tiếp tân đảo mắt sang bàn tiếp khách ở phía xa xa.

    Trợ lý ngó qua chỉ thấy một cô nhóc mặt mũi non choẹt, nhìn như học sinh trung học. Cô bé đang ngồi nghiêm chỉnh, không hề ngó nghiêng chung quanh. Trông dáng ngồi có vẻ nhàn hạ nhưng nhìn hai tay đang để trên gối, các ngón tay mảnh khảnh đang co lại, thỉnh thoảng bấu nhẹ vào gối, có vẻ không quá thảnh thơi như bề ngoài đang cố thể hiện.

    Có điều càng đi đến gần, trợ lý càng phát hiện ra huyền cơ. Cô bé này không phải sinh trưởng trong gia đình bình thường. Nhìn cung cách của cô bé có thể đoán được xuất thân không phú cũng quý, chẳng thể coi thường được. Chả trách sếp vừa gặp đã muốn kết hôn, tại xứng đôi vừa lứa quá mà. Đây là suy nghĩ hiện tại trong lòng trợ lý.

    "Chào cô! Tôi là trợ lý của sếp Hoàng. Mời cô đi theo lối này."

    Thụy Khanh nhìn người thanh niên lịch sự trước mặt, lòng thầm đánh giá. Người lịch sự thế này mà để làm việc chung với gã em rể trời đánh ấy. Thật là tạo hóa trớ trêu!

    Trợ lý đưa cô đến thang máy, bấm lên tầng cao nhất. Luôn luôn như vậy, những gã sếp ăn trên ngồi trước thường chọn tầng cao, không khí trong lành thoáng đãng nhất. Cho nên cũng dễ chết nhất! Mỗi khi có sự cố xảy ra những gã trên cao này sẽ chết trước vì không kịp thoát. Thụy Khanh lặng lẽ rủa người ta tan nát.

    Ra khỏi thang máy, đi dọc hết cái hành lang vẫn chưa đến được nơi cần đến. Quả là phô trương thanh thế, chả trách người ta bị mờ mắt vì sự hoành tráng của công ty này. Như ba mẹ và em gái cô đấy, chưa gì đã muốn liên hôn ngay. Thật là bị tiền tài che mờ lí trí.

    Qua hết một dãy hành lang nữa, đến một vị trí có quang cảnh đẹp nhất, trợ lý mới chịu dừng lại. Thụy Khanh ngước lên nhìn bảng hiệu treo trước cửa, đã biết mình đến đúng sào huyệt của hắn ta rồi.

    Trợ lý gõ nhẹ cửa phòng. Thụy Khanh lùi lại đứng qua một bên, nghe tiếng bên trong vọng ra: "Vào đi!"

    Trợ lý đẩy cửa, tay ra dấu mời cô bước vào. Thụy Khanh không có thói quen nhìn ngó lung tung nên nào hay biết Minh Hoàng ở sau bàn làm việc, đang kín đáo quan sát cô, miệng mỉm cười không mấy lương thiện.

    "Sếp, tôi đã dẫn cô ấy lên."

    "Được rồi cậu ra ngoài đi." Trợ lý bị anh đuổi thẳng.

    Thụy Khanh lúc này mới nhìn gã em rể đáng ghét đang ngồi trước mặt. Phòng của sếp lớn có khác, như một ngôi nhà thu nhỏ, đầy đủ tiện nghi. Có bàn làm việc thật to, ghế xoay 360 độ, bàn tiếp khách lớn, cách mấy bước chân lại có bàn trà nước nhỏ. Máy pha cà phê trong góc phòng. Mọi thứ hiện đại sang trọng, cách trang hoàng không hề rối mắt. Mọi thứ không hề phản cảm với Thụy Khanh, ngoại trừ cái gã đang cười tươi rói trước mặt.

    "Sao vợ tương lai lại đến đây? Nhớ anh sao?" Giọng nói thiếu nghiêm túc vang lên.

    "Nói tiếng người." Thụy Khanh hung dữ.

    Minh Hoàng ngã người ra sau cười lớn. Cô nàng này có vẻ chợ trời, khác xa cô em dịu dàng, có giáo dưỡng kia.

    "Tới đây làm chi vậy?"

    "Tôi cũng không muốn tới, nhưng có việc phải hỏi anh, nên phải thân chinh đến đây."

    Minh Hoàng nhìn con nhóc hung hăng như ngựa non háu đá trước mặt, thay vì giận anh lại thấy buồn cười. Tự nhiên muốn chọc cho con nhóc này nổi giận thêm nữa.

    "Vậy vợ nói đi anh nghe đây."

    "Tôi không đùa với anh. Sao anh lại thay đổi ý định? Anh muốn mọi thứ rối lên mới chịu sao?"

    "Em nói gì tôi không hiểu. Tôi vẫn duy trì cuộc hôn nhân và chọn người mình thích để kết hôn. Có cái gì mà rối?" Minh Hoàng cười cười.

    Thụy Khanh nhìn nụ cười láu cá của anh ta mà tức muốn bể phổi. Trước giờ cô không quen cái kiểu nói cười giả tạo này, nên không bình tĩnh nổi.

    "Thích sao? Có thể thích một người chỉ mới gặp hai lần, còn chưa nói chuyện quá ba câu. Anh định lừa con nít sao? Nói đi anh có chủ ý gì?"

    "Sao lại nghĩ anh lừa con nít. Dù mặt em đúng là giống con nít, nhưng anh cũng đâu thể xem thường như vậy được."

    Minh Hoàng mang bộ mặt bị thiếu đòn nhìn Thụy Khanh: "Dù mới gặp hai lần, anh vẫn có cảm tình với em nên muốn gắn bó lâu dài đó mà."

    Thụy Khanh càng nghe anh nói, càng giận run. Người này thật quá đáng. Cô thừa biết anh đang quậy, nhưng không biết làm sao phản kháng, vì không hiểu anh ta đang muốn chơi trò gì. Với lại cô đâu phải là đối thủ của anh.

    "Tôi biết anh đang có một kế hoạch nào đó, không phải anh ưa thích gì tôi, cũng chẳng ưu ái em gái tôi."

    Thụy Khanh nhìn xoáy vào anh ta một giây, rồi bất thình lình ngộ ra: "Hay là anh muốn dùng tôi làm lá chắn cho anh phản đối cuộc hôn nhân này?"

    Minh Hoàng có chút giật mình. Con nhóc này cũng thông minh quá rồi, vài giây đã đoán ra phương án mà anh đã nghĩ cả mấy chục phút. Khụ! Hình như thực lực có chút chênh lệch.

    "Em cũng thông minh lắm nhóc. Đoán được kế hoạch của anh rồi thì hợp tác với anh đi." Minh Hoàng thừa nhận dứt khoát.

    "Không ngờ anh hèn như vậy. Không hài lòng với mối hôn sự này nhưng lại không mạnh dạn đấu tranh, lại kéo tôi vào cuộc chiến này. Anh có biết mình vô tình đã làm cuộc sống của tôi tăm tối hơn không?"

    Thụy Khanh nói mấy lời này liền liên tưởng đến những khổ sở mình đã chịu đựng mấy ngày nay, mũi cô có chút hồng, mắt cũng ươn ướt sắp khóc.

    "Ây em bé, đừng có nói với anh em sắp khóc nha. Anh có làm gì em đâu."

    "Nếu anh không muốn kết hôn với Trúc Khanh, thì nói thẳng với người lớn hai nhà. Đâu cần phải kéo người vô tội vào cuộc chiến này." Thụy Khanh cất giọng khổ sở, cố gắng ngăn mình không khóc.

    "Có gì mà em phải khổ sở? Nếu ông nội tôi không mang bệnh tật ra hành hạ, tôi đã không dùng hạ sách này. Nếu em gái em cũng như em, không thừa nhận cuộc hôn nhân này thì tôi dễ xử rồi. Chỉ tại cô bé đó cứ cố tình cắn chặt không buông, tôi buộc phải kéo em vào. Vì tôi cũng nhìn ra em chẳng ưa gì tôi, cũng như tôi chẳng có cảm tình gì với hai chị em nhà em."

    Thụy Khanh cảm nhận được đối phương không thích mình, nhưng nghe hắn nói thẳng ra đúng là có chút không thoải mái.

    "Tôi không cần biết anh dùng cách gì. Nếu là đàn ông thì nên cư xử cho ra dáng. Anh mượn tôi làm bình phong để phản đối cuộc hôn nhân, là đang gây khó cho tôi. Tôi xin anh hãy cư xử đúng mực. Một là hãy từ hôn nếu anh không thích. Hai thì hãy kết hôn với Trúc Khanh, hoặc nói thẳng với con bé, đừng lôi tôi vào giữa mấy người nữa. Tôi rất mệt mỏi!"

    Mình Hoàng nhìn cô bé trước mặt như đang van nài khiến anh có chút thương cảm. Mới từng tuổi này, được sống trong nhung lụa, ba mẹ bao bọc, mà sao cô bé cứ như rơi vào cảnh khốn khó, thương tâm. Và rồi trong một phút động lòng trắc ẩn, anh rất muốn dừng trò đùa này lại. Thế nhưng nghĩ đến ông nội manh động ở nhà, nếu anh từ tâm, cuộc đời anh sẽ bế tắc. Thôi thì anh phải tàn nhẫn, người không vì mình trời tru đất diệt.

    "Rất tiếc, tôi không thể thu tay lại, trừ khi nhà bên cô từ hôn trước. Ông nội tôi vô cùng khó đối phó, lại là một người giữ chữ tín. Nếu cô không từ hôn, tôi chẳng còn cách nào."

    "Vậy thì anh hãy nói Trúc Khanh, sao lại kéo tôi vào? Anh không thấy quá đáng sao?" Thụy Khanh vô cùng bất mãn với thái độ vô tâm vô phế của anh ta.

    "Nếu cô bé đó có cách nghĩ giống em, chẳng mặn mà gì với cuộc hôn nhân này thì tốt rồi. Rất tiếc cô bé đó không có ý định phản đối."

    "Vậy thì anh hãy nói với ba mẹ của tôi rằng anh không có ý định kết hôn, đừng có lôi tôi vào. Tôi đã bị anh làm liên lụy. Anh có biết tôi khổ sở thế nào không?"

    Giọng của cô nghẹn lại như tủi thân khiến Minh Hoàng khó hiểu. Một cô nàng được sinh ra trong chốn giàu sang, vậy mà cứ làm ra vẻ như cuộc sống mỗi ngày trôi qua không hề hạnh phúc. Thật lạ lùng!

    "Tôi cũng chẳng hơn gì cô. Vị trí của tôi không thể lên tiếng. Cô hãy về nói với ba mẹ mình." Minh Hoàng không hợp tác.

    Thụy Khanh nhìn khuôn mặt lưu manh của anh mà tức bầm gan, xem như cô đã mất công đi đến đây. Người đàn ông này có trái tim sỏi đá. Tiếp tục nói chuyện với anh ta chẳng có kết quả. Thụy Khanh đứng dậy nhìn anh ta không thèm che giấu nỗi ác cảm:

    "Anh là người lớn mà cư xử chẳng ra gì. Tôi thấy khinh thường."

    Cô quay đầu ra cửa, giọng Minh Hoàng vang lên phía sau: "Này, chúng ta vẫn còn chưa nói xong mà, sao vợ tương lai lại bỏ về?"

    Nghe giọng điệu thiếu nghiêm túc của Minh Hoàng vang lên phía sau, Thụy Khanh rất muốn ném đồ vào anh nhưng ráng kìm lại. Cô quay đầu ra cửa thang máy, giận đến hai chân muốn phát run. Sao trên đời lại có người đàn ông hèn hạ như vậy chứ?

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng ba 2022
  9. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 7. Cuộc sống sinh viên

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mấy ngày sau đó sắc mặt ba mẹ và Trúc Khanh chẳng khá hơn là mấy. Ba người đều cho là Thụy Khanh đã giở trò gì đó mới khiến Minh Hoàng thay đổi. Mặc cho cô giải thích hết lời, họ vẫn không nghe lọt tai. Không khí trong nhà u ám khiến Thụy Khanh sinh tâm lý sợ hãi mỗi khi về nhà. Cô ước có thể đi đâu thật xa, thoát khỏi hoàn cảnh sống khốn khổ này.

    Tiếc là trước giờ Thụy Khanh chưa quen nổi loạn nên chẳng dám thoát kén, chỉ có thể tiếp tục chịu đựng những lời chì chiết của mẹ và em gái, kèm ánh mắt không hài lòng của ba. Mọi người khiến cô có cảm tưởng mình đã gây lỗi lầm to lớn. Cô bắt đầu sợ hãi phải về nhà sau giờ tan học.

    Nếu có chỗ nào nhận sinh viên làm thêm, cô đều theo Hải Băng và Ngọc Linh xông pha kiếm tiền. Nếu không có việc bán thời gian, cô cũng trốn ở phòng trọ của hai đứa nó, hoặc ở lì trong thư viện đọc sách, đợi chiều qua chỗ Vân Tú dạy kèm, rồi mới lầm lũi về nhà.

    Ba mẹ bất công đến mức chỉ cần Trúc Khanh đứt tay, hai người sẽ lo sốt vó, còn cô cả ngày chạy rong ngoài đường cũng chẳng ai quan tâm. Hải Băng và Ngọc Linh không biết gia thế của cô, cứ ngỡ cô được sinh ra trong gia đình bần hàn, nên phải vừa học vừa làm. Vì không muốn kể xấu ba mẹ, nên hiếm khi cô nói về gia đình với hai đứa bạn.

    Trước đây sau khi hết giờ học buổi sáng, Thụy Khanh sẽ về nhà ăn cơm, nghỉ trưa một chút rồi lên trường học hai tiết đầu giờ chiều, nhưng giờ về nhà chỉ rước lấy phiền phức và mệt mỏi. Cô còn đang phân vân chưa biết nên đi đâu về đâu, thì Ngọc Linh khều vai cô rủ rê làm bậy:

    "Ê trưa nay chuồn hai tiết chiều không?"

    "Sao vậy?"

    "Mình kiếm được việc chạy quảng cáo, nhưng nó trùng ngay giờ học của tụi mình. Cúp không?" Hải Băng cũng mê tiền.

    Thụy Khanh không muốn đồng ý. Chỉ vì kiếm tiền mà bỏ học cô chẳng tán thành. Xét cho cùng mục tiêu của cô là hoàn thành bốn năm đại học và sau đó tìm việc làm. Bây giờ chỉ vì kiếm tiền trốn tiết, đây là đi ngược lại mục tiêu đã đề ra. Nếu việc làm ảnh hưởng đến chuyện học, cô sẽ không chạy theo. Thụy Khanh liền bày tỏ quan điểm:

    "Mình nghĩ chúng ta kiếm tiền để trang trải sinh hoạt phí, mục tiêu cuối cùng là hoàn thành bốn năm đại học. Học cho xong sau đó chúng ta có thể kiếm tiền cũng không muộn. Bây giờ điều quan trọng nhất của ba đứa là học, không phải kiếm tiền, nên mình không muốn cúp học đâu."

    Ngọc Linh nhát gan, thuận theo Thụy Khanh ngay: "Mình cũng thấy nhỏ Khanh nói đúng. Thôi đừng cúp Băng ơi."

    "Hiểu hai bồ rồi. Thế thôi trưa nay tụi mình vẫn lên lớp." Hải Băng đành xuôi theo hai đứa bạn dù lòng có chút tiếc nuối.

    Rồi con nhỏ nhìn Thụy Khanh hỏi dò: "Trưa nay bồ về nhà ăn cơm hả?"

    Giờ này về nhà chỉ có rước phiền nên Thụy Khanh bảo mua bánh mì vào thư viện ăn xong rồi học, lát nữa lên giảng đường luôn. Hải Băng vội cản lại, cô nàng sợ Thụy Khanh gặm không nổi bánh mì. Vả lại vô thư viện sẽ không chợp mắt được, tí nữa lên giảng đường Thụy Khanh sẽ không học nổi. Thế là Hải Băng rủ rê cô về phòng trọ ăn trưa rồi ngủ một chút, lấy sức học tiếp ca chiều.

    Ba đứa cùng nhau về phòng trọ của Hải Băng và Ngọc Linh. Thụy Khanh đã đến đây nhiều lần rồi nên hết ngại. Kể từ năm nhất, sau lần được phân cùng nhóm thuyết trình rồi bọn cô thân nhau. Hai nhỏ thường hay rủ cô về phòng trọ chơi. Lúc đầu tưởng cô cũng là dân tỉnh lẻ lên thành phố trọ học, tụi nó còn muốn cô về ở cùng.

    Hai đứa này quê ở Đà Lạt, học cùng lớp phổ thông rồi rủ nhau thi vào sư phạm, nên mối quan hệ rất thân thiết. Gia đình khá giả nhưng tụi nó thích vừa học vừa kiếm tiền. Trong ba đứa, Hải Băng lanh lẹ nhất. Ngọc Linh hiền lành và có chút khờ giống Thụy Khanh, nên hai đứa đa phần đi theo Hải Băng.

    Hải Băng có chiều cao vượt trội, khuôn mặt nửa lai kinh, nửa người dân tộc nên rất xinh xắn, cộng thêm tính cách cởi mở, nên mấy việc đi phỏng vấn làm nhân viên tiếp thị, cô nàng đa phần được chọn đầu tiên, sau đó kéo bọn cô theo. Thụy Khanh thấy mình may mắn khi kết bạn với hai nhỏ này. Cô là dân thành phố nhưng mười tám năm là chiếc bóng bên cạnh em gái, bởi vậy cô chẳng biết gì.

    Trước giờ cô chỉ lo ăn học, chẳng va chạm ngoài xã hội nên không biết cách kiếm tiền. Lúc mạnh miệng tuyên bố với ba mẹ không cần họ nuôi bốn năm đại học là tại rơi vào đường cùng. Ba mẹ bắt cô phải lựa chọn giữa tự lo học phí nếu muốn làm theo ý mình, hoặc tiếp tục nhận được sự bảo bọc với điều kiện phải theo Trúc Khanh vào nhạc viện. Thụy Khanh đã lựa chọn học con đường riêng. Tình cảm gia đình cứ thế rạn nứt.

    Thật ra ba mẹ chưa bao giờ đặt Thụy Khanh trong lòng. Lúc đầu cô cứ nghĩ ba mẹ lo lắng cho Trúc Khanh hơn vì em ấy yếu đuối hay bệnh, nhưng tình thương dành cho hai chị em vẫn đồng đều. Sau này nhiều chuyện xảy ra khiến cô hiểu ba mẹ chẳng có tí cảm xúc nào với cô.

    Có lẽ từ nhỏ nếp nhà đã hình thành. Lúc đầu ba mẹ chỉ lo lắng cho em gái nhiều hơn một chút, sau đó lại thấy trời bất công khi không cho em cơ thể khỏe mạnh, nên hai người yêu thương em nhiều hơn. Rồi dần dần thói quen được hình thành, ba mẹ dành mọi điều tốt đẹp cho em và quên mất họ còn một đứa con gái khác.

    "Ê Khanh, hay là bồ dọn qua ở cùng bọn mình luôn đi. Ba đứa ở phòng này là tuyệt vời." Ngọc Linh lại rủ rê.

    "Mình cũng muốn ở cùng hai bồ nhưng sợ gia đình không cho phép."

    "Mình thấy ba mẹ bồ có quan tâm bồ đâu. Tình cảm nhà bồ lợt lạt còn hơn nước lã." Hải Băng nói thẳng.

    "Mình cũng không biết sao nữa. Dù gì cũng là nhà, mình phải trở về."

    "Ừa, khi nào muốn ở với bọn mình thì sang. Lúc nào bọn mình cũng rộng cổng đón bồ."

    Ba đứa bày biện nấu ăn. Ngọc Linh nấu giỏi nhất trong ba đứa. Thụy Khanh tệ nhất vì trước giờ cô làm gì biết bếp núc là thế nào. Mọi chuyện trong nhà đều có người giúp việc. Đi học có xe hơi đưa đón. Cô còn chẳng biết tỏi và hành tím bán thế nào.

    Lần đầu tiên theo hai đứa đi chợ, cô mới học cách mua 100 gram hay nửa ký, nếu muốn ít hơn thì cứ lấy hai ba củ, người ta nhẩm giá tiền cho mình. Và còn nhiều mẹo đi chợ khác, hai đứa đều tận tình chỉ dẫn cô. Có điều nhìn bộ mặt ngáo đá của cô, bọn nó mỗi lần chỉ dẫn đều cười cợt, còn không phúc hậu bảo cô ngốc không chịu được.

    Từ ngày qua phòng hai nhỏ này, cô còn học được cách nấu ăn. Giờ cô có thể nấu được nồi cơm, biết cách kho thịt cá. Cô nghĩ sau này nếu ở một mình, sẽ không bị đói chết nữa rồi. Ba đứa bọn cô một đứa vo gạo, một đứa hâm lại thức ăn ba mẹ Hải Băng vừa gửi từ Đà Lạt lên, đứa còn lại bày chén ra bàn.

    Nhà Ngọc Linh thỉnh thoảng cũng gửi rau củ quả. Nói chung chơi với hai nhỏ này cô được ăn quà Đà Lạt mệt nghỉ. Đôi lúc cô ước mình cũng sinh ra trong gia đình nông dân bình thường như nhà nhỏ Linh thì hay biết mấy. Họ không giàu có nhưng lại quan tâm con cái hết lòng.

    "Ăn đi Khanh. Nghĩ gì đăm chiêu vậy bồ." Hải Băng gắp thức ăn bỏ vào chén cô.

    "Cám ơn bồ! Rau củ nhà bà Linh ngon thật."

    "Vậy thịt nai của nhà Băng không ngon hả Khanh?" Hải Băng giả vờ ghen tị vì Thụy Khanh chỉ khen rau củ nhà Ngọc Linh.

    "Ngon mà! Thịt tươi, rau củ quả sạch, cái gì cũng ngon hết. Mình khen thật lòng đó." Thụy Khanh thành thật.

    Ngọc Linh nhìn cô cười: "Con quỷ Hải Băng nó chọc bồ đó. Kệ nó đi, lo ăn vô. Nhìn bồ mong manh như sứ. Da của bồ trong suốt, mình có thể thấy rõ mạch máu dưới da. Mỗi lần nhìn bồ, mình có cảm tưởng bồ đến từ thời cổ đại, giống Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng ấy."

    "Mình đâu có bệnh hoạn và xinh đẹp giống em Lâm." Thụy Khanh phản bác.

    "Đúng là nhìn bồ có sức sống hơn Lâm Đại Ngọc nhưng vẫn mong manh kiểu gì ấy, khiến người ta muốn chở che." Hải Băng nhìn cô bằng ánh mắt thương cảm.

    "Thôi lo ăn nhanh rồi nghỉ một chút. Lâm Đại Ngọc hay Tiết Bảo Thoa gì cũng cần phải lên lớp trưa nay." Thụy Khanh cười cười.

    "Nhỏ Băng là cô Tiết, Khanh là cô Lâm." Ngọc Linh chọc hai đứa.

    "Mình có nước là dì Tiết, mẹ của Bảo Thoa ấy." Hải Băng chun mũi hài hước.

    Ba đứa vừa ăn vừa chọc phá nhau. Bữa cơm đạm bạc nhưng vui vẻ vô cùng. Thụy Khanh nhớ đến không khí bữa cơm sơn hào hải vị ở nhà, tự nhiên trong lòng lại chua xót. Giàu có cũng chưa chắc hạnh phúc!

    Giả vờ tranh giành nhau đến hạt cơm cuối cùng với những tràng cười rộn rã vô ưu tuổi sinh viên. Ăn xong lại oẳn tù tì xem ai xui xẻo rửa chén. Thụy Khanh muốn rửa chén vì mình đến nhà người ta ăn, cô còn chưa vô sỉ đến mức bắt người đã nấu ăn cho mình rồi còn phải rửa chén.

    Thụy Khanh nhất quyết giành rửa, nhưng bọn Hải Băng không chịu. Thế nên lúc oẳn tù tì, cô giả vờ ra chậm hơn người ta một giây để thành công ôm nguyên đống nồi niêu, xoong chảo, chén bát xuống bếp.

    Cô tiểu thư cành vàng lá ngọc từ nhỏ đến lớn chưa làm gì động móng tay, chưa bao giờ vào bếp, hai đôi tay ngọc ngà, trắng nõn chỉ để chạm phím đàn, giờ đang hòa xà phồng, nhúng tay vào thau bắt đầu quá trình rửa chén bát. Có lẽ trước giờ chưa được trải nghiệm, giờ học cái mới Thụy Khanh thích thú vô cùng.

    Thụy Khanh dùng hai tay chà xát bọt xà phòng, rửa sạch đến mức bóng loáng. Nhìn chén bát được úp ngay ngắn gọn gàng, miệng cô mỉm cười thích thú, giống như mình vừa làm chuyện vĩ đại. Biểu cảm của cô có chút ngây thơ dù đã hai mươi mấy tuổi đầu.

    Từ nhỏ đến lớn được nuôi dạy trong lồng son, chẳng va chạm với đời nên Thụy Khanh vẫn còn giữ được nét trẻ con. Chỉ tại hoàn cảnh gần đây không thoải mái, nên cô phải gồng mình làm người lớn, sự ngây thơ tạm thời bị che mờ.

    Trong khi cô vui sướng thì hai nhỏ bạn nhìn đôi tay bị ngâm nước của cô lại xót: "Trời ơi, đôi tay đẹp như vầy, mai mốt không cho bồ rửa chén nữa. Tôi là con gái mà nhìn tay bồ còn thèm, vậy mà bồ chẳng biết quý trọng. Bọn tôi ghen tị chết mất. Bồ phí phạm quá đi, không chịu giữ gìn gì cả."

    "Giữ gìn làm gì. Tay đẹp cũng đâu có giúp mình no đủ. Nếu không làm việc thì tay đẹp có nuôi sống mình được đâu."

    Thụy Khanh chẳng có khái niệm phải giữ gìn tay đẹp để làm gì. Với cô bây giờ phải kiếm tiền lo đủ học phí mới là chuyện quan trọng nhất. Mục tiêu của cô là phải tốt nghiệp sư phạm, sau đó được đi dạy và bắt đầu có thể tự nuôi bản thân. Viễn cảnh tương lai không còn chịu sự khống chế của ba mẹ, cô thấy tâm thật an ổn.

    "Nói thấy ghét. Trong khi hai đứa tôi giữ gìn cỡ nào, tay chẳng đẹp như bồ. Bồ có mà không biết giữ." Ngọc Linh ghen tị muốn chết.

    Nhìn hai bàn tay của Thụy Khanh thon thon, ngón tay thật dài, no đủ, đầu ngón tay trắng hồng hồng, làm người ta chỉ muốn nâng niu, thế mà bị con nhỏ ngâm xà phòng nãy giờ. Cô xót không chịu nổi, thế mà con nhỏ còn vui sướng. Ông trời cũng bất công, người chẳng quan tâm thì lại có, kẻ thèm nhỏ dãi lại lần không ra.

    "Bây giờ bình phẩm tay của mình quan trọng hay là nên nghỉ trưa để còn đối phó với 'Cơ Sở Văn Hóa' chiều nay đây hai bồ?"

    "Tất nhiên phải đi ngủ rồi. Oải thật chớ!" Hai Băng ngáp một cái chẳng cần hình tượng.

    Thụy Khanh quen nếp nhà, cô chẳng có can đảm ngáp giống con nhỏ. Mẹ chỉ cần thấy những hành động chẳng có chút thục nữ nào, sẽ lập tức chỉnh đốn ngay. Thế nên sự quý tộc, đoan trang, con nhà gia giáo đã ăn sâu vào máu. Giờ cô muốn thay đổi cũng phải cần thời gian, không thể trong một sớm một chiều.

    Ngọc Linh trải xuống nền gạch chiếc nệm cối có lớp gòn mỏng bên trên, lớp cối được may bên dưới. Trước giờ Thụy Khanh chưa từng thấy loại này bao giờ. Giường của cô trong phòng là kiểu công chúa, nệm thật dày, mềm mại, sang trọng.

    Nằm trên đó chỉ cần một hạt cát cô đã có thể cảm nhận được dị vật, giống câu chuyện cổ tích của một nàng công chúa, khi bị người thử nhét hạt đậu dưới bao nhiêu lớp nệm dày, cô công chúa vẫn cảm nhận được. Đấy là bản chất của nàng công chúa chính thống, từ nhỏ được trưởng thành trong nhung lụa nên chỉ cần một hạt sạn nhỏ cũng không dung nạp được.

    Nhưng hiện tại công chúa Thụy Khanh đã thay đổi để hợp với hoàn cảnh. Giờ cô nằm dưới đất và đang lao vào giành gối với hai đứa bạn, tâm hồn thoải mái vui sướng, chẳng cần suy tư bận tâm sắc mặt của ba mẹ. Ba đứa đùa nhau, cù nhau, lăn qua lộn lại dưới sàn, cười điên cuồng một lúc rồi mới chịu nhắm mắt dưỡng thần.

    Ba đứa nói là chỉ nhắm mắt dưỡng thần nhưng thực tế không như mong đợi. Ăn no lượng đường lên não thế là buồn ngủ híp mặt và rủ nhau đi gặp Chu Công. Nếu đồng hồ báo thức không réo gọi inh ỏi, chắc chắn ba đứa sẽ ngủ đến chiều.

    Vì chẳng còn thời gian nên ba đứa nhốn nháo giành nhau nhà vệ sinh, cười vang cả phòng trọ rồi mới đạp xe đến trường. Cuộc sống sinh viên đôi lúc cơ cực nhưng không có áp lực cuộc sống và bọn cô thấy bằng lòng với hiện tại.

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
  10. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 8. Mở đầu của sự rắc rối

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thụy Khanh cho Vân Tú một số bài tập toán. Bé con đang học lớp một, sắp sửa thi giữa kỳ nên ba mẹ bé đang nhờ cô ôn ráo riết. Vân Tú ngoan ngoãn, chịu học và thích Thụy Khanh nên học rất chăm chỉ.

    Giờ nhóc con đang ngồi cạnh cô giải đề toán. Bé đang mặc trên người chiếc đầm hồng, tóc chẻ đôi, thắt hai bím đều nhau, thả sang hai phía, xinh như một cô công chúa nhỏ. Vân Tú đôi lúc khiến cô nhớ lại hình ảnh ngày thơ của mình.

    Thụy Khanh còn nhớ mình cũng được ba mẹ chăm chút vẻ bề ngoài như một nàng công chúa. Có điều cô công chúa này phải học làm người lớn, lúc nào cũng nghe điệp khúc nhường em, không được phân bì với em về bất kỳ chuyện gì.

    Thụy Khanh thời đó dù còn ngây thơ nhưng vẫn biết buồn khi bị ba mẹ bỏ rơi. Đôi lúc cô nghĩ, ba mẹ sẽ không lo chuyện quần áo trang phục cho cô nếu dáng dấp và khuôn mặt của cô không giống Trúc Khanh.

    Hai chị em sinh đôi nên khi ba mẹ mua quần áo cho Trúc Khanh, tiện thể mua luôn một đôi. Cô có đồ giống em nên chưa bao giờ nhận ra sự bất công. Khi cô lớn hơn, bắt đầu có ý thức, mới dần dần cảm nhận được sự thiếu công bằng của ba mẹ.

    Giờ Vân Tú y hệt bản sao của cô ngày nhỏ. Chỉ khác một điều là bé vẫn còn giữ được bản chất ngây thơ đáng yêu vì may mắn được sinh ra trong gia đình có ba mẹ chăm lo và là đứa con độc nhất, chưa bị san sẻ tình cảm với ai, nên đôi lúc bé nhõng nhẽo và hơi bám người.

    "Cô Khanh ơi, cho con ít bài toán thôi. Vân Tú mỏi tay quá trời."

    "Không được bé con, sắp thi học kỳ rồi. Vân Tú có muốn được khen là học sinh giỏi không nè?"

    "Dạ muốn, nhưng mà con mệt quá cô ơi." Con bé tựa cả người vào cô, hai tay nhỏ bé ôm eo cô làm nũng.

    "Ráng làm hết mấy bài toán này, cô cho con đọc thêm một bài tiếng Việt nữa rồi nghỉ, chịu không nè?"

    "Dạ chịu." Miệng đồng ý nhưng thái độ chẳng nhiệt tình cho lắm.

    Nhìn mặt bé con buồn hiu, Thụy Khanh chịu không nổi. Tuy vậy cô phải ráng giả vờ cứng rắn quay mặt đi, để Vân Tú vào nếp. Bé ngồi thẳng lưng lại, tay cầm bút bắt đầu giải toán. Thật ra bé làm toán rất giỏi, dạy bé chẳng hề vất vả. Chỉ tại ba mẹ bé không có thời gian, nên giao khoán chuyện học của bé cho Thụy Khanh.

    Lúc đầu Thụy Khanh chỉ dạy dương cầm cho Vân Tú. Sau này thân hơn, ba mẹ bé quý cô. Khi biết cô đang học sư phạm, thế là nhờ cô vừa dạy đàn, vừa kèm bé học văn hóa. Anh chị trả lương rất hào phóng, nếu mỗi tháng biết tiết kiệm thì Thụy Khanh có thể lo được học phí. Cho nên mỗi ngày, cô đều đến nhà kèm Vân Tú học.

    Một tuần kèm sáu ngày, chỉ nghỉ ngày chủ nhật. Có được việc làm bán thời gian nhưng ổn định này, Thụy Khanh đỡ phải bôn ba tìm việc như một số bạn sinh viên cùng lớp. Thỉnh thoảng còn thời gian rảnh, cô sẽ theo Hải Băng kiếm thêm thu nhập bằng công việc tiếp thị, hoặc đạp xe ngoài đường theo đoàn, quảng cáo sản phẩm cho một công ty nào đó. Thụy Khanh rất bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình.

    Mãi suy nghĩ đâu đâu Thụy Khanh không nhận ra Vân Tú đã làm toán xong. Cô bé níu tay Thụy Khanh báo động:

    "Cô ơi còn làm toán xong rồi. Cô kiểm tra cho con đi ạ!"

    "Vân Tú giỏi quá đi. Để cô xem nè."

    Thụy Khanh nhìn từ trên xuống, bài nào cũng đúng nhưng nhóc con này có vẻ bắt đầu lười biếng nên chữ viết có chút xiêu vẹo.

    "Vân Tú giỏi, con làm đúng hết rồi. Nhưng sao lại viết dối thế này, Vân Tú mỏi tay rồi phải không?"

    Con bé nhìn cô giả vờ xụ mặt: "Mỏi tay lắm rồi. Hông vượt qua được bản thân. Học nữa là con chết. Cô cho con nghỉ nha cô."

    Lém lỉnh vô cùng, chưa thấy ai học mà chết. Mỗi lần bé con này bắt đầu làm biếng sẽ giở trò. Dù sao cô cũng đã có hai năm kinh nghiệm đối phó. Lúc nào rắn được sẽ không buông. Thụy Khanh vờ nghiêm mặt yêu cầu Vân Tú phải viết chính tả một bài tiếng Việt rồi mới cho cô bé nghỉ. Vân Tú vô cùng không tình nguyện nhưng phải chấp nhận vì biết chẳng thể nào thỏa hiệp được nữa.

    Vất vả đọc xong bài tiếng Việt cũng mất nửa tiếng vì con bé viết một từ lại nhìn trời. Sau đó lại mè nheo mỏi tay, miệng bé con không ngừng kêu ca học hoài chắc con chết. Và rồi như bao đứa trẻ khác, bé tiếp tục lầm bầm cô ác, cô hông thương con. Thụy Khanh giả chết không nghe. Nhóc con phụng phịu vừa viết, vừa giả vờ gây tiếng động nhưng vẫn không đánh động được lòng cô Khanh. Tay xiêu vẹo một lúc cũng hoàn thành bài tiếng Việt.

    Dạy trẻ nít ngoài nắm vững kiến thức còn phải thật kiên nhẫn. Nếu không dạy bằng cái tâm, dễ nỗi giận, trẻ sẽ sinh tâm lý bài xích và sau đó sợ hãi chuyện học. Vì mỗi lần làm sai sẽ nghe quát tháo, và cho dù có làm đúng cũng sẽ thiếu tự tin. Dạy con nhà giàu lại càng khổ hơn. May mắn Vân Tú cũng không ương bướng. Đôi lúc hơi lười biếng, nhưng Thụy Khanh dỗ ngọt một hồi cô bé sẽ vào quy củ.

    Thụy Khanh xếp sách lại đứng lên ra về, thì Vân Tú bám theo cô đi xuống lầu. Bé con không muốn học nhưng muốn cô chơi cùng. Mỗi lần đến giờ cô về bé con luôn mè nheo, ôm chặt cô, bày đủ trò để cô ở lại chơi với bé thêm chút nữa. Giờ bé đang đu chân Thụy Khanh xuống lầu. Anh Toàn và chị Vân ngồi ở ghế salon, nhìn cô trò như hai mẹ con Kangaroo cũng buồn cười.

    "Con làm gì nữa vậy Vân Tú, bám cô Khanh như bạch tuộc vậy sao cô đi?" Chị Vân rầy con.

    "Cô không được về, ở lại chơi với con thêm chút nữa đi mà." Vân Tú dài giọng năn nỉ.

    "Ở lại học thì được, ở lại chơi làm gì?" Anh Toàn ghẹo con gái.

    "Con học xong rồi." Con bé ngước ánh mắt ngây thơ nhìn Thụy Khanh "Đúng hông cô? Con học toán và môn tiếng Việt xong hết rồi mà."

    "Bé Tú học xong hết rồi anh chị." Thụy Khanh nhỏ nhẹ.

    "Cám ơn em nhiều nha Khanh. Em cực khổ với con bé quá." Chị Vân nhìn cô trìu mến.

    "Dạ có gì đâu chị, bổn phận của em mà." Cô thấy ngại.

    Hai anh chị này quá lịch sự, tháng nào cũng trả cho cô thêm lương mà còn cám ơn nhiệt tình. Đành rằng họ khoán hết chuyện học của bé Tú cho cô và được cô chuẩn bị bài vở chu đáo, vào lớp Vân Tú trội hơn các bạn, nhưng mà gia đình này cũng quá hào phóng với cô rồi.

    Vân Tú lại kéo tay Thụy Khanh nhõng nhẽo, đòi cô ở lại lên phòng vẽ công chúa cho bé. Anh Toàn thấy con gái bám cô quá nên đề nghị cô ở lại dùng cơm tối với gia đình, rồi hai cô trò chơi một chút hẳn về. Nhưng đường từ nhà này đến nhà cô rất xa, đạp xe về tối Thụy Khanh cũng hơi sợ nên từ chối.

    Thụy Khanh quay sang dỗ dành Vân Tú: "Để tối nay ở nhà học bài xong, cô vẽ cho Vân Tú công chúa thật đẹp, mai gặp cô rồi đưa. Giờ nếu cô không về, không chuẩn bị bài vở đàng hoàng, cô giáo của cô sẽ mắng cô. Vân Tú ngoan nha."

    Con nhóc buồn hiu nhưng đồng ý thả Thụy Khanh, không quên bảo cô hứa hẹn mai phải mang hình công chúa sang cho bé. Hai cô trò bịn rịn tiễn đưa, cứ như lần cuối cùng gặp nhau. Anh Toàn và chị Vân không biết phải nói gì, chỉ buồn cười nhìn hai cô trò chân thấp chân cao tiễn nhau ra cửa.

    * * *

    Thụy Khanh về đến nhà. Vừa bước vào cửa, cô đã cảm nhận được không khí u ám tràn vào màng phổi. Ba mẹ và Trúc Khanh đang ngồi ở phòng khách thảnh thơi nhưng trông mặt ai cũng âm u. Cô cả ngày bôn ba, giờ về nhà đã hơn 8 giờ tối, mệt mỏi vô cùng.

    Còn chưa có hột cơm nào trong bụng nhưng nhìn ba khuôn mặt chẳng có tí mùa xuân, Thụy Khanh liền vơi cảm giác đói. Trong bụng cô biết chắc có chuyện nữa rồi. Quả nhiên không đợi cô thở, mẹ đã đốt pháo trước tiên:

    "Bây giờ mới trở về sao? Dạo này đã đủ lông đủ cánh, bắt đầu học thói hư tật xấu của bọn trẻ ranh ngoài đường, đi sớm về muộn."

    Thụy Khanh chẳng hiểu mẹ. Vì cô cãi lời không vào nhạc viện, mẹ giận cũng đúng, nhưng sao mẹ lại thù ghét cô? Mẹ khiến cô cảm thấy như mình chỉ là con ghẻ, hoặc việc sinh cô ra là một sai lầm. Đôi lúc mẹ khiến cô có cảm tưởng, nếu bỏ cô đổi lại một Trúc Khanh khỏe mạnh, mẹ sẽ vui vẻ chấp thuận.

    "Sao mẹ lại nói con như vậy, con lại làm gì sai nữa sao?" Giọng Thụy Khanh ẩn nhẫn.

    Giọng mẹ giận dữ: "Nhà bên đó hôm nay gọi qua muốn biết ý định của con về chuyện liên hôn. Mẹ rất tò mò con đã làm gì khiến Minh Hoàng say mê, nếu không phải con thì cậu ấy không cưới."

    Thụy Khanh giận run: "Con không có. Anh ta bị thần kinh."

    "Là chị bị thần kinh mới đúng. Sao chị lại làm vậy? Chị thừa biết em bằng lòng với người ba mẹ đã chọn. Sao chị không tránh đi mà còn tiếp cận anh ấy?" Trúc Khanh nhìn cô trách móc.

    Em gái thật biết cách ràng buộc. Em ấy bằng lòng chắc gì người ta bằng lòng. Bằng chứng là gã đó đâu có ưng cuộc liên hôn. Thụy Khanh oán gã ta, nhưng cũng giận ông nội đã khuất, sao lại bày trò hôn ước này, để bây giờ mấy đứa cháu đều khổ. Giọng cô chán nản:

    "Chị không tiếp cận anh ta. Chị chẳng ưa gì anh ta. Em thích một người tính cách chẳng ra làm sao đó là quyền của em, chị không chạm, nhưng em và anh ta đừng lôi chị vào cuộc chiến này nữa."

    "Con nói giống như con thật sự không quan tâm." Giọng ba ong ong bên tai "Con nói một đằng làm một nẻo. Con bảo không tiếp cận Minh Hoàng, vậy sao con chạy đến công ty người ta? Mục đích của con là gì vậy?"

    "Sao ba biết con đã đến chỗ đó?"

    Thụy Khanh giận đến run rẩy. Gã đó đã nói gì với ba? Gã vừa ăn cướp vừa la làng sao? Còn dám tố với ba rằng cô xuất hiện ở công ty để quyến rũ gã sao? Thật quá đáng!

    Ba còn chưa trả lời Trúc Khanh đã ré lên: "Hóa ra chị đến công ty của anh Hoàng. Chị làm chị như vậy mà coi được sao?"

    "Nếu trợ lý cậu ta không nói, ba cũng không biết mình có đứa con gái giỏi như vậy. Một mình có thể tìm đến đúng địa chỉ của em rể để lôi kéo. Còn tự xưng là vợ tương lai của người ta."

    Thụy Khanh đúng là có miệng mà không thể biện minh. Vì muốn vượt qua cửa ải của tiếp tân nên cô mới dùng chiêu thức đó. Không ngờ gã trợ lý kia tính tình cũng ti tiện giống sếp anh ta. Giờ thì cô hiểu nồi nào nắp vung đấy, anh ta làm việc dưới quyền một người tư cách chẳng ra gì, thì bị tha hóa là điều hiển nhiên.

    Thật ra trợ lý bị oan. Hôm kia ba cô đến công ty Minh Hoàng bàn chuyện làm ăn, trợ lý vô tình gặp rồi khen con gái ông xinh đẹp, xứng là vợ tương lai của Tổng giám đốc nhà anh. Tất cả chỉ là lời nói xã giao lấy lệ, giờ lại gây rắc rối cho Thụy Khanh.

    "Con gặp anh ta không phải mục đích như ba và Trúc Khanh đang nghĩ. Con chỉ muốn anh ta ngừng ngay trò đùa này, đừng kéo con vào cuộc. Thật ra anh ta không muốn duy trì cuộc hôn nhân này. Anh ta chỉ mượn con để hủy hôn." Thụy Khanh cố gắng giải thích.

    Mẹ không giữ nổi bình tĩnh: "Con nghĩ mình cao giá lắm sao? Phải thông qua con mới có thể hủy hôn? Nếu muốn hủy hôn thì Minh Hoàng có thể tự mình lên tiếng. Con tưởng cả nhà là con nít sao Thụy Khanh?"

    Thụy Khanh tự bảo bao nhiêu lần là sẽ không khóc trước mặt những người trong gia đình cô nữa, vậy mà lại không ngăn được giọt nước mắt tủi hờn rơi đầy trên khuôn mặt uất ức.

    "Con nói thật, ba mẹ không tin con cũng đành chịu. Anh ta không yêu ai trong hai chị em con. Anh ta sợ ông nội mình mắng, nên không dám đơn phương hủy hôn. Anh ta biết con cũng không mặn mà với cuộc hôn nhân này, nên giả vờ muốn cưới con, để con lên tiếng phản đối, cho anh ta có cớ hủy hôn. Chính anh ta đã mở miệng nói rõ với con. Ba mẹ không tin có thể hỏi thẳng anh ta. Trong đời con chưa xem thường ai như anh ta."

    Thụy Khanh cố ngăn giọng mình đừng nấc nghẹn để nói tròn câu rồi thất thểu đi lên phòng. Cô bỏ luôn bữa tối vì cảm giác đau trong lòng đã lấn át cơn đói khát của cô. Cô để cặp lên bàn học, nặng nệ ngồi xuống chiếc ghế trước bàn, trong đầu cuồn cuộn phẫn nộ với những suy nghĩ không cam lòng.

    Đời cô vốn không may mắn, lỡ sinh ra trước Trúc Khanh, để rồi chịu sự ghẻ lạnh của ba mẹ. Giờ đây trời lại thách thức cô, cho cô xui xẻo gặp người đàn ông tệ hại đó. Vì muốn hủy hôn mà không có can đảm, bèn lôi cô vào cuộc chiến không cân sức. Cuộc đời cô đã đủ thảm, giờ vướng thêm rắc rối này. Còn chuyện gì nữa tới một lúc luôn đi, để cô khỏi phải lo lắng đề phòng. Thụy Khanh khóc mờ mịt, tủi thân và uất ức.

    Ở dưới lầu Trúc Khanh cũng đang tựa vào lòng bà Hưng khóc lóc. Cô không cam tâm, rõ ràng cô đẹp hơn Thụy Khanh, mọi thứ của cô đều trội hơn chị, sao anh Hoàng có thể chú ý đến chị được chứ?

    Ông bà Hưng nhìn con gái cưng khóc cũng đau lòng. Sợ bệnh tim của cô tái phát nếu cô xúc động quá mức, hai người vội vàng an ủi. Bà vuốt ngực con gái và ông cất giọng dỗ dành:

    "Con gái đừng khóc. Ba sẽ tìm người chồng tốt hơn cho con gái. Quên Minh Hoàng đi con."

    "Không chịu! Con chỉ thích anh Hoàng." Trúc Khanh khóc lớn.

    Cô khiến ông bà bối rối, sao chỉ gặp một lần rồi thích? Hay tại hai người ngày ngày gieo vào lòng con gái về tài năng và phẩm hạnh của Minh Hoàng, nên cô công chúa nhà họ mơ mộng và mặc định anh là chồng tương lai. Thế nên chỉ một lần gặp gỡ, cô đã bị đổ gục.

    Trúc Khanh tiếp tục khóc dai dẳng. Nếu là Thụy Khanh, ông bà có thể lớn tiếng trách móc nhưng với con gái bảo bối, hai người chỉ có thể dỗ dành:

    "Con gái cưng đừng khóc nữa tổn hại sức khỏe. Cậu Hoàng không muốn cuộc hôn nhân này thì thôi. Bên ngoài còn nhiều người đàn ông khác tài giỏi hơn, để ba chọn cho con gái nhé?"

    "Con không chịu. Con chỉ muốn anh Hoàng." Trúc Khanh khóc lớn hơn. Trước giờ cô chưa từng bị trái ý.

    Nhìn con gái khóc thương tâm, hai ông bà liếc mắt nhìn nhau, trong lòng bối rối chưa biết cách gì để dỗ con. Làm thế nào loại Minh Hoàng ra khỏi suy nghĩ của con bây giờ?

    "Anh Hoàng từ chối chỉ vì anh ấy và con chưa tiếp xúc nhiều. Ba tạo cơ hội cho con và anh ấy gặp nhau nhiều hơn đi ba. Con chắc chắn sẽ khiến anh Hoàng yêu con." Trúc Khanh vẫn không cam tâm.

    Từ nhỏ cô đã trội hơn Thụy Khanh nhiều mặt. Chẳng phải lúc ra đường ai cũng chú ý cô nhiều hơn sao? Nếu anh Hoàng và cô gặp nhau thường hơn, cô không nghĩ anh ấy có thể dửng dưng. Trúc Khanh vô cùng tự tin với bản thân.

    Ông bà Hưng nghe con gái nói lại không lạc quan cho lắm. Ông bà hiểu Minh Hoàng bản lĩnh thế nào. Nếu cậu ta dễ dàng bị con gái dắt mũi thì đâu phải là cậu ta. Người thanh niên này tuổi đời còn trẻ nhưng đã thay ông cụ điều hành công ty, thậm chí phát triển hơn thời ông cụ, đủ hiểu cậu ta tài giỏi thế nào.

    Ông bà cũng nhìn Minh Hoàng lớn lên, biết anh không tệ, nhưng không thích bị dắt mũi. Đâu phải ông bà không đoán được anh bài xích với mối liên hôn. Người lớn hai nhà đã sai khi bày ra trò này. Nếu để tự bọn nhỏ gặp nhau, có khi anh thấy được cái hay của Trúc Khanh và đã không chán ghét cuộc hôn nhân. Tiếc rằng anh đã có ác cảm ngay từ đầu, giờ có nói gì cũng không lay động được lòng anh.

    Có điều nhìn con gái cưng đau khổ, ông bà lại không đành lòng. Trúc Khanh là tất cả đối với ông bà. Hai người phủng cô trong lòng bàn tay, nưng như trứng, hứng như hoa. Giữ cô như bảo vật, sợ nắng, sợ sương, sợ cả gió có thể làm hại đến cô. Giờ cô lại vướng vào chữ tình, chẳng biết con tim yếu ớt của cô có chịu được hỉ nộ ái ố của tình yêu mang lại hay không. Tự nhiên ông bà thấy bất an.

    "Vậy ba sẽ không vội trả lời bên kia dù Thụy Khanh đã từ chối. Ba cứ giữ im lặng và sẽ mời Minh Hoàng đến nhà nhiều hơn, cho con và cậu ấy có cơ hội tìm hiểu nhau nhé con gái." Ông Hưng đành xuôi theo ý con.

    "Dạ con cám ơn ba!"

    Trúc Khanh nép vào lòng bà Hưng cười hạnh phúc trong khi hai người già lại không lạc quan. Bác sĩ bảo sức khỏe của cô gần đây yếu hơn lúc trước. Một số cơ quan nội tạng đã có dấu hiệu suy. Bác sĩ khuyên phải luôn giữ cho tâm trạng cô vui vẻ, hy vọng cô có thể sống lâu hơn, nếu không thì rất khó nói.

    Giờ Trúc Khanh mặc định mình thích Minh Hoàng, dù ông bà không lạc quan cũng chẳng còn cách nào khác. Ông bà phải làm tất cả vì con gái yêu. Trong đầu ông Hưng nhanh chóng nghĩ cách mời Minh Hoàng đến nhà.

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng một 2022
  11. Annie Dinh

    Bài viết:
    361
    Chương 9. Cho nhau cơ hội

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trưa hôm sau tại văn phòng, Minh Hoàng nhận cuộc gọi từ ông Hưng. Giọng ông hồ hởi trên điện thoại:

    "Dự án xây dựng khu phức hợp mới ở Bình Thuận vẫn tiến triển tốt phải không con?"

    "Dạ đã đặt móng xong rồi chú. Mọi chuyện vẫn đang đi đúng tiến độ của nó."

    "Thế thì tốt quá. Dự án nào vào tay con, đầu tư cùng với con chú đều an tâm."

    Ông Hưng thật lòng phục chàng trai này, dám quyết dám làm nhưng không hề liều. Bất kỳ dự án nào anh cũng tìm hiểu, tính toán kỹ càng. Khả năng tốc chiến tốc thắng của anh khiến các đối thủ nể phục. Trong các cuộc đấu thầu, nếu có công ty anh tham dự, các đối thủ đều bất an. Cảm giác dường như mình lại không có cơ hội chẳng dễ chịu chút nào.

    Vì nhìn trúng tài hoa của anh, nên ông muốn anh làm con rể. Sau này cơ ngơi của ông còn có người quản lý. Ông không có con trai, chỉ trông chờ vào con rể. Đâu phải ông mù quáng đẩy con gái vào cuộc hôn nhân đã định trước, mà không quan tâm người thanh niên đó là ai. Nếu không biết Minh Hoàng tài giỏi, tánh tình đâu ra đó, thì ông đã hủy hôn từ lâu.

    Ba ông đã khuất, cho dù ông cụ bên kia giữ chữ tín thì ông cũng có cách để thoái hôn. Chẳng qua chàng con rể như thế này ông còn đi đâu để tìm được người thứ hai. Tiếc là Minh Hoàng chẳng có chút cảm tình nào với con gái nhỏ của ông. Thậm chí con gái lớn nó cũng không mặn mà. Nhưng vì thương con, ông phải suy tính.

    "Dạ chú quá khen." Minh Hoàng khiêm tốn.

    "Hoàng này, chuyện liên hôn giữa hai nhà vẫn còn rối rắm. Các con chưa từng gặp nhau, bây giờ ép các con đến với nhau, khó tránh phát sinh nhiều bất mãn. Con gái lớn của chú đã phản đối. Chú nghĩ con cũng không mong mỏi gì cuộc hôn nhân này. Chú hiểu ông nội đã gây khó cho con. Với người bản lĩnh như con, có thể tự mình quyết định, không thích bị ai đặt để."

    Minh Hoàng không ngờ ông Hưng lại đề cập thẳng thắn như vậy. Trước đây anh chỉ tiếp xúc với ông trên phương diện công việc, và đôi lúc chỉ xem ông như một cổ đông lớn, một đối tác không hơn không kém. Thì ra ông không hời hợt như anh tưởng. Ông cũng nhìn ra tâm tư anh.

    Nếu vậy thì dễ cho anh phá vỡ mối liên hôn rồi. Có ông Hưng hỗ trợ, anh nghĩ ông nội sẽ không bướng bỉnh, đem bệnh tật ra làm áp lực với anh nữa. Nói chuyện với một người hiểu mình thật dễ chịu. Trong lòng Minh Hoàng lập tức có hảo cảm với ông Hưng.

    "Dạ cám ơn chú đã hiểu con! Thật lòng con không giận mấy người lớn, nhưng con mong chú thông cảm. Chú cũng hiểu hôn nhân không có tình yêu sẽ bế tắc thế nào. Cả con và con gái của chú sẽ không hạnh phúc."

    "Thế nên chú không muốn ép uổng. Nhưng chú hy vọng Minh Hoàng đừng quá ác cảm với nó."

    Ông Hưng ngập ngừng một lúc như sắp xếp ý nghĩ rồi nói tiếp: "Chú hy vọng con xem cuộc hôn nhân này như một dự án mới. Con hãy tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ rồi quyết định được không con?"

    "Ý chú là muốn con suy nghĩ lại, cho bản thân cũng là cho con gái chú cơ hội để tìm hiểu nhau trước khi đưa ra quyết định phải không ạ?"

    "Con thật thông minh! Chú còn đang nghĩ làm thế nào để con hiểu lòng chú, nhưng con đã nói ra hết rồi." Ông Hưng thở nhẹ "Hãy để con và con gái chú có thêm thời gian gặp gỡ, lúc đó con vẫn không ưng, vậy thì hãy làm theo ý con, cuộc hôn nhân này sẽ kết thúc. Chú sẽ đứng ra nói với ông nội hủy hôn."

    Anh nghe ông Hưng nói vậy có chút ăn không tiêu. Dù không quá tự tin vào bản thân nhưng anh rất muốn hỏi ông, nếu lúc đó con gái ông vẫn nhất kiến chung tình với anh thì phải làm thế nào?

    Ông Hưng không nghe anh nói gì tưởng anh không đồng ý, lại cố gắng thuyết phục: "Xem như con vì chú, cho hai đứa có cơ hội tìm hiểu nhau được không con?"

    Vì con gái ông đã có gắng muối mặt năn nỉ anh, đủ biết tình thương ông dành cho con bao la nhường nào.

    "Con xin lỗi hỏi thẳng điều này. Có phải chú muốn hợp tác cho con với Trúc Khanh phải không?" Minh Hoàng hỏi thẳng thắn.

    "Chú cũng không giấu con. Trúc Khanh có tình cảm đặc biệt với con. Có lẽ con đang ngạc nhiên sao con bé chỉ gặp một lần rồi bảo thích. Lỗi này là do cô chú."

    Giọng ông Hưng như tự trách: "Con bé ít giao thiệp với ai. Cô chú ngày nào cũng tác động, luôn nói với nó về tài năng của con, nên vô tình gieo vào lòng nó sự mến mộ. Khi gặp con, nó càng củng cố tình cảm dành cho con."

    "Nếu sau một thời gian tìm hiểu, con vẫn không có cảm xúc với Trúc Khanh, lúc đó chú định thế nào ạ?" Minh Hoàng cũng không muốn né tránh nữa.

    Người làm kinh doanh như anh ghét vòng vo. Anh cần phải chừa đường lui cho mình. Chú ấy đã nói cô bé có tình cảm với anh, nếu gặp nhau rồi cô bé dần dần nhận ra không thích anh nữa, thì chẳng có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu tình cảm đó theo thời gian tiến triển thêm thì phải làm sao? Lúc đó càng khó dứt ra. Hôn ước này sẽ phải thực hiện sao?

    Thật ra bản thân ông Hưng cũng có nghĩ đến khía cạnh này và như đoán được suy nghĩ trong lòng anh, nên ông trấn an rằng sau này dù mọi chuyện có phát triển ra sao cũng sẽ theo ý anh. Nếu anh đã tìm hiểu rồi mà không ưng thuận, ông sẽ là người nói với ông cụ hủy hôn. Sợ anh chưa an lòng, ông lại tiếp tục thuyết phục:

    "Chú tin là con gái của chú cũng sẽ hiểu ra. Nó đã cố gắng mà không thể khiến con yêu quý, nó sẽ từ bỏ. Vả lại chú cũng hy vọng rằng theo thời gian, biết đâu con bé nhận ra con không phù hợp. Vậy hôn nhân giữa hai nhà sẽ gỡ bỏ sớm mà không ai phiền lòng. Con thấy thế nào hả Hoàng?"

    Anh cũng mong là thế. Tốt nhất cô bé nhận ra anh chẳng phải người chồng phù hợp, nếu không tình hình sẽ tồi tệ hơn. Thật ra anh cũng không muốn mất thời gian vào chuyện này. Anh chẳng có cảm tình gì với hai chị em nhà nọ. Chẳng ai lưu lại ấn tượng trong lòng anh. Hôn nhân hạnh phúc phải dựa trên tình yêu, và tình yêu muốn có được phải có cảm xúc với nhau.

    Từ cái nhìn đầu tiên, anh chẳng có cảm xúc gì với hai chị em này. Có lẽ trong lòng bài xích nên anh ác cảm ngay từ đầu. Anh không có chút tình cảm nào ngoài sự chán ghét mênh mông. Nhưng thôi vì tình thương của người cha dành cho con gái. Anh sẽ cho bản thân và cô bé kia cơ hội để tìm hiểu nhau. Nếu tình hình vẫn không tiến triển, thì chẳng ai có thể ép uổng anh được nữa.

    "Con nghe lời khuyên của chú, sẽ cho bọn con cơ hội để tìm hiểu nhau."

    "Cám ơn con!" Giọng ông Hưng giãn ra "Chú định mời con đến nhà ăn cơm. Đây cũng là cơ hội cho mấy đứa gặp nhau. Chú và con đều làm kinh doanh, cũng không biết nói lời vòng vo, nên con đừng từ chối nhé Hoàng."

    "Dạ! Vậy chiều nay con sẽ đến chơi với gia đình."

    Minh Hoàng gác máy, trong lòng phiền muộn. Anh tự hỏi mình đã quyết định đúng hay sai? Trong công việc anh rất quyết đoán, thế mà trong chuyện hôn nhân của mình, anh cứ do dự, chẳng thể nào thẳng tay. Thật bực mình không bút mực nào tả xiết.

    Anh đang nhọc lòng với cuộc trò chuyện vừa rồi thì ông nội lại gọi đến. Anh dùng ngón chân cái suy nghĩ cũng biết ông nội muốn nói gì. Còn chuyện nào quan trọng bằng chuyện hôn sự đời anh đâu.

    "Chiều nay con làm xong không được chạy lung tung, về nhà ông nội có chuyện cần bàn với con." Giọng ông nội quyền hành bên kia đầu dây.

    "Ông nội còn chuyện gì khác ngoài chuyện giục con kết hôn đâu." Minh Hoàng chán ngán.

    "Mày biết rồi thì sao còn chưa chịu làm theo ý ông đi."

    Anh nổi sùng: "Ông nội một hai ép buộc con như vậy, về sau con không hạnh phúc ông nội có chịu trách nhiệm được không?"

    Ông nội ương bướng cho là anh viện cớ. Ông còn dẫn chứng hùng hồn rằng ngày xưa ông với bà nội có yêu nhau đâu, cưới về rồi cũng sống hạnh phúc cùng nhau. Nhưng ông nội quên một điều là giờ thế kỷ hai mươi mốt rồi, thời của ông nội đã xưa, giờ làm gì còn chuyện cưới về sẽ yêu?

    Thấy anh bàn ra, ông nội bắt đầu giở chứng, bảo anh yêu Trúc Khanh vậy là xong, sẽ thành hôn nhân có tình yêu ngay. Ông nội nói chuyện kiểu vậy sao anh còn nói tiếp được nữa? Nếu dễ yêu vậy thì anh nói với ông nội làm gì? Ông nội vẫn tiếp tục chì chiết bên tai anh:

    "Nói tới nói lui mày muốn ông nội từ hôn, mất chữ tín với người ta mới chịu phải không?"

    "Con đâu có ý đó." Minh Hoàng chối bỏ ngay lập tức.

    Ông nội cất giọng hờn giận của trẻ con: "Vậy bây giờ con muốn gì, nói huỵch tẹt ra đi."

    "Con sẽ cho bản thân và vợ tương lai cơ hội để tìm hiểu nhau. Mai mốt không yêu được thì ông nội đừng đổ thừa con nữa đó."

    "Ý đâu có được. Con đây là giả vờ yêu, rồi mai mốt con sẽ nói không hợp. Ông nội còn không hiểu tánh con thì ai hiểu bây giờ."

    Quả không hổ danh là ông nội của anh, còn cập nhật khuynh hướng của giới trẻ, còn biết giả vờ yêu nữa cơ đấy. Có một ông nội bản lĩnh như vậy chẳng biết là may mắn hay bất hạnh của anh đây.

    Minh Hoàng phải cất giọng trịnh trọng cam kết lần này anh sẽ không giở trò. Nếu ông nội ở trước mặt, anh dám cá mình sẽ đưa tay lên trời thề thốt sẽ nghiêm túc tìm hiểu vợ tương lai. Nhưng kiểu người như anh không muốn để mình chịu thiệt. Anh phải chưa đường lui cho mình nên phải có điều kiện kèm theo.

    Ông nội nghe anh nói điều kiện lại hò hét trên điện thoại. Không ngờ mới hôm qua còn giả vờ ôm ngực, cao huyết áp với anh, giờ giọng tốt thật đó. Nhưng thôi anh nhịn, ai bảo ông là người thân ruột thịt của anh. Để ông thôi la hét, anh nói ra kế hoạch mình và ông Hưng đã bàn với nhau.

    Từ bây giờ anh sẽ bắt đầu qua lại tìm hiểu vợ tương lai. Nếu sau một năm hai đứa không hợp, ông nội phải cho phép anh từ hôn, không được uy hiếp anh nữa. Nhưng ông nội thật khó nhằn, vẫn mặc định trong đầu rằng anh chỉ đang giả vờ hoãn một năm, sau đó bảo không hợp rồi hủy hôn.

    "Trong đầu con nghĩ cái gì bộ con tưởng ông nội không hiểu sao Hoàng? Con làm vậy sao ông nội ăn nói với người ta?"

    Minh Hoàng tiếp tục cam kết: "Con đã hứa với chú Hưng cho bản thân và cả cô gái kia cơ hội. Ông nội phải tin con. Chú Hưng cũng đã đồng ý với con. Nếu sau thời gian tìm hiểu, bọn con không hợp nhau thì chú Hưng sẽ nói chuyện với ông nội hủy hôn."

    "Con nói thật hả? Nếu được vậy thì tốt quá. Ông nội cũng đâu có muốn ép con đâu. Tại ông nội rơi vào thế kẹt."

    Tự nhiên ông nội chuyển tông buồn. Biết rơi vào thế kẹt thì ngày xưa đừng bày đặt hứa hôn. Ông nội bày ra chuyện, giờ đẩy anh vào thu dọn tàn cục. Ông nội còn uy quyền yêu cầu anh chiều nay về nhà nói rõ cho ông anh định làm gì để tìm hiểu người ta. Ông nội có vẻ vẫn chưa an tâm về anh.

    Minh Hoàng vừa bảo chiều nay mình bận rồi, thế là ông nội lập tức lồng lộn lên: "Cái thằng chết bầm! Con lại lừa ông, kiếm chuyện bận rộn. Vậy khi nào con định bắt đầu tìm hiểu người ta? Nguyên ngày đi làm, tối cũng bảo bận. Đợi hết 365 ngày sau, con sẽ bảo không hợp phải không? Con muốn ông nội tức chết phải không?"

    "Ông nội đừng lấy bụng dạ tiểu nhân đo lòng quân tử. Chiều nay con đến nhà chú Hưng tạo mối quan hệ. Nếu ông nội không muốn thì chiều làm xong con về nhà." Minh Hoàng cất giọng âm dương quái khí.

    Ông nội lập tức xìu xuống: "Cái thằng này, chưa gì đã lẫy. Vậy là chiều nay con qua nhà chú Hưng hả? Thế thì được, con ở đó chơi lâu lâu, tìm hiểu người ta."

    Vừa nãy còn hung hăng, chỉ trong một giây đã đổi thái độ. Lật mặt cũng quá nhanh.

    * * *

    Bên nhà ông bà Hưng, từ trưa ông đã điện về báo chiều nay Minh Hoàng sẽ đến, thế nên Trúc Khanh không chịu ngủ trưa. Trong lòng cô háo hức, cứ ra khỏi phòng, lên xuống cầu thang, liên tục nhìn đồng hồ, báo hại bà Hưng cũng nôn nao theo. Thật lòng bà bất an cho con, chỉ sợ con tim mong manh của cô xúc động chịu không nổi.

    Liệu ông bà có sai khi bày ra sự việc này? Nếu con bé và Minh Hoàng gặp nhau, nó không thích cậu ta nữa thì chuyện có thể kết thúc. Chỉ lo nó lún sâu vào, lúc đấy tình hình sẽ bi đát hơn. Tự nhiên bà thấy lạnh sống lưng. Lạy trời xin cho con gái bình yên.

    "Mẹ ơi, anh Hoàng sắp đến rồi phải không?" Trúc Khanh lên tiếng kéo bà về thực tại.

    "Chưa đâu con gái cưng. Con lên phòng nghỉ một chút đi. Bây giờ mới hơn bốn giờ, còn lâu lắm mới tan sở. Nghe lời mẹ nha con." Bà dỗ dành.

    "Con không chịu. Con ngồi dưới này đợi. Lỡ anh ấy đến sớm hơn thì sao?"

    Làm sao mà đến sớm hơn được. Bà Hưng không đành lòng dập tắt niềm vui của con, nhưng để con ngồi như vậy chỉ sợ Minh Hoàng còn chưa đến, nó đã xỉu vì mệt.

    "Con ở đây cũng được nhưng để mẹ lấy chăn, con dựa lên salon, đừng ngồi ở cửa như vậy sẽ mệt."

    Trúc Khanh vẫn bướng bỉnh, không chịu nhận mình mệt, rồi đứng lên chạy đến bên cây đàn, miệng líu lo lát nữa sẽ đàn cho Minh Hoàng nghe. Cô tự tin rằng anh sẽ thấy được cô giỏi như thế nào và sẽ bị thu hút bởi cô.

    Bà Hưng không lạc quan như con gái. Minh Hoàng là dân kinh doanh, bà dám cá những người như anh, chẳng có tí tế bào nghệ thuật nào. Nhưng không đành lòng phản bác con gái cưng, bà chỉ có thể chiều theo ý cô:

    "Được, được, lát nữa con đàn cho Minh Hoàng nghe, giờ đừng chạy loạn, con sẽ mệt."

    Trúc Khanh đang mơ màng với viễn cảnh cô ngồi bên phím đàn, Minh Hoàng sẽ mê mẩn tiếng đàn và tài hoa của cô. Anh ấy sẽ có cảm tình và sau đó yêu cô. Cô còn muốn xin đẹp trong mắt anh nữa nên phải trang điểm và thay quần áo đẹp. Nhìn xuống chiếc đầm mặc nhà, tuy có dễ thương nhưng chẳng mấy thu hút, cô lập tức níu tay bà Hưng, kéo bà lên phòng chọn quần áo đẹp cho cô, chuẩn bị đón Minh Hoàng.

    Nhìn con gái háo hức, tâm trạng bà Hưng càng sầu muộn. Phàm ở đời cái gì quá trông mong sẽ không dễ gì có được. Chỉ sợ con gái không được như ý, hậu quả sẽ vô cùng to lớn. Tiếc là chuyện đã đến bước này, vợ chồng bà chẳng còn cách nào, chỉ có thể giúp con gái tránh mọi sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Ông bà đành đi bước nào tính bước nấy.

    Bà Hưng theo Trúc Khanh lên phòng, bắt cô nằm xuống, rồi bày hằng loạt những chiếc đầm xinh đẹp, quý phái bên cạnh để cô lựa chọn. Để dỗ cô nằm yên, đổi lại bà phải mệt mỏi. Ngồi bên cạnh giường, bà giơ từng cái đầm cho cô chọn.

    Trúc Khanh mới nằm một chút lại chạy xuống lầu, bà phải chạy theo cô. Hai mẹ con ngồi ở phòng khách đợi thêm một lúc chuông cửa cũng reo. Trúc Khanh đang ngồi cạnh mẹ lập tức bật dậy chạy ra cửa, rồi thất vọng khi nhìn thấy người bước vào là ông Hưng.

    Ông Hưng thấy con gái cưng ở cửa bèn bước vội tới: "Sao con lại đứng đây, cẩn thận gió lại cảm lạnh. Vào nhà ngồi đi con."

    Trúc Khanh không thèm che giấu hụt hẫng khi không thấy Minh Hoàng về cùng ba. Ông Hưng nhìn ra được tâm tư của con gái nên phải an ủi rằng Minh Hoàng phải làm việc bên kia, chưa đến ngay được. Ông năn nỉ cô đi vào nhà, sợ tiếp tục đợi bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Khổ vì con gái quá yếu đuối, một chút sương gió cũng không thể chịu được. Mấy hôm nay con lại không khỏe, cứ vào trường vài ba bữa lại nghỉ học. Cái đà này chẳng biết có tốt nghiệp nổi không. Mà ông bà cũng đâu cần cô tốt nghiệp. Ông bà chỉ cần cô khỏe mạnh. Hai người thừa sức nuôi cô cả đời, không phải lo nghĩ đến chuyện tiền nong.

    Dù không tình nguyện nhưng Trúc Khanh vẫn phải theo ba vào nhà. Ông Hưng kín đáo đưa mắt nhìn vợ, ngầm hỏi hôm nay sức khỏe con gái ổn không. Bà Hưng ngầm gật đầu, nhưng ổn ngày mai rồi tương lai thế nào? Chẳng ai có thể đoán được bệnh tình của con bé này.

    Trúc Khanh không nhận ra nỗi lo lắng của ba mẹ mình. Cô đang bận tâm nhìn đồng hồ, mong Minh Hoàng đến. Cô cứ ngồi đó nhìn ra cửa. Ông bà nhìn sự nôn nóng của con gái, biết có khuyên cũng không được, đành phải ngồi một bên chờ cùng cô.

    (Còn tiếp)

    (Nếu bạn đã đọc đến đây, tiện tay hãy like cho mình. Nếu bạn phát hiện lỗi chính tả hoặc có góp ý nào khác, vui lòng giúp mình comment trên trang [Thảo Luận - Góp Ý] Truyện Của Annie Dinh Chân thành cám ơn bạn)
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...