Cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Gia thế. Nguyên nhân, diễn diến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 30 Tháng sáu 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng –Cuộc đời, gia thế Hai Bà Trưng - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

    Trong lịch sử, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã mở đầu những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà có hai nữ tướng lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang để giải phóng dân tộc.

    [​IMG]

    1/ Hoàn cảnh gia đình và thời đại

    Hai Bà Trưng (chị là Bà Trưng Trắc và em Bà Trưng Nhị) là con gái của một lạc tướng huyện Mê Linh (làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên), một trong 12 huyện của quận Giao Chỉ. Hai Bà thuộc dòng dõi Vua Hùng, mẹ Hai Bà là bà Man Thiện Trần Thị Ðoan.

    Chồng bà Man Thiện mất sớm, bà ở vậy trồng dâu nuôi tằm, chăm lo nuôi dạy hai con gái và cho con học võ nghệ với ông Ðỗ Năng Tế (khi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, thầy Đỗ Năng Tế trở thành vị tướng đắc lực của Hai Bà).

    Năm Giáp Ngọ (năm 34) vua Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là người bạo ngược, thường sử dụng những thủ đoạn chính trị tàn ác, nên bị người Giao Chỉ rất oán giận. Chúng thực hiện chính sách đồng hóa vô cùng thâm hiểm, đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta học chữ Hán, dùng người địa phương làm tay sai. Tầng lớp trí thức Việt đã bắt đầu tiếp thu văn hóa Hán. Nhưng cũng có nhiều trí thức yêu nước nhân cơ hội này mở các lớp học, bên ngoài dạy chữ Hán nhưng bên trong truyền bá lòng yêu nước.

    Nhân cơ hội này, bà Man Thiện hết lòng khuyến khích hai con gái cố gắng giao thiệp rộng, tiếp xúc với các lạc hầu, lạc tướng chung quanh vùng chuẩn bị cho việc khởi nghĩa sau này.

    Năm 19 tuổi, Bà Trưng Trắc về làm vợ ông Thi Sách, một lạc tướng huyện Chu Diên (phủ Vĩnh Tường, trước thuộc về Sơn Tây, nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên). Sự kết hôn giữa hai gia đình danh giá của hai huyện Mê Linh và Chu Diên tạo ra uy danh lớn trong quận Giao Chỉ. Ông Thi Sách và Bà Trưng Trắc cùng với Bà Trưng Nhị đã hiệp lực vạch ra sách lược khởi nghĩa chống quân cai trị nhà Hán giành lại độc lập và bảo vệ nòi giống Việt.

    Các ông bà đã bí mật hình thành một tổ chức có tên là Núi Tản - Sông Cái. Tổ chức được đa số nhân dân các quận ủng hộ. Ðể tránh sự dòm ngó của Tàu, người trong tổ chức truyền nhau mật lệnh và các dấu hiệu để nhận nhau. Khi ra đường họ nhận nhau bằng cách chào quyết tâm, bốn ngón tay của bàn tay trái nắm lấy lóng thứ nhất ngón cái của bàn tay trái và để ngón cái bàn tay phải lên lóng thứ hai của ngón cái bàn tay trái, ba ngón kia để xen kẽ giữa các ngón tay của bàn tay trái và ngón út bàn tay phải nằm trên ngón út bàn tay trái. Trong nhà họ nhận nhau bằng tấm khăn điều phủ lên giá gương hay trên bài vị (Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng).

    Tổ chức bí mật này dần dầ mở rộng khắp các quận trên đất Việt. Ðâu đâu người dân cũng đều đợi chờ ngày khởi nghĩa để giải phóng dân tộc ra khỏi lầm than và nô lệ. Nhưng chẳng bao lâu, tổ chức bí mật Núi Tản Sông Cái bị bại lộ, ông Thi Sách bị tên thái thú Tô Ðịnh bắt, giết. Tin buồn chấn động khắp các châu quận làm dân chúng càng thêm căm hận.

    Hai Bà cố nén đau thương cùng cực, lập Đàn Thề tại vùng sông Hát (Hát Môn, Phúc Lộc, tỉnh Sơn Tây), chiêu tập binh sĩ để tạo sức mạnh đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa. Hai Bà Trưng đã truyền hịch cứu nước (dựng lại cơ nghiệp xưa của vua Hùng) và cử người đi khắp nơi để tập hợp nông dân cứu dước dưới ngọn cờ chỉ huy thống nhất của Trưng Nữ Vương. Các nơi đã nhiệt liệt hưởng ứng, kéo quân hoặc cử đại biểu về Mê Linh tụ hội chuẩn bị khởi nghĩa.

    2/ Diễn biến cuộc khởi nghĩa

    Mùa xuân năm Canh Tý (tháng 3-40), Trưng Nữ Vương hội quân ở Hát Môn làm lễ tế cờ chính thức phát động nhân dân cả nước khởi nghĩa đuổi giặc Hán, lật đổ ách thống trị của ngoại tộc. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy dưới cờ lệnh của Trưng Nữ Vương.

    Dưới đây là danh sách các vị nữ anh hùng đó để minh họa cho sự kiện lịch sử đặc biệt oanh liệt dưới thời Hai Bà Trưng:

    - Thánh Thiên Nữ Tướng Anh Hùng: Khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Ðái - Bắc Giang.

    - Lê Chân - Nữ Tướng Miền Biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng,

    - Bát Nạn Ðại Tướng: Tên là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình),

    - Nàng Nội - Nữ Tướng Vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc (Phú Thọ)

    - Lê Thị Hoa - Nữ Tướng Anh Hùng: Khởi nghĩa ở La Sơn (Thanh Hóa)

    - Hồ Ðề - Phó Nguyên Soái: Khởi nghĩa ở Ðộng Lão Mai (Thái Nguyên)

    - Xuân Nương, Trưởng Quản Quân Cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ),

    - Nàng Quỳnh - Nàng Quế - Tiên Phong Phó Tướng: Khởi nghĩa ở Châu Ðại Man (Tuyên Quang)

    - Ðàm Ngọc Nga - Tiền Ðại Tả Tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thủy, Thanh Sơn - Phú thọ

    - Thiều Hoa - Tiên Phong Hữu Tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh - Phú Thọ.

    - Quách A - Tiên Phong Tả Tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ.

    - Vĩnh Hoa - Nội Thị Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Vĩnh phúc

    - Lê Ngọc Trinh - Ðại Tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

    - Lê Thị Lan - Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Ðường Lâm - Sơn Tây.

    - Phật Nguyệt - Tả Tướng Thủy Quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ.

    - Phương Dung - Nữ Tướng: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh).

    - Trần Nang - Trưởng Lĩnh Trung Quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương).

    - Nàng Quốc - Trung Dũng Ðại Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm (Hà Nội)

    - Tam Nương - Tả Ðạo Tướng Quân: Ba chị em Ðạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất Lưu, Bình Xuyên (Vĩnh Phúc)

    - Quý Lan - Nội Thị Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Lũng Ðộng, Chí Linh (Hải Dương).

    Bà Trưng Trắc ra lệnh nổi trống đồng họp binh quyết trả thù cho chồng, rửa nhục cho nước. Nghe tiếng trống ầm ào nổi lên, dân Mê Linh cung nỏ, dao búa, khiên mộc, giáo lao trong tay cuồn cuộn đổ về nhà làng. Trên bành voi cao, nữ chủ tướng Mê Linh mặc giáp phục rực rỡ. Dân Mê Linh trông thấy nữ chủ tướng đẹp đẽ, oai phong lẫm liệt thì hò reo dậy đất, ào ào bám chân voi, theo chủ tướng mà xông tới. Sức mạnh đại đoàn kết của dân ta được nhân lên gấp bội, khí thế ngút trời, như vũ bão.

    Kẻ thù không kịp chống đỡ, chỉ trong một thời gian ngắn, 65 thành trì đã lần lượt về tay nghĩa quân, chỉ còn thành Luy Lâu, sào huyệt cuối cùng của Tô Ðịnh..

    Quân dân ta đạp bằng dinh lũy giặc tiến xuống Luy Lâu. Trong khi đoàn quân trẩy đi phá quận Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về. Thành Luy Lâu cũng không chống đỡ nổi cuộc công phá của một biển người quân ta.

    (Mời các bạn kéo xuống, đọc tiếp phần 2 nhé)
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng sáu 2021
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    (Phần 2)

    [​IMG]

    3/ Kết quả cuộc khởi nghĩa:

    Cuối cùng cũng bị phá vỡ trước sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân ta, Tô Ðịnh kinh hoàng đến nỗi phải bỏ giáp, cắt râu, cắt tóc và quẳng ấn tín tìm đường lẩn trốn về nước mới thoát chết và chịu tội với vua Hán.

    Viết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cuốn Đại Việt sử kí (năm 1272), nhà sử học Lê Văn Hưu viết: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 60 thành ở lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay!"

    Nỗi vui mừng quá lớn khiến cho người dân Việt nhiều đêm liền không ngủ. Trải qua hàng chục đời, nay đất nước của vua Hùng mới được khôi phục, nợ nước thù nhà của chủ tướng Mê Linh đã được trả.

    Tin thắng trận bay đi, các quận Nam Hải (đảo Hải nam ngày nay), Cửu Chân (Bắc Việt ngày nay), Nhật Nam (Trung Việt ngày nay), Hợp Phố (Quảng Đông ngày nay) cũng nổi lên theo về với Hai Bà Trưng.

    Ðất nước sạch bóng quân thù, cả nước suy tôn Trưng Trắc lên làm Trưng Nữ Vương đóng đô ở Mê Linh:

    Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh

    Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

    Trưng Nữ Vương ra lệnh miễn thuế khóa cho dân hai năm.

    4/ Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa

    Tuy triều đại Hai Hà Trưng chỉ tồn tại trong 3 năm, đến năm 42, tướng nhà Hán lại sang đánh nước ta. Hai Bà Trưng và các nữ tướng chống không lại được trước thủ đoạn, mưu mẹo xảo quyệt của nhà Hán nên cuối cùng, Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn, đất nước lại rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai kéo dài đến 5 thế kỷ (43-544). Nhưng với tài trí của người phụ nữ, đặc biệt là trong thời xa xưa, đã dấy được nghĩa lớn như thế, khiến cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, ấy đã để tiếng thơm lừng lẫy muôn đời.

    Hai Bà Trưng đã được sử sách đời đời ghi chép công ơn, còn hơn hai mươi nữ tướng của Hai Bà Trưng tài ba lỗi lạc tuy chưa được ghi trong chính sử, song sự tích kỳ tài của các nữ tướng anh hùng đó đã được tạc trên bia đá, ghi vào thần phả và được nhân dân ta đời đời truyền tụng.

    Tại xã Hát Môn (là nơi lập đàn ăn thề, là nơi tế cờ khởi nghĩa và cũng cùng là nơi hai bà tự tận) có Miếu Hát thờ Hai Bà Trưng, theo dân gian, nơi này rất linh thiêng. Để tỏ lòng tôn kính, ghi ơn Hai Bà Trưng, hàng năm, nhân dân ta tổ chức lễ kỷ niệm Hai Trưng Trắc và Trưng Nhị vào ngày mùng 6 tháng 2 Âm lịch. Trên đất nước cũng có rất nhiều nơi lập đền thờ Hai Bà để ghi tạc danh tiếng hai người nữ anh hùng của nước Việt Nam ta. Ngoài quê hương Mê Linh, tại bãi Đồng Nhân ở vùng ngoại ô thành phố Hà Nội có ngôi đền cất từ năm Nhâm Tuất (1142) thờ Hai Bà Trưng rất lớn.

    Khí thiêng sông núi, truyền thống bất khuất và tinh thần thượng võ của dân tộc ta mới hun đúc và sản sinh ra hai vị nữ anh hùng đầu tiên kiệt xuất đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách xâm lược. Ôn lại trang sử oai hùng của Hai Bà Trưng, chúng ta vô cùng tự hào, ghi ơn các anh hùng dân tộc đã anh dũng chiến đấu để cho chúng ta có được cuộc sống bình, độc lập, tự do, hạnh phúc như ngày nay.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...