Tiếng Nhật Cùng mình học ngữ pháp tiếng Nhật N2

Thảo luận trong 'Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi Purakapi, 9 Tháng hai 2021.

  1. Purakapi

    Bài viết:
    30
    Chào các bạn, mình là Purakapi. Mình đã tốt nghiệp đại học, chuyên ngành tiếng Nhật. Trước khi mình ra trường thì mình đã tham gia một kỳ thi năng lực tiếng và đã có chứng chỉ tương đương N2. Nhưng các bạn học tiếng Nhật chắc cũng biết, chứng chỉ N2 chỉ có giá trị trong vòng 2 năm. Mà mình chưa có thời gian để tự học lên N1, nên từ đầu tháng Hai này mình quyết định ôn lại để thi N2 vào kỳ JLPT tháng Bảy tới.

    Vì vậy mình làm bài tổng hợp ngữ pháp này, vừa để tiện ôn tập, vừa là muốn chia sẻ với mọi người cách học của mình. Rất mong được mọi người ủng hộ.

    Mình tổng hợp ngữ pháp theo sách Soumatome N2 Bunpou nhé. Bộ sách Soumatome N2 có 5 quyển là nghe hiểu, đọc hiểu, ngữ pháp, từ vựng và Kanji, ở đây mình chỉ làm phần ngữ pháp. Mình cũng khuyến khích các bạn mua sách nha, vừa ủng hộ tác quyền vừa ôn tập được đủ các kỹ năng.

    [​IMG]

    Ngoài ra mình có thêm vào những ví dụ khác mình tìm được qua sách báo tiếng Nhật, vì để hiểu rõ cách dùng của một mẫu ngữ pháp, cách nhanh nhất là nhìn người bản ngữ sử dụng nó.

    Các bài học mình sẽ đăng dần dần ở phần bình luận, theo mẫu Bài (số bài) :(tên mẫu ngữ pháp). Nội dung mỗi bài sẽ bao gồm các ý sau:

    • Hình thức, cách chia, ghép từ của mẫu ngữ pháp

    • Đọc hiểu ví dụ trong sách

    • Tìm thêm, đọc hiểu ví dụ thực tế nếu có thể tìm được (trong sách, báo tiếng Nhật)

    • Rút ra các nét nghĩa và các trường hợp sử dụng

    • Tổng kết từ vựng mới qua các ví dụ đã học

    Mong sao cả mình và các bạn cùng thành công thi đỗ JLPT N2.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng hai 2021
  2. Purakapi

    Bài viết:
    30
    Bài chuẩn bị: Cách chia từ tiếng Nhật

    Trước khi vào bài 1, hãy cùng nhau ôn lại các thể của động từ, tính từ, danh từ trong tiếng Nhật, cũng như cách kí hiệu những thể đó trong sách Soumatome N2. Như vậy mình có thể vừa ôn tập vừa chuẩn bị cho các bài học về sau, vì từ bài 1 trở đi, mình sẽ dùng những cách kí hiệu đã xuất hiện trong bài này.

    Động từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Động từ tiếng Nhật được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 là động từ có thể từ điển kết thúc bằng phụ âm + u, trong sách này được kí hiệu là V-u. Nhóm 2 có thể từ điển kết thúc bằng -ru, kí hiệu là V-ru. Nhóm 3 là nhóm đặc biệt, chỉ bao gồm 2 động từ là する và くる, ở đây được kí hiệu là V-irr (irregular - bất quy tắc). Sau đây là các thể và cách chia của từng nhóm.

    (Vì mình không chèn được bảng đã làm sẵn nên đoạn sau đây sẽ được viết theo mẫu này nhé)

    1. Kí hiệu trong sách

    2. Tên thể

    3. V-u

    4. V-ru

    5. V-irr

    Sẽ có cách chia của 2 động từ nhóm 3 lần lượt là する và くる


    Vる

    基本形 (thể cơ bản)

    辞書形 (thể từ điển)

    いく

    みる

    する

    くる

    Vない

    ナイ形 (thể phủ định)

    いかない

    みない

    しない

    こない

    Vます

    マス形 (thể masu)

    いきます

    みます

    します

    きます

    Vて

    テ形 (thể te)

    いって

    みて

    して

    きて

    Vた

    タ形 (thể ta, thể quá khứ)

    いった

    みた

    した

    きた

    Vている

    テイル形 (thể teiru)

    いっている

    みている

    している

    きている

    Vば

    バ形 (thể ba, thể giả định)

    いけば

    みれば

    すれば

    くれば

    Vよう

    意向形 (thể ý hướng/ý chí)

    いこう

    みよう

    しよう

    こよう

    Vれる

    可能形 (thể khả năng)

    いける

    みられる

    できる

    こられる

    Vられる

    受身形 (thể bị động)

    いかれる

    みられる

    される

    こられる

    Vさせる

    使役形 (thể chủ động)

    いかせる

    みさせる

    させる

    こさせる

    命令形

    命令形 (thể mệnh lệnh)

    いけ

    みろ

    しろ

    こい

    Tính từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tính từ tiếng Nhật có 2 loại là tính từ đuôi い và tính từ đuôi な. Cách chia thể của hai loại tính từ này khác nhau nên mình sẽ chia đôi để cho dễ nhìn hơn.

    • Tính từ đuôi い

    1. Kí hiệu trong sách

    2. Tên thể

    3. Tính từ đuôi い


    Aい

    辞書形 (thể từ điển)

    基本形 (thể cơ bản)

    たかい

    Aくない

    ナイ形 (thể phủ định)

    たかくない

    Aくて

    テ形 (thể te)

    たかくて

    Aかった

    タ形 (thể ta, thể quá khứ)

    たかかった

    Aければ

    バ形 (thể ba, thể giả định)

    たかければ

    • Tính từ đuôi な

    1. Kí hiệu trong sách

    2. Tên thể

    3. Tính từ đuôi な


    na

    語幹 (từ căn/từ gốc)

    ひま

    naな

    基本形 (thể cơ bản)

    ひまな

    naでない

    ナイ形 (thể phủ định)

    ひまじゃない/ひまではない

    naで

    テ形 (thể te)

    ひまで

    naだ

    辞書形 (thể từ điển)

    ひまだ

    naだった

    タ形 (thể ta, thể quá khứ)

    ひまだった

    naなら

    バ形 (thể ba, thể giả định)

    ひまなら

    Danh từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuy loại từ khác nhau, nhưng các thể và cách chia của danh từ gần giống với tính từ đuôi な, chỉ có khác biệt nhỏ.

    1. Kí hiệu trong sách

    2. Tên thể

    3. Danh từ


    N

    語幹 (từ căn/từ gốc)

    あめ

    Nの

    基本形 (thể cơ bản)

    あめの

    Nでない

    ナイ形 (thể phủ định)

    あめじゃない/あめではない

    Nで

    テ形 (thể te)

    あめで

    Nだ

    辞書形 (thể từ điển)

    あめだ

    Nだった

    タ形 (thể ta, thể quá khứ)

    あめだった

    Nなら

    バ形 (thể ba, thể giả định)

    あめなら

    P. S: Mình đã cẩn thận kẻ bảng và trình bày rõ đẹp luôn đấy, vì dù sao cũng là để lưu lại cho mình học, nhưng đến khi copy lên đây mới biết là không có chức năng kẻ bảng. Mong các bạn thông cảm nha. Kiên nhẫn nhìn một chút thì cũng vẫn học được đó.
     
  3. Purakapi

    Bài viết:
    30
    Bài 1: さびし

    Hình thức:

    Aいげ: Tính từ đuôi い bỏ い thêm げ

    Naなげ: Tính từ đuôi な bỏ な thêm げ

    Vたいげ: Động từ chia thể Vたい, bỏ い thêm げ

    * Trường hợp đặc biệt: よい thành よさげ, ない thành なさげ

    Ví dụ:


    • あの人はさびしげな目をしている. (Người đó có ánh mắt đượm buồn)

    • 彼は何か言いたげだった. (Anh ấy có vẻ như muốn nói điều gì đó)

    • 彼女は自信ありげににっこり笑う. (Cô ấy mỉm cười tự tin)

    • 二人は親しげに話している. (Hai người đó nói chuyện một cách thân mật. *note: Đây là nhận xét của người nói, dựa vào biểu hiện của 2 người được nhắc đến trong câu)

    • 男は意味ありげな笑いを浮かべた. (Người đàn ông phát ra một tiếng cười đầy ẩn ý)

    Từ vựng:

    にっこり笑う: Cười mỉm

    親しい: Thân thiết, thân mật

    笑いを浮かべる: Cười thành tiếng
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...