(Ảnh công chúa Ngọc Hân tại dinh độc lập) Lê Ngọc Hân (1770 - 1799) , còn gọi là công chúa Ngọc Hân hay Bắc cung Hoàng hậu, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 18. Bà là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành Thứ hậu nhà Tây Sơn, vợ thứ của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ – một nhân vật quân sự nổi tiếng của nước ta. Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31 (1770) tại kinh thành Thăng Long. Bà là con gái thứ 9 hoặc thứ 21 của Hoàng đế năm đó là Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội), là con gái trưởng của Nguyễn Đình Giai, nhập cung giữ vị trí Chiêu nghi. Tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786), tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến Lê Hiển Tông. Tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh mai mối, công chúa Ngọc Hân thành hôn cùng Nguyễn Huệ. Khi ấy Ngọc Hân chỉ mới 16 tuổi, Nguyễn Huệ đã 33 tuổi và ông đã có chính thất là Phạm Thị Liên. Năm Chiêu Thống thứ 2 (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế rồi ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu cung Hoàng hậu do chính thất Phạm thị đã được phong làm Chính cung Hoàng hậu. Năm sau (1789), sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc cung Hoàng hậu. Bà có hai con với Nguyễn Huệ là Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Bảo và Hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Năm Quang Trung thứ 5 (1792), Nguyễn Huệ đột ngột băng hà. Nguyễn Quang Toản là con trai của Chính cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên lên nối ngôi, niên hiệu là Cảnh Thịnh. Bùi Hoàng hậu do thân phận kế thất đã trở thành Hoàng thái hậu. Khi Lê Hiển Tông băng hà, triều đình họp bàn chọn người kế vị. Lê Ngọc Hân nghĩ anh trai thân hơn cháu trai nên ủng hộ anh trai mình là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập Hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con trai của Cựu Thái tử Lê Duy Vĩ lên ngôi. Dưới sức ép của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo mọi người. Lê Duy Kỳ lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Chiêu Thống. Không lâu sau, bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa. Theo "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, sau khi Nguyễn Huệ qua đời thì Lê Ngọc Hân mất đi quyền lực, đưa con ra khỏi cung điện ở Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh Đan Dương điện với danh nghĩa thờ chồng nuôi con. Bà sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (ngày 4 tháng 12 năm 1799) thì mất, khi ấy chỉ mới 29 tuổi. Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích phụng chỉ soạn năm bài văn tế Lê Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh Đế, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Cảnh Thịnh Đế đích thân đọc trước linh sàng, với thụy hiệu được truy tặng là Nhu Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng hậu. Cả năm bài văn tế trên được chép trong sách "Dụ Am văn tập". Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, khi triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh thừa cơ chiếm Phú Xuân, Hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801). Khi mới 10 tuổi, Công chúa Ngọc Bảo cũng mất ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802) khi mới 12 tuổi. Nguồn thông tin: Wikipedia.