Con người chúng ta đang sống hay là chết từ từ? Câu hỏi này nghe có vẻ kỳ quái, nhưng chắc hẳn với những bạn hay lướt facebook và hay xem những câu trend trên mạng chắc là không xa lạ gì đúng không? Khi mọi người xem đến câu hỏi này chắc hẳn sẽ có một số người cười cho qua, một số người xem đây là một câu hỏi vớ vẩn và lướt đi xem bài khác.. không biết mọi người đã có ai từng suy nghĩ về vấn đề này chưa? Gần đây trong lúc học văn, một bạn nam lớp mình đã hỏi giáo viên rằng: "Thưa cô, con người chúng ta là đang sống hay là đang chết từ từ ạ?" Khi đó cô mình đã trả lời rằng: "Việc trả lời chính xác câu hỏi này thì còn phải tuỳ trường hợp. Nếu em là một người năng động, sống có ích cho xã hội, cố gắng vươn lên dù cho cuộc sống có khó khăn gian khổ, cố gắn sống tốt những ngày tháng đẹp đẽ, là một đứa con ngoan, một người dân tốt, thì khi đó em đang sống. Còn nếu em là một người không có ý chí, không biết vươn lên, cả ngày chỉ biết ăn no chờ chết, là một đứa con hư hỏng, không làm gì có ích cho xã hội, thì khi đó em đang chết từ từ." Đó là ý kiến của cô mình, còn bạn thì sao?
Cô giáo của bạn nói đúng đấy! Việc đang sống hay chết từ từ hoàn toàn phụ thuộc vào cách suy nghĩ của bạn. Nếu bạn là một con người tích cực, bạn vẫn còn mục đích, lý do để sống, và bạn là người muốn tận hưởng, trải nghiệm trong cuộc sống thì bạn chắc chắn là đang sống rồi Nếu bạn vẫn hàng ngày làm việc theo một lịch trình nhất định, và bạn cảm thấy chán nản vì nó, thì chắc chắn là bạn đang sống, bởi bạn vẫn sống vì đồng tiền, vì cơm ăn cái mặc mà. Còn nếu bạn có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, lúc nào cũng canh cánh ngày chờ chết thì hẳn là bạn đang chết từ từ rồi. Tóm lại là, thái độ sống của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới góc nhìn và quan điểm về vấn đề này. Vậy nhé!
Con người chúng ta đang sống hay là chết từ từ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta lại quay lại những năm đầu thập kỉ 40 của thế kỉ XX qua các tác phẩm của nhà văn Nam Cao: Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thì chon cái chết để con lão được sống. * * * "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội." Hay nhân vật ông giáo Thứ trong "Sống mòn" lại cho rằng: "Người ta cần biết khổ, cần nhìn nhận rõ ràng cái khổ, để tìm cách diệt khổ. Nhắm mắt không phải là can đảm, cũng không phải là một phương sách tốt. Sự tìm tòi, sự suy nghĩ sẽ khiến cho nhân loại dần dần hiểu biết, và sự hiểu biết sẽ vạch ra những con đường, sẽ chỉ rõ cho người ta phải làm thế nào".. Ông giáo Thứ còn cảm thán: "Có ai muốn gục mặt xuống làm gì. Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm gì sát đất.. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống! Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã". Rồi khi mất việc dạy học, trên con tàu về quê, Thứ lại hi vọng: "Hy vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.. đẹp đẽ hơn.. Nhưng y lại đỏ mặt ngay. Người ta chỉ được hưởng những cái gì mình đáng hưởng thôi. Y đã làm gì chưa?" Vậy muốn cảm nhận mình đang được sống, mình hãy sống có ích, sống vui, sống khỏe, sống có động lực, để có ích cho mình, cho gia đình cho xã hội, cho đất nước. Khi ta đã được sinh ra trong cuộc đời này, hãy sống tốt mọi người nhé. Sống tốt để cảm ơn cha mẹ, cảm ơn cuộc đời đã cho ta hiện diện trên cõi đời này.