1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp có nghĩa là quá trình thay đổi từ mức độ căn bản về nền công nghiệp cũng như là công nghệ trên phạm vi toàn thế giới. Những điều đó góp phần làm chuyển đổi chất lượng sống của toàn xã hội theo phương hướng tích cực. "Công nghiệp 4.0" là nền công nghiệp phát triển trên 3 trụ cột chính đó là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật Lý, nhằm xóa nhòa các ranh giới và kết nối vạn vật lại với nhau "Cách mạng Công nghiệp 4.0" là cuộc cách mạng tập trung vào công nghệ kỹ thuật. Đây là cuộc cách mạng đánh dấu sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, các thành tựu mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo thế hệ mới.. là sự kết hợp tất cả các kiến thức và xóa nhòa ranh giới trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học.. Tạo ra khả năng kết nối lẫn nhau qua Internet, truy cập các dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng, học máy và dữ liệu thời gian thực, tự động hóa trong sản xuất, máy móc dần thay thế con người trong lao động. Cuộc cách mạng này giúp tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng, từ đó, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực: Nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp, đến các quốc gia và tác động đến từng cá nhân trong xã hội và mở ra kỷ nguyên mới trong tương lai. 2. Quá trình phát triển Trước sự ra đời của cuộc công nghiệp lần thứ 4 đã có 3 cuộc cách mạng khác: Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 xây dựng các tuyến đường sắt và tạo ra động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 với sự ra đời của đèn điện, động cơ điện, dây chuyền lắp ráp. Cuộc công nghiệp lần 3 đó là sự sáng tạo ra máy tính, kỷ nguyên của máy tinh và tự động hóa. Thuật ngữ "cách mạng công nghiệp lần thứ 4" đã được áp dụng 1 vài lần trong 75 năm qua để nói về sự phát tiển của công nghệ. Nhưng nó chính thức được đưa ra và nói đến tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011 tại hội chợ Hannover. Tháng 10/2012 một loạt các kiến nghị về việc triển khai công nghệ 4.0 đã được nhóm công tác về công nghiệp 4.0 trình bày cho chính phủ Đức. Cho đến năm 2013 nó có tên gọi mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) do một nhà báo của chính phủ Đức đã đề cập tới. 9 Vào năm 2016 tại diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 được diễn ra tại Thụy Sĩ, ở phố Davos-Klosters. Tại đây Công nghiệp 4.0 đã được đưa ra thêm 1 định nghĩa mới đó là "một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị". Ngày 10/10/2016 diễn đàn kinh tế đã thông báo khai trương trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại San Francisco. 3. Cơ hội và thách thức với Việt Nam Về cơ hội, Các chủ thể trong nền kinh tế có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, đầu tiên là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội, từ đó phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành mới. Việt Nam có cơ hội đón đầu và hình thành nền kinh tế tri thức, vươn tới những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua việc tiếp thu, ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến bộ, thành tựu công từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đối với những năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, Việt Nam có lợi thế đối với hai loại hình năng lượng này bởi chi phí của nó không quá cao. Về chuyển dịch cơ cấu năng lượng, giúp cho Việt Nam giảm tải được phần nào áp lực về môi trường cùng với phụ thuộc vào bên ngoài đối với thủy điện, nhiệt điện.. Với lợi thế hiện có như hạ tầng Internet tương đối tốt, giá rẻ, cùng với sự khuyến khích phát triển của chính phủ mà lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng xã hội, di động, điện toán đám mây.. đang là xu hướng mới mẻ của cả thế giới và Việt Nam có cơ hội phát triển lĩnh vực này. Hơn nữa, Việt Nam có các đối tác là các tập đoàn công nghệ lớn, có nhiều kinh nghiệm như Microsoft. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là một cơ hội để Việt Nam đuổi kịp các nước phát triển trong kỷ nguyên số, từ đó góp phần khắc phục những khó khăn hiện có. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá vẫn có lợi thế đối với ngành Nông nghiệp, vậy nên công nghệ sinh học nếu có những sự cải cách về giống cùng cách thức nuôi, trồng sẽ tạo ra một nền nông nghiệp sạch với các sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Những công trình nghiên cứu của công nghệ sinh học ứng dụng thành công trong y dược, đặc biệt là trong sản xuất thuốc và trong chuẩn đoán bệnh là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Về thách thức, đầu tiên đó là thách thức trong lĩnh vực giải quyết việc làm. Với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa.. các hệ thống robot cùng với trí thông minh nhân tạo sẽ dần thay thế con người trong dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta, chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 20 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu GDP. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Có thể dự đoán trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất trong các ngành lao động dệt may, lắp ráp.. hơn hết, số lao động này hiện đang chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay. Xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực thấp cũng làm cản trở năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô doanh nghiệp. Bên cạch đó, thách thức về quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn đối với nước ta. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng thực hiện không thành công. Hơn nữa, các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 4 đem lại để giành lợi thế phát triển. Áp lực của Việt Nam là rất lớn trong sự tỉnh táo trong quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế và phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa và thời cơ, vừa là thách thức đối với nước ta. Nhưng nếu biết tận dụng nguồn lực và phát triển tốt, đất nước sẽ vươn xa hơn, đuổi kịp bạn bè trên thế giới. Tài liệu tham khảo: Internet