Hỏi đáp Còn gì đáng buồn hơn khi giàu có về vật chất thì ngèo nàn về văn hóa tinh thần?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Hàn Thiên Vy, 21 Tháng tư 2020.

  1. Hàn Thiên Vy Đam mỹ là chân ái

    Bài viết:
    25
    Viết đoạn văn 5 -7 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu:

    Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì ngèo nàn thảm hại về văn hóa tinh thần?
     
    Yeuemmaimai, Tiểu Diệp TửGill thích bài này.
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tư 2020
  2. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Được sinh ra trên cõi đời muôn màu muôn vẻ đã là điều vô cx quý giá, nhưng hành trình khám phá ra những điều giá trị còn quý hơn gấp bội lần. Một bông hoa chớm nở, một chiếc lá xanh non mới nhú mầm, một sinh linh mới chào đời, những thứ ấy đủ để khiến một người hạnh phúc. Và, một khi có được hạnh phúc, người ta sẽ cho điều ấy là quý giá. Tiền bạc, những thứ vật chất cao sang với một số người là cái quan trọng hàng đầu, nhưng đó chỉ là những giá trị nhất thời mà thôi, thứ đáng trân quý nhất là vẻ đẹp của cuộc sống, giá trị tinh thần cao đẹp. Bản chất của việc tạo ra của cải, vật chất chủ yếu là để có một cuộc sống sung túc, không phải lo về cái ăn, cái mặc, có đủ cơ sở để tồn tại. Tất cả những thứ đó đều hướng đến hạnh phúc của mọi người. Vất vả kiếm tiền nhưng họ vẫn cảm nhận được vị ngọt của cuộc sống từ tình yêu gia đình, tình bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì thế mà một bác công nhân với tiền lương mỗi tháng chỉ trong khoảng 4-5 triệu lại luôn hạnh phúc hơn những kẻ có trong tay hàng tỷ đola. Tiền mất đi thì có thể kiếm lại được một cách dễ dàng, nhưng, khi ta đánh mất một giá trị cao quý nào đó thì có vất vả tìm đến đâu thì cuối cùng, chúng cũng thể quay lại như ban đầu. Giàu có về vật chất là điều đáng khâm phục, nhưng giàu có về mặt tinh thần là điều vô giá cần được quỳ gối tôn trọng!
     
  3. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,489
    Phân tích sâu vào cách hoạt động của câu nói:

    "Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì ngèo nàn thảm hại về văn hóa tinh thần?" Đây là một câu phê phán đầy kinh điển trong thời đại hiện nay. Khi đa số con người ta coi trọng, trau dồi về vật chất; và họ cố bỏ qua cái được gọi là "Tinh thần" - Một thứ không thể giúp họ sinh tồn "Ổn định" trong thế giới ganh đua. Tuy nhiên, phần lớn vấn đề ở của chúng ta nằm ở tinh thần nhiều hơn. "Vật chất" và "Tinh thần" là một sự đối lập khá dễ mất cân bằng, vật chất như là một thế giới quan được con người xây dựng và vung đấp lên thực tế của chính họ, và tinh thần như là cách mà họ đối diện với từng vấn đề nảy sinh với thế giới quan ấy. Như 1 bức tranh khổng lồ có rất nhiều lỗ hỏng, thay vì người ta chấp vá lại bản chất lỗ hỏng ấy, thì con người ta có thói quen đè nén những thứ mới mẻ sinh động lên lỗ hỏng bức tranh, để che đi lỗ hỏng xấu xí chứ không phải là cố gắng sửa chửa nó. Đó là cách hoạt động của của câu nói ""Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì ngèo nàn thảm hại về văn hóa tinh thần?"

    Phân tích khách quan về câu nói:

    Vậy giàu về vật chất và nghèo nàn về tinh thần là gì? "Giàu về vật chất" thường được ví như sở hữu đầy đủ tiện nghi, sung túc về tài sản, những vật dụng có giá trị giúp cải thiện đời sống con người. Tuy nhiên, nó chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", dễ dàng che lấp đi một khía cạnh quan trọng không kém: "Giàu về tinh thần". "Nghèo về tinh thần" là khi con người thiếu đi lý tưởng, mục đích sống, hy vọng, niềm tin; đặc biệt là thiếu nhận thức về đạo đức, lòng trắc ẩn yêu thương đối với bản thân và mọi người xung quanh. Họ dễ bị cuốn vào những thú vui tiêu khiển bên ngoài, dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực và đánh mất bản thân. Sự thiếu hụt văn hóa tinh thần như một căn bệnh âm thầm gặm nhấm tâm hồn con người, khiến họ thiếu mục tiêu sống, dễ lạc lõng, trống rỗng và đánh mất bản thân. Họ dễ dàng sa vào những thú vui tiêu khiển, hưởng thụ xa hoa mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Hơn nữa, sự thiếu hụt này còn dẫn đến những mối quan hệ hời hợt, thiếu sự đồng cảm và yêu thương. Giống như một bình hoa, dù được làm từ chất liệu quý giá, được chế tác tinh xảo, hay sở hữu những đường nét hoa văn tinh tế, cũng không thể che lấp đi sự thiếu hụt bên trong. Nó tựa như một bộ khung tranh trống trải, chờ đợi những mảng màu rực rỡ của những bông hoa tô điểm.Vì vậy, mỗi cá nhân cần ý thức rèn luyện và bồi dưỡng đời sống tinh thần. Hãy dành thời gian để học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức và bồi dưỡng tâm hồn để trở thành một người có ích cho xã hội.


     
  4. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Giàu có về mặt vật chất nhưng nghèo về văn hóa tinh thần thì văn học sẽ gọi là trọc phú, nhưng giàu có về mặt vật chất nhưng nghèo về văn hóa tinh thần thì đã sao?

    Bởi dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc thực dụng, đánh giá người khác qua tiền bạc. Bạn tốt nhưng nghèo thì đến lúc gặp chuyện, người khác cũng chẳng ai yêu mến, tôn trọng hay thông cảm. Có khi còn chửi rủa, khinh thường bạn.

    Thời này làm gì có tình yêu thực sự, tình yêu hay tình bạn đều được đo bằng đồng tiền. Bạn sẽ không biết người yêu, vợ hay bạn bè của bạn có thực sự yêu thương bạn không cho đến khi bạn thất thế.

    Nói chung, cho dù nghèo văn hóa tinh thần nhưng nếu bạn giàu về tiền bạc. Bạn vẫn luôn luôn đúng và là người tốt. Ít nhất ở Việt Nam là vậy.
     
  5. Câu nói "Còn gì đáng buồn hơn khi giàu có về vật chất thì nghèo nàn về văn hóa tinh thần?" nhấn mạnh một nghịch lý đáng suy ngẫm trong xã hội hiện đại. Nó chỉ ra rằng sự giàu có về tiền bạc, của cải vật chất không đồng nghĩa với sự phong phú về đời sống tinh thần, giá trị đạo đức và nhân cách. Sự nghèo nàn về văn hóa tinh thần thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của con người. Đó là sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp: Người nghèo nàn về văn hóa tinh thần thường thiếu kiến thức về lịch sử, văn học, nghệ thuật, triết học.. Họ ít quan tâm đến việc học hỏi, mở mang tầm hiểu biết, dẫn đến cái nhìn hạn hẹp về thế giới xung quanh. Đâu chỉ vậy, con người thiếu giá trị đạo đức khi sống buông thả, thực dụng, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái, không quan tâm đến cộng đồng và xã hội. Và đau đớn hơn khi thiếu sự nhạy cảm, tinh tế không có khả năng cảm thụ cái đẹp, thưởng thức nghệ thuật, không có những cảm xúc sâu sắc, phong phú trong tâm hồn. Và thiếu bản lĩnh, ý chí dễ bị lung lay, dao động trước những cám dỗ vật chất, không có ý chí phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống. Tóm lại, giàu có về vật chất mà nghèo nàn về văn hóa tinh thần là một tình trạng đáng buồn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đến gia đình và xã hội. Chúng ta cần nhận thức rõ điều này và có những hành động thiết thực để xây dựng một xã hội giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
     
    Yeuemmaimai thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...