Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phong thanh, 7 Tháng tư 2020.

  1. Phong thanh

    Bài viết:
    55
    *Hoàn cảnh:

    - Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp là nước thắng trận, tuy nhiên Pháp đã bị thiệt hại nặng nề về cả sức người và sức của (1, 4 triệu người bị chết, thiệt hại gần 200 triệu phrăng, số nợ nước ngoài ngày càng tăng mà chủ yếu là Mĩ, cuối năm 1878 là 170 tỉ phrăng, đến đầu năm 2020 đã lên tới 300 tỉ

    - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số tiền mà Pháp đầu tư vào nước Nga cũng đã bị mất trắng.

    Để bù đắp những thiệt hại trên và cũng để củng cố địa vị của mình trong thế giới tư bản. Pháp đã thúc đẩy mạnh bóc lột nhan dân lao động trong nước và đẩy mạnh khai thác các thuộc địa. Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp nên không thể tránh khỏi việc Pháp đẩy mạnh chính sách bóc lột sau chiến tranh. Để phục vụ mục đích này, Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Đông Trung và Việt Nam nói riêng.

    *Thời gian: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai diễn ra từ sau chiến tranh thế giới lần nhất (1919) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

    *Quá trình:

    - Để thực hiện được mục đích, Thực dân Pháp đa tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tính (1924-1929), số vốn mà Pháp đầu tư vào Đông Dương mà trọng tâm là Việt Nam lên tới 4 tỉ phrăng trong đó số đài tư vào nông nghiệp và khai mỏ nhiều nhất.

    + Trong lĩnh vực Nông Nghiệp:

    Thực dân Pháp tăng cường việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để thành lập đồn điền và chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích cao su tăng từ 15.000 ha năm 1918 tới 120.000 ha năm 1920. Nhiều công ty cao su lớn được ra đời: Công ty cao su đất đỏ, công ty cao su Mi-sơ-lanh. Ngoài việc cướp đoạt ruộng đất, bọn Thực dân Pháp ra sức vơ vét nông sản để xuất khẩu kiếm lời.

    +Trong lĩnh vực Công Nghiệp:

    Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai, ngành khai thác được Pháp tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác than. Các công ty than có từ trước nay được bỏ thêm vốn và đấy mạnh hoạt động hơn. Đồng thời nhiều công ty than mới nối tiếp nhau ra đời: Công ty than Đông Triều, công ty than Tuyên Quang, công ty than và kim khí Đông Dương.. Bên cạnh đầu tư vào khai mỏ, Pháp cũng cho xây dựng một số cơ sở Công Nghiệp như: Nhà máy sợi Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy diêm cưa Bến Thủy, nhà máy nước.. Thực dân Pháp làm vậy để nhằm khai thác triệt để nguồn nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào ở nước ta. Chúng còn nhằm hạn chế phát triển Công nghiệp nặng để từ đó nền kinh tế của nước ta bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp

    +Trong lĩnh vực Thương Nghiệp:

    • Sau chiến tranh, thương nghiệp của Việt Nam có bước phát triển hơn, tuy nhiên để nắm chặt thị trường Đông Dương, Thực dân Pháp đã đánh thuế nặng vào những hàng hóa của các nước nhập vào Đông Dương đặc biệt là hàng của Trung Quốc và Nhật Bản.

    • Các công ty thương mại của Pháp cũng đã tích cực mở rộng địa bàn hành động tới tận địa phương để vơ vét thật nhiều nông sản nhiệt đới để xuất khẩu kiếm lời.

    • Thực dân Pháp cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm dần dần tách Việt Nam ra khỏi các bạn hàng truyền thống đặc biệt là các bạn hàng truyền thống ở Châu Á

    Nhờ những việc làm trên mà hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam trở lên rất nhanh Việt Nam đã trở thành thị trường riêng và độc quyền của Pháp

    +Trong lĩnh vực Giao Thông Vận Tải:

    Thực dân Pháp cũng đã đầu tư nhiều hơn trước, chúng cho tu sửa và làm mới một số tuyến đường bộ, cảng biển và các tuyến đường sắt như: Tuyến đường sắt Đông Dương được nối nhiều đoạn.. Thực dân Pháp làm vậy nhằm phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa và đàn áp của chúng.

    +Trong lĩnh vực Tài Chính:

    Ngân hàng Đông Dương đại diện cho thế lực của tư bản tài chính Pháp đã có cổ phần hầu hết trong các công ty, xí nghiệp lớn ở Đông Dương. Qua đó Thực dân Pháp đã nắm được chủ quyền chỉ huy kinh tế ở Đông Dương.

    +Thuế:

    Song song với việc đầu tư vào các ngành kinh tế Thực dân Pháp cũng đã tăng, đặt thêm thuế mới để bóc lột nhan dân Đông Dương và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là thuế muối, thuế rượu, thuế thân, thuế thuốc phiện. Nhờ những chính sách về thuế mà ngân sách của Thực dân Pháp thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần năm 1912.

    <=> Mục đích đẩy mạnh khai thác thuộc địa của Pháp là bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục vị thế của nước Pháp trên trường quốc tế. Vì thế quy mô, tính chất của cuộc khai thác lần này lớn hơn nhiều lần so với lần thứ nhất.

    Những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai không khác gì so với lần thứ nhất. Cụ thể: Đều hạn chế phát triển Công nghiệp, đặc biệt là Công nghiệp nặng; tăng cường các thủ đoạn bóc lột và vơ vét tiền của của nhân dân bằng cách đánh thuế nặng.

    Với việc Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã làm cho nền kinh tế của nước ta sau hiến tranh lần thứ nhất có sự chuyển biến rõ rệt (có sự phát triển hơn trước) tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, phụ thuộc chặt vào nền kinh tế Pháp

    Do việc tăng cường áp bức bóc lột, khai thác đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam Vốn đã cực khổ lại càng cực khổ hơn, mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc, từ đó phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ hơn so với trước chiến tranh thế giới thứ nhất
     
    Bán Nguyệt thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...