Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2 (1285) - Các danh tướng kiệt xuất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 2 Tháng bảy 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần 2 (1285) - Tường thuật chi tiết Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa và Tên tuổi, Vai trò của các Danh tướng (danh nhân) kiệt xuất nhà Trần

    [​IMG]

    Hơn bảy trăm năm trước, cả Á, Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm trước vó ngựa của giặc Mông. Khắp châu Á, châu Âu chưa có một danh tướng nào cản được. Vậy mà ở bán đảo Đông Nam Á, lũ giặc ấy đã phải kinh hồn, lạc phách trước tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ, anh dũng, mưu trí của quân dân Đại Việt thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt ta thời ấy.

    Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai diễn ra năm 1285, sau cuộc kháng chiến lần thứ nhất khoảng 27 năm.

    Cuộc kháng chiến kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch).

    Trong lần này, quân Nguyên huy động lực lượng đông đảo gấp cả chục lần so với cuộc chiến lần trước. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến này, thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt oai hùng ta thời đó.

    1. Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử - nguyên nhân diễn ra cuộc kháng chiến

    - Năm 1281, vua Nguyên đòi vua Trần vào chầu. Vua Trần cáo bệnh từ chối và cử chú mình là Trần Di Ái sang thế. Vua Nguyên nhân cơ hội này phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương và gửi thư cho vua Trần thông báo việc lập Di Ái thay vua Trần Nhân Tông.

    Năm 1283, Hốt Tất Liệt sáp nhập hành tỉnh Kinh Hồ - Chiêm Thành, biến những vùng đất đã chiếm được của Chiêm Thành trở thành căn cứ phía Nam để đánh Đại Việt.

    1284, vua Nguyên điều đạo tổng cộng 50 vạn quân chinh phạt Chiêm Thành ở phía Nam, sau đó hợp với cánh phía Bắc của Thoát Hoan tạo ra thế gọng kìm bao vây Đại Việt ở giữa. Đây là lần xuất chinh với quân số lớn nhất mà nhà Nguyên từng thực hiện, so với dân số thời đó thì đoàn quân này có quy mô cực lớn (khi nhà Nguyên tấn công Nhật Bản năm 1281, họ cũng chỉ huy động 14 vạn người, dù dân số và diện tích Nhật Bản lớn gấp đôi Đại Việt thời nhà Trần).

    Sau này người Việt có câu ví von "Đông như quân Nguyên" là vì nguyên do này.

    - Về phía Đại Việt, các vương tôn nhà Trần được lệnh tuyển thêm quân. Quân đội liên tục được tập trận. Cuối năm 1282, vua Trần đã triệu tập một hội nghị quân sự tại Bình Than để "bàn kế đánh phòng" và "chia quân giữ nơi hiểm yếu". Tất cả các tướng lĩnh phạm tội, như Trần Khánh Dư, đều được tha tội để đến hội nghị bàn việc. Đại Việt sử ký toàn thư chép việc Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi không được dự Hội nghị Bình Than đã tức giận bóp nát quả cam.

    Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để nâng cao tinh thần của quân sĩ. Nhiều chiến sĩ Đại Việt đã xăm hai chữ Sát Thát (Sát nghĩa là "giết", còn Thát chỉ người Mông Cổ) vào tay để thể hiện quyết tâm chiến đấu của mình.

    2. Diễn biến trận cuộc kháng chiến

    Năm 1285, vua Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt. Đạo chủ lực do Thoát Hoan và Ariq Qaya chỉ huy từ Ninh Minh tiến vào Lộc Châu (nay là Lộc Bình, Lạng Sơn). Chống lại đạo quân thứ nhất này của quân Nguyên là lực lượng chủ lực của quân Trần do đích thân Trần Quốc Tuấn chỉ huy.

    Đạo thứ hai chỉ gồm hơn 1 nghìn quân Mông Cổ và Vân Nam do Nasirud Din từ Vân Nam vào Đại Việt qua vùng Tuyên Quang tiến theo sông Chảy. Vị chỉ huy quân Trần ở vùng này là Trần Nhật Duật.

    Đạo thứ ba là đạo quân đang chiến đấu ở Chiêm Thành do Toa Đô chỉ huy, tiến vào Đại Việt muộn hơn hai cánh trên, vào khoảng tháng 3 dương lịch, từ phía Nam.

    a. Giai đoạn quân ta phòng ngự và rút lui

    Từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 1285, do quá chênh lệch về lực lượng và vũ khí, trong khoảng 1 tháng, quân ta chỉ có thể đánh phòng ngự và rút lui để cố gắng bảo toàn lực lượng và chờ đợi thời cơ phản công.

    *Trận Sơn Động

    Cuối tháng 1, trận giao chiến đầu tiên giữa hai bên là trận tại ải Khả Ly. Quân địch lần lượ vượt qua được ải Khả Ly, ải Động Bản rồi tiến xuống từ Lộc Châu. Rồi chúng tràn qua ải Vĩnh Châu, Thiết Lược, Chi Lăng, ải Nội Bàng. Trong trận này, quân ta bị tổn thất nặng nề; nhiều vị tướng của ta chiến đấu anh dũng nhưng vẫn bị bắt hoặc hi sinh.

    Nhờ có Yết Kiêu giữ thuyền đợi, Trần Quốc Tuấn đã thu quân được về Vạn Kiếp.

    * Trận Vạn Kiếp:

    Từ ngày 11 tháng 2 năm 1285 đến ngày 14 tháng 2, thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp và Chí Linh và Bình Than. Nhiều trận thủy chiến lớn đã xảy ra. Trước thế giặc quá đông và mạnh, quân Trần đã quyết định rút lui để tránh thế giặc mạnh, thực hiện nghi binh khiến địch mệt mỏi rồi mới phản công.

    (Mời các bạn đọc tiếp phần 2 ở bên dưới. Cảm ơn các bạn ❤)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2021
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    (Phần 2)

    [​IMG]

    b. Giai đoạn quân ta bắt bầu giành lại thế chủ động phản công

    * Trận Thăng Long - Khiêu chiến, Rút quân để chuẩn bị kế sách phản công


    Sáng 17 tháng 2 năm 1285, Quân Trần do vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy cũng lập các chiến lũy bằng gỗ bên bờ Bắc sông Hồng cùng lực lượng thủy quân đông đảo của Đại Việt nghênh chiến.

    Mục đích của quân Trần trong trận này chỉ là cản bước quân Nguyên để kịp hoàn thành công tác sơ tán hoàng gia và dân chúng khỏi kinh thành, thực hiện kế hoạch 'vườn không nhà trống', đồng thời sử dụng chiến lược 'Tiêu thổ', (đốt sạch các làng và đồng ruộng) gần kinh thành. Khi quân Nguyên tiến đến bờ sông, quân Trần đã dùng súng bắn đá bắn vào quân Nguyên và thách đánh.

    Chiều ngày 17 tháng 2, vua Trần sai Đỗ Khắc Chung sang doanh trại đối phương để giả đưa thư cầu hòa. Đỗ Khắc Chung còn cố ý ở lại doanh trại địch trinh sát đến sáng sớm hôm sau mới quay về.

    Liền sau đó, hai bên Nguyên-Việt đại chiến. Sau khi thành Thăng Long đã trống không, quân Trần bắt đầu xuôi sông Hồng để rút khỏi Thăng Long (dù khi ấy lực lượng quân Trần hãy còn rất đông).

    Quân Nguyên tiến đến đóng dưới chân thành một hôm rồi mới vào thành, chỉ thấy "cung thất nhẵn không". Sau đó, quân của Toa Đô, Thoát Hoan theo đường bộ, quân của Lý Hằng, Ô Mã Nhi theo đường thủy đuổi theo vua Trần.

    * Trận Thu Vật - Rút lui để tập trung, chuẩn bị lực lượng

    Cánh quân thủy của giặc đi theo sông Chảy tới trại Thu Vật thì bị quân của Trần Nhật Duật vừa chặn đánh vừa lui quân về tập trung ở Vạn Kiếp.

    Quân Nguyên một mặt đi dọc 2 bờ sông đuổi theo quân Trần, một mặt cử một đơn vị đi chặn đầu.

    Trần Nhật Duật phát hiện ra kế hoạch của quân Nguyên, nên ra lệnh bỏ thuyền lên bờ và rút lui an toàn. Ngày 20 tháng 2, quân của Trần Nhật Duật rút lui an toàn về đến Bạch Hạc (Việt Trì).

    * Trận đánh trên sông Hồng - đánh dấu bước đầu quân giặc mất dần thế chủ động

    Trận đầu tiên là trận ở bãi Đà Mạc. Quân Trần do Trần Bình Trọng chỉ huy đã chặn đánh quân Nguyên quyết liệt

    Dù chỉ với Với 600 quân, Trần Bình Trọng đã 6 lần kìm chân được mấy ngàn quân Mông đang rất hùng hổ giao chiến. Cuối cùng, vì lực lượng chênh lệch quá lớn nên quân Nguyên mới phá được đội hình của quân Trần. Trần Bình Trọng bị bắt.

    Câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng đi vào lịch sử là trong thời gian này. Đó là khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, khi dọa nạt, khi dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái thét mắng vào mặt chúng: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285), khi đấy, Trần Bình Trọng 26 tuổi.

    *Quân Trần tập hợp lại lực lượng, chuẩn bị đánh vào Thăng Long

    Trần Quốc Tuấn cùng Phạm Ngũ Lão đã chỉ huy hơn 1 nghìn thuyền quay lại đóng ở Vạn Kiếp. Nguyễn Lộc chỉ huy quân thực hiện tác chiến kiểu du kích rất mạnh ở vùng Vĩnh Bình (Lạng Sơn).

    Ngay sau khi tập hợp lại lực lượng, quân Trần đã tiến hành phản công. Tuy khong dành được chiến thắng, quân ta phải rút lui (10-3-1285) nhưng trận đánh đã dánh dấu mốc quan trọng về mặt chiến lược của quân ta.

    Sau đó vua Trần rút vào Thanh Hóa để củng cố, tổ chức lại lực lượng. Trong lúc đó quân Nguyên của Thoát Hoan ở ngoài Bắc không hợp thủy thổ và thời tiết mùa hè nóng bức, bị mưa lớn, phát sinh bệnh

    Tật, lại bị thiếu lương. Toa Đô mang quân mỏi mệt và thiếu lương vì không truy kích được vua Trần.

    Nắm được tình hình địch đang gặp khó khăn, tháng 4, vua Trần trở lại miền Bắc tấn công quân Nguyên, tập trung tấn công vào các mục tiêu của quân Nguyên ở khúc sông Hồng chảy qua Khoái Châu (Hưng Yên). Chiếm được vùng này, quân Trần sẽ từ đây bắt đầu đánh vào Thăng Long.

    (Mời các bạn đọc tiếp phần 3 ở bên dưới. Cảm ơn các bạn ❤
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2021
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    (Phần 3)

    [​IMG]

    * Trận Hàm Tử - Tây Kết: Quân ta phản công

    Trận Hàm Tử
    : Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương và Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đánh quân Nguyên ở Hàm Tử (vùng Khoái Châu, Hưng Yên). Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5/1285.

    Trần Nhật Duật gặp thuyền tên Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia nhanh quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt.

    Quân ta đã nhanh chóng giành thắng lợi. Chiến thắng Hàm Tử góp phần tiêu diệt và quét sạch 500.000 quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.

    Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to. Sau đó, chúng rút lui về Tây Kết (Khoái Châu).

    Trận Tây Kết: Sau các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, ngày 24 tháng 6, Trần Hưng Đạo chia quân chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau. Tiếp đó, Vương đem binh đến Tây Kết tấn công quân Nguyên, đặt phục binh bắt sống Toa Đô. Quân ta càng đánh càng mạnh, quân địch chống cự không nổi, Ô Mã Nhi và Toa Đô phải đem tàn quân chạy ra biển, tiếp tục bị phục binh của ta đổ ra vây đánh. Trong trận đánh này, Toa Đô bị tướng Nguyễn Khoái bắn chết, Ô Mã Nhi chạy vào Thanh Hóa, tiếp tục bị truy đuổi, phải dùng thuyền trốn chạy về nước. Trận đánh Tây Kết thắng lợi rực rỡ, toàn bộ 80.000 quân Nguyên bị chúng ta bắt sống và tiêu diệt.

    *Trận Chương Dương Độ - phá tan căn cứ thủy quân giặc, tạo mở ra thời cơ đánh úp đại bản doanh địch

    Trần Nhật Duật sai Trần Quốc Toản về Thanh Hóa báo tin thắng trận.

    Trần Quốc Tuấn bàn với Trần Nhân Tông quyết định mang toàn quân ra bắc đánh Thoát Hoan để lấy lại Thăng Long.

    Trần Quang Khải được cử làm chánh tướng, Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản làm phó tướng. Vua truyền lệnh cho Trần Nhật Duật phải ngăn không cho Toa Đô hợp binh được với Thoát Hoan. Đại quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long cũng trong tình trạng lương thực sắp cạn.

    Trần Quang Khải tiến ra bắc khá thuận lợi. Quân Trần nhanh chóng diệt nhiều đồn nhỏ của quân Nguyên, kết hợp dụ hàng quân người Hoa bỏ hàng ngũ quân Nguyên.

    Sau đó quân Trần tiếp tục ngược sông Hồng phản công quân Nguyên. Trần Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản đã tấn công quân Nguyên ở Chương Dương (huyện Thường Tín).

    Quân Nguyên thường thấy quân Trần bị thua, khi đó thấy quân Trần đánh mạnh nên bị bất ngờ, tan tác bỏ chạy. Phần lớn các chiến thuyền quân Nguyên bị quân Trần đốt cháy hoặc chiếm lấy hết.

    Trong trận đánh này, khi thượng tướng Trần Quang Khải đem quân vào Thăng Long, cảm khái trước sự dũng mãnh của dũng sĩ và nhân dân đã xuất khẩu thành thơ:

    Chương Dương cướp giáo giặc

    Hàm Tử bắt quân thù

    Thái bình nên gắng sức

    Non nước ấy nghìn thu.


    * Trận chiến giành lại Thăng Long

    Sau các trận phản công thắng lợi trên sông Hồng, quân Trần quyết định tấn công giải phóng kinh thành Thăng Long. Lực lượng tham gia gồm các đơn vị thủy bộ chủ lực do Trần Quang Khải chỉ huy. Các đơn vị dân binh các địa phương lân cận do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền chỉ huy. Sau khi đánh bại quân Nguyên ngoài thành do Mã Vinh chỉ huy, quân Trần bắt đầu bao vây và công thành.

    Trước sức tấn công mạnh mẽ và bền bỉ của quân Trần, quân Nguyên phải rút chạy khỏi thành Thăng Long về đóng ở bờ Bắc sông Hồng (thuộc Gia Lâm, Hà Nội ngày nay). Tại đây, đồn trại của quân Nguyên vẫn liên tục bị tấn công.

    (Mời các bạn đọc tiếp phần 4. Cảm ơn các bạn ❤)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2021
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    (Phần cuối)

    [​IMG]

    * Trận Thiên Mạc

    Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết.

    Ngày 24 tháng 6 năm 1285, quân Trần do đích thân vua Trần chỉ huy tấn công đạo quân Nguyên này. Tướng Nguyên là Trương Hiển đầu hàng quân Trần và dẫn đường cho quân Trần tấn công Toa Đô ở Tây Kết. Quân Nguyên bị giết rất nhiều. Toa Đô cũng bị tử trận. Ô Mã Nhi và Lưu Khuê đi thuyền nhỏ trốn thoát ra biển.

    Ngày 10 tháng 6 năm 1285, Trần Quốc Tuấn dẫn hơn 2 vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên cử Lưu Thế Anh dẫn quân ra đối phó, nhưng chúng nhanh chóng bị quân ta đáng bại.

    Quân Nguyên tiếp tục rút chạy về phía Bắc. Khi rút chạy đến sông Như Nguyệt (sông Cầu), quân Nguyên bị đơn vị của Trần Quốc Toản chặn đánh. Quân Nguyên thua, không sang sông được, phải chạy về phía Vạn Kiếp. Chỉ huy quân Trần là Trần Quốc Toản đã hy sinh trong trận này.

    Quân Nguyên tiếp tục tháo chạy đến sông Sách (chảy quan Vạn Kiếp). Chúng bắc cầu phao định vượt sông, nhưng bị quân Trần do Trần Quốc Tuấn chỉ huy ập vào đánh bất ngờ, đội quân Nguyên đang vượt cầu phao cũng bị đánh bất ngờ. Quân Nguyên xô nhau chạy, cầu phao đứt, chúng bị chết đuối rất nhiều.

    Sau khi vượt qua sông Sách, quân Nguyên chạy về hướng Tư Minh. Nhưng đến Vĩnh Bình, quân Nguyên lại bị quân ta do tướng Trần Quốc Hiến (Trần Quốc Nghiễn) chỉ huy chặn đánh. Tướng giặc là Lý Hằng bị trúng tên độc. Tương truyền, quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng để chạy trốn. Còn tên Lý Hằng ngấm thuốc độc, về đến nước cũng chết.

    3. Kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần chống quân Mông Nguyên xâm lược lần 2

    * Kết quả


    Cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần Thánh Tông và Nhân Tông đã toàn thắng vẻ vang.

    Quân Nguyên đại bại, chết rất nhiều, thây nằm ngổn ngang, máu chảy thành suối. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, đất nước sạch bóng quân xâm lược.

    * Ý nghĩa

    Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc của nước ta.

    Là chiến công tiêu biểu của triều đại nhà Trần .

    Chiến thắng thể hiện "Hào khí Đông A" (hào khí nhà Trần) của nước Đại Việt ta dưới thời nhà Trần.

    4. Tên tuổi các anh hùng dân tộc, danh tướng kiệt xuất trong cuộc kháng chống quân Mông Nguyên lần 2

    - Nguyễn Khoái

    - Trần Quốc Toản

    - Trần Quốc Tuấn Trần (ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam).

    - Trần Khánh Dư

    - Phạm Ngũ Lão

    - Trần Nhật Duật

    - Trần Quang khải

    - Yết kiêu

    Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc các bạn học tốt. ❤❤❤
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...