Công thức viết mở bài cho các tác phẩm văn học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 16 Tháng hai 2022.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    281
    1. CÁCH VIẾT MỞ BÀI TRỰC TIẾP

    Mở bài trực tiếp chính là đi ngay vào đề tài của đề văn. Mở bài trực tiếp có ưu điểm ngắn gọn, dễ tiếp nhận và đạt được điểm tối đa trong các kì thi nhưng nó không tạo được điểm nhấn và cho người đọc hứng thú tới nội dung tiếp theo.

    • + Đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng.
    • + Nghị luận hoặc phân tích tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, phong cách thơ tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận, nhân vật phân tích.

    Mở bài trực tiếp phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.

    2. CÁCH VIẾT MỞ BÀI GIÁN TIẾP

    Người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó.. dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết.

    Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.

    CÁCH MỞ BÀI GIÁN TIẾP

    Có 5 cách để viết mở bài gián tiếp:

    1. So sánh

    So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.

    Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh.

    Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật.. nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

    2. Đi từ đề tài

    Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học "Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm", người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch.

    Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài.

    3. Đi từ giai đoạn

    Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu "triết học gia" ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

    4. Đi từ thể loại

    Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

    5. Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lí cuộc sống.

    Kiến thức vận dụng:

    Công thức viết mở bài số 1

    Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật diệu kỳ, nó đi sâu vào tiềm thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao trung cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Giữa vươn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh của ngôn từ dưới ngòi bút tài hoa của tác giả A đã tạo nên tác phẩm B. Đặc biệt khi đọc B, người đọc không thể không ấn tượng với đoạn văn/ đoạn thơ thể hiện (vấn đề nghị luận)

    Công thức viết mở bài số 2


    Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Nhà văn/nhà thơ A đã đê lại ngời bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua tác phẩm B. Trong B, tác giả đã vẽ lên (vấn đề nghị luận)

    Công thức viết mở bài số 3


    Puskin từng viết: "Linh hồn à ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nờ sánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tấm lòng của người cầm bút." Và nhà văn/ nhà thơ A đã để lại tiếng lòng của mình cất lên qua tác phẩm B. Đến với B, ta bắt gặp (vấn đề nghị luận) đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

    Công thức viết mở bài số 4


    Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc sống con người? Văn chương kỳ diệu lắm. Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân tực vô cùng. Người đọc tìm đến ở đó không chỉ là những thứ cao siêu mà chỉ đơn giản ở đó họ tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, tác giả A đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm B. Ở đó độc giả không thể không ấn tượng với (vấn đề nghị luận)
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 9 Tháng mười một 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...