Con sông đà lãng mạn trữ tình - Người lái đò sông đà

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi LavilleDeLtte, 17 Tháng mười hai 2022.

  1. LavilleDeLtte

    Bài viết:
    22
    1. Dáng vẻ: Mềm mại, duyên dáng, dịu dàng:

    1. "Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà

    2." Con sông Đà tuôn dài như một ánh tóc trữ tình.. khói núi Mèo đốt nương xuân "

    • Sử dụng trùng điệp các đối so sánh liên hoàn để tô đậm thêm vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ muôn sắc của dòng sông
    • Câu văn giàu chất thơ và giá trị biểu cảm
    • Điệp ngữ" tuôn dài "được lặp lại hai lần nhấn mạnh chiều dài sông Đà chảy suốt chiều dài biên giới phía Tây Tổ quốc tạo hình
    • Động từ" bung nở "là một động từ mạnh đứng trước hai loài hoa của mùa xuân
    • Những phép tu từ giúp Nguyễn Tuân vừa tả sông Đà lại vừa gợi lên vẻ đẹp lộng lẫy giống như một cô gái Tây Bắc
    • Màu trời xanh, màu hoa gạo đỏ, màu hoa ban trắng tinh khôi quyện với khói núi huyền ảo tạo thành bức tranh sơn mài đẹp ngỡ ngàng
    • Vẻ đẹp của Tổ quốc bao la, sau nữa vì nó gắn bó gần gũi, thân thiết với cuộc sống con người
    • Quan điểm thẩm mĩ có sự thay đổi: Cái đẹp không còn cô đơn, lạc lõng xa xôi, cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống đời thường của những người lao động bình thường

    2. Sắc nước: Con sông thay áo theo mùa, mỗi mùa một sắc áo riêng

    1." Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lô "⭢ Đó là dòng xanh ngọc bích trong sáng, quý giá và êm nhẹ của sông Đà mùa xuân Đó còn là sự thiên vị của một niềm yêu khi so sánh với" màu xanh canh hến "của sông Gâm, sông Lô.

    2." Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ.. mỗi độ thu về "⭢ Hình ảnh so sánh nước sông Đà" lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về "đã không chỉ làm hiện lên màu sắc rất đặc trưng của nước sông Đà mùa thu mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, ẩn chứa những đe dọa của một dòng sông vẫn muôn đời báo oán, đánh ghen với con người.

    • Nguyễn Tuân đã có sự quan sát thật tỉ mỉ, ngắm con sông ở nhiều thời điểm để phát hiện sự thay đổi của sắc nước, tạo nên nét đẹp đặc trưng của nước sông Đà.
    • Phép so sánh tài hoa làm nổi bật màu nước sông Đà vừa có sắc xanh lại vừa có ánh xanh lung linh, lấp lánh tràn ngập khắp không gian khiến sông Đà bỗng trở thành một khối ngọc bích khổng lồ.
    • Nhân hóa, cường điệu hóa
    • Một tình yêu mãnh liệt đã tạo cho ông rất nhiều cảm xúc để thăng hoa vẻ lên một bức tranh với đầy đủ màu sắc về sông đà, sông đà hiện lên với những tinh cách hung bạo, dưới ngòi bút của mình Nguyễn Tuân đã thể hiện dòng sông đó với những tính cách rất đa dạng, những nét khắc họa của mình đã được thể hiện qua hình tượng sông đà và hình tượng người lái đò sông đà.

    3. Sông Đà gợi cảm như thương nhớ một cố nhân

    1." Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nới lại chiêm bao đứt quãng. "Sông Đà gợi nhớ những kỉ niệm không quên nên đã có lần được gọi là cố nhân (người mà xa thì thương nhớ khôn nguôi, gặp thì mừng vui khôn xiết).


    • So sánh
    • Cách ví von Sông Đà như một cố nhân quả là lãng mạn biến dòng sông hung ác thành dòng sông thương mến gắn bó với con người. Thể hiện tình yêu say đắm và niềm tự hào về quê hương xứ sở

    • Cuối xuân sang hè, Sông Đà đẹp trong cái nắng lấp lánh, gợi cảm của nắng tháng ba Đường thi" Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu "làm cho người đi rừng dài ngày vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

    • Sử dụng câu thơ trong bài thơ Đường ngầm khẳng đinh vẻ đẹp cổ thi của dòng sông Tây Bắc
    • Nguyễn Tuân đã gợi lên vẻ đẹp của sông Đà bằng hai từ" gợi cảm ". Và quả thực, vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông khiến cho người ngoạn cảnh gặp lại có cảm giác" đằm đằm ấm ấm ", gợi biết bao thi vị. Nguyễn Tuân còn đặc biệt ấn tượng sâu sắc khi đi qua sông Đà bằng thuyền vì mặt sông ở những quãng sông này" lặng tờ ", gợi không khí cổ kính tĩnh lặng mang tính huyền thoại.
    • Con sông đã gợi cho nhà văn niềm hứng khởi thi sĩ, biến nhà văn thành thi sĩ của tình yêu cảnh vật, cuộc đời, thiên nhiên và con người

    4. Cảnh bờ sông: Hiền hòa, êm ả như cổ tích, bức tranh thủy mặc về một Tây Bắc dịu dàng

    • Đoạn văn hay nhất của tùy bút có lẽ là cảnh con thuyền trôi trên dòng sông giữa đôi bờ thơ mộng thương nhớ. Nó bắt đầu bằng một câu đẹp như trong thơ với toàn thanh bằng êm dịu" Thuyền tôi trôi trên Sông Đà ".

    • Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trôi êm và câu văn mở đầu vì thế cũng trở nên lâng lâng, mơ màng, không vướng víu với một thanh trắc nào
    • Con sông đã gợi cho nhà văn niềm hứng khởi thi sĩ, biến nhà văn thành thi sĩ của tình yêu cảnh vật, cuộc đời, thiên nhiên và con người

    A. Dòng sông như gợi về quá khứ:

    • " Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ song hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ": Quãng sông lặng tờ, phong cảnh êm đềm, đó là quãng sông của lịch sử
    • " Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng cũng lặng tờ đến thế mà thôi. "Cái ý" lặng tờ "được nhắc đi nhắc lại mấy lần theo một kiểu trùng điệp rất đặc thù của thơ, như ướp hương rừng gió núi

    • Lấy ý niệm thời gian để khắc họa không gian, cảnh thực mà trở nên đẹp như mộng.
    • Những so sánh lạ lẫm, chính xác mà cũng thật Nguyễn Tuân!
    • Nhà văn đã đi ngược thói quen, đem giải thích một đặc tính vốn đã khá trừu tượng bằng những khái niệm trừu tượng hơn nữa, khiến cho cảm giác trực tiếp bỗng mở ra những liên tưởng trùng trùng, bát ngát.
    • Đi từ" hoang dại "," hồn nhiên "là cái còn có thể cảm nhận được, đến" tiền sử "và" nỗi niềm cổ tích ngày xưa ", câu văn đã cập bờ siêu cảm giác, đòi hỏi người đọc phải tiếp nhận nó bằng siêu giác quan chứ không phải bằng giác quan bình thường.
    • Con sông đã gợi cho nhà văn niềm hứng khởi thi sĩ, biến nhà văn thành thi sĩ của tình yêu cảnh vật, cuộc đời, thiên nhiên và con người

    B. Thiên nhiên góp phần làm nhiên liệu để nhà thơ tạo được một giấc mơ ngay giữa ban ngày:

    • Cảnh Sông Đà còn là những" Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. "Thiên nhiên thật hài hòa và mang vẻ trong trẻo nguyên sơ. Sông Đà hiện tại đầy sức sống, hứa hẹn một sự thay đổi và phát triển không ngờ.
    • Từ quá khứ trở về hiện tại rồi nhà văn hướng đến tương lai:" Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu "
    • Cái hư phút chốc biến thành cái thực:" Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ đừ trôi trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: "Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?" Đỉnh điểm của giấc mơ
    • Rồi sau đó như sực tỉnh với tiếng động của "Đàn cá dầm xanh quẫy vọ lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến". Phút sực tỉnh cũng là phút nhà văn hiến cho độc giả một hình ảnh cực kỳ sống động

    • Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, cái tĩnh không đồng nghĩa với sự phẳng lặng, đơn điệu mà vẫn luôn hàm chứa sự bất ngờ, vẫn không ngớt biến hóa. Theo con thuyền thả trôi, điểm nhìn của nhà văn liên tục di động và "di động" hơn nữa là cái nhìn của Nguyễn Tuân. Có vẻ như ông muốn học cách nhìn của "con hươu thơ ngộ", "vểnh tai", "nhìn không chớp mắt" những sự vật như hiện lên từ thế giới cổ tích, sau đó truyền sự bỡ ngỡ lại cho độc giả qua cách dùng từ độc đáo, sáng tạo, kích thích rất mạnh giác quan và vốn ngôn ngữ của chúng ta: "Thơ ngộ", "đầu nhung", "áng cỏ sương", "tiếng còi sương..".
    • Vật nào cảnh nào được cây đũa thần của nhà văn động đến đều cựa quậy, không chịp ép mình làm một tiêu bản dẹt. Có lúc, Nguyễn Tuân như vượt qua lề luật của phép diễn đạt thông thường để viết: "Đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi".
    • Có thể nói câu văn kia đã được viết theo bút pháp của hội họa mà mục đích của nó là muốn cùng một lúc thấy được sự vật ở nhiều chiều. Trước một nét miêu tả rất cô đọng như thế, ta không chỉ thấy mà còn nghe – thấy cái lấp lánh ánh bạc của bụng cá và nghe tiếng quẫy nước rộn ràng vang ngân.

    Kết luận

    Nguyễn Tuân đã trải lòng mình với Sông Đà. Nhà văn đã để lại cho dòng sông cảm xúc dạt dào thốt lên thành lời đối thoại im lặng với thiên nhiên - một thiên nhiên đầy sức cuốn hút. Cảm xúc từ thực tại của Nguyễn Tuân còn khơi nguồn cho những ước mơ mang tính dự báo về một tương lai biến dòng sông trái tính trái nết thành nguồn thủy điện dồi dào
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...