Tên truyện: Con đường Vịnh Xuân Tác giả: Nguyễn Anh Tuân Thể loại: Tiểu thuyết Link góp ý: Các tác phẩm sáng tác của Nguyễn Anh Tuân Văn án: Đây là truyện kể về việc du nhập và phát triển của môn võ Vịnh Xuân Quyền ở Việt Nam, với công lao lớn thuộc về Nguyễn Tế Vân – Sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam. Bắt đầu từ cuộc chiến tranh tại Trung Quốc đã khiến Tế Vân phải lưu lạc qua Việt nam vào những năm 1939. Khi đến Việt Nam, ông đã lập võ quán, thu nhận nhiều đồ đệ cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng vượt qua nhiều khó khăn như sự phân biệt dân tộc Việt – Hoa; hoạt động kích động chia rẽ của Việt Nam Quốc Dân Đảng; tình hình chiến tranh loạn lạc.. thậm chí là cả từ phía những người theo Vịnh Xuân Quyền Trung Quốc. Và đến nay, Vịnh Xuân quyền đã rất phát triển ở Việt Nam, thậm chí có khi dược đánh giá hơn hẳn Vịnh Xuân quyền Trung Quốc.
Chương 1. Cập bến cảng Hải Phòng Bấm để xem Con đường thông thương trên biển từ Trung Quốc đến Việt Nam từ lâu đã tấp nập tàu thuyền với nhiều mặt hàng từ cả hai quốc gia, thuyền từ Trung Quốc thì có đồ gốm xứ, vải lụa, đồ mỹ nghệ, thuyền từ Việt Nam thì có nông sản, đồ thủ công. Nhưng thời gian gần đây, trên những chuyến tàu từ Trung Quốc không chỉ có hàng hóa, mà còn có cả con người. Con người ở đây vừa là con người theo nghĩa thực tại, nhưng cũng có nghĩa là hàng hóa. Những con người này đang phải trốn chạy khỏi quê hương của họ do cuộc chiến tranh Trung - Nhật sau sự kiện Lư Câu Kiều và thế chiến thắng đang nghiêng về phía Nhật. Thành phần có nhiều loại, từ các vị chỉ huy trong quân đội đến người nông dân, từ các thương gia giàu có đến người dân nghèo có chút tài sản đủ để mua một vé lậu đi đến xứ khác làm ăn. Chính vì vậy, con thuyền của Trần Văn Phùng cũng theo xu thế này để làm giàu. Thuyền của Phùng cũng chở người Hoa trốn sang Việt Nam. Đương nhiên với kinh nghiệm đi biển chở hàng hóa hơn 10 năm và các quan hệ anh có được đã giúp anh nhiều để thực hiện nhiều chuyến trở "hàng hóa đặc biệt" này được trót lọt. Và hôm nay cũng vậy, trên thuyền có cả hơn 100 thùng vải lụa và hơn 40 người Hoa được bố trí trốn trong một căn phòng nhỏ bí mật được bố trí khéo léo trên tàu mà nếu ai không để ý thì khó mà phát hiện ra được. Suy nghĩ về những con người đang trốn trên thuyền của mình, Phùng lại lực cười về cái lịch sử này. Trước đây, người Hoa luôn tìm cách xâm lược Việt Nam dù ở đời ông vua này hay ông vua kia, thậm chí có thời gian đô hộ đất nước Đại Việt gần cả 1000 năm. Vậy mà bây giờ lại trở lên hèn nhát, yếu đuối trước một đất nước nhỏ nhoi hơn cả Việt Nam, phải tha phương cầu thực tại xứ lạ. Có lúc anh coi khinh họ, muốn cứ để họ chết đi cho bõ tức. Nhưng cuộc đời kinh doanh, làm giàu đôi khi phải chấp nhận làm một số việc mà mình không thích, vậy là anh chấp nhận trở người để làm giàu. Nhưng hôm nay, trên con thuyền này còn có một gia đình mà anh phải rất chú ý vì nó được Việt Quang nhờ cậy chuyển đến Việt Nam an toàn. Gia đình Việt Quang là gốc người Việt nhưng đã định cư ở Trung Quốc từ lâu với nghề làm bánh cũng khá nổi tiếng tài tỉnh Bắc Châu. Qua các lần vận chuyển hàng hóa đường biển, anh Phùng đã được quen biết và trở nên thân thiết với gia đình này. Anh được cho biết gia đình này vốn là bạn bè và là sư phụ dạy võ của con trai ông Quang hiện đang làm ăn ở Việt Nam nên mới nhờ Phùng chuyển người giúp qua Việt Nam. Trần Văn Phùng có biết đôi chút về Việt Hương. Cậu ta trẻ, trông tri thức và gầy nhom, chẳng giống một tay học võ chút nào, nên cũng nghĩ chắc ông thầy dạy võ này của cậu ta chắc cũng chẳng ra gì. Và ngay cả đến khi gặp nhau trên thuyền, Phùng cũng đánh giá con người này gày gò, ốm yếu, không có sự dũng mãnh của một người học võ, cũng với thái độ ghét bỏ người Hoa từ lâu nên anh càng tỏ ra khinh miệt, nhưng anh cũng chẳng thèm để ý gì đến họ và nghĩ rằng họ cũng sẽ sợ hãi khi nhìn mình vì khuôn mặt có vẻ độc ác khi chỉ còn một mắt. Khi thuyền đi được hơn một ngày, đã qua khu vực biển của Trung Quốc, Phùng mới cho những người Hoa được ra ngoài hít thở không khí thoải mái sau một thời gian trốn lủi trong căn phòng ẩm thấp. Không biết họ có cảm giác gì không, chứ Phùng cảm thấy thực sự khác biệt giữa vùng trời, vùng biển của Trung Quốc và của Việt Nam, mặc dù nhìn bề ngoài không có sự khác biệt đặc trưng nào. Anh cảm nhận đây là mảnh đất quê hương và anh không bao giờ rời xa nó, dù có chiến tranh loạn lạc. Nhìn trên mặt biển mênh mông thấy bản thân mình thật tự do, tự tại. Nhưng con mát của Trần Văn Phùng chợt dừng lại ở một điểm đen phía xa đang lao nhanh về phía tàu của mình. Anh chưa đoán ra được đó là thuyền của Trung Quốc, của Nhật, của Pháp, của thương lái hay của cướp biển. Nhưng theo phản xạ của người đi biển nhiều, anh hô cho những người kia xuống căn hầm bí mật, còn thủy thủ đoàn thì bình tĩnh, ai vào việc lấy nhưng trong ánh mắt của họ gợi lên sự cảnh giác, chỉ cần đời lệnh của vị chủ thuyền là hành động. Đốm đen nhưng chóng lớn lên thành chiếc thuyền, qua ống nhòm thì không thấy treo cờ gì, và nhìn vào kiểu dáng thuyền thì anh chỉ đoán định rằng đó không phải là thuyền của chính quyền. Anh cho hoa tiêu phát tín hiệu yêu cầu trả lời nhưng chờ phía bên kia hơn 3 phút mà không thấy bên kia trả lời. Anh cho thuyền chuyển hướng để tạo thế phòng ngự, đồng thời phán đoán phản ứng của thuyền đối phương. Và quả thật, thuyền kia cũng chuyển hướng theo hướng chặn đầu thuyền của Phùng. Đúng là thuyền của cướp biển rồi, nhưng khó có thể chạy thoát được. Thuyền của Phùng vốn dĩ là thuyền buôn, được thiết kế để chở được nhiều hàng hóa và chống trọi với bão táp chứ không dành cho việc chạy tốc độ nhanh. Mà thuyền của bọn hải tặc lại lướt nhanh trên mặt biển. Phùng nhanh chóng quát lớn cho thủy thủ đoàn thực hiện từng hành động một cách cụ thể: - Cho thuyền tăng tốc về hướng Bắc. Mọi người chuẩn bị vũ khí. - Văn Phùng nghĩ hướng đó gần với đất liền và tuyến vận chuyển hơn, với hi vọng sẽ có thuyền khác để cầu cứu hoặc kịp thời vào bờ trước khi bị cướp. Khi nhận được lệnh, mọi người thực hiện răm rắp như là một buổi diễn thử. Bởi vì, Trần Văn Phùng vốn là một người giản dị, cương trực, khảng khái, đối đãi với các thuyền viên như những thành viên trong gia đình. Nhưng thuyền chỉ đi được khoảng 2 dặm thì thuyền kia đa đi song với thuyền của Phùng. Với ước lượng hơn 50 người, có đầy đủ vũ khí, một số tên có súng kíp. Trong đó có một tên đứng trên lầu khá to con và chỉ im lặng quan sát. Có lẽ hắn là tên cầm đầu. Những tên kia cứ la ó "dừng lại ngay", "nộp tiền ra đây", có xen lẫn với tiếng kêu "giết, giết hết". Dù bị áp lực mất cân bằng về số lượng và vũ khí, nhưng những thuyền viên bên đây cũng không hề nao núng, ai vẫn ở vị trí ấy, chờ lệnh vị chủ thuyền. Lũ cướp biển càng la ó to hơn và bắt đầu hành động cướp thuyền của chúng. Chỉ trong khoảng ba phút, con thuyền kia đã gần áp sát vào thuyền và theo tiếng hô của một người trong đám cướp biển, chúng bắt đầu nã súng về phía con mồi. Dù đạn không trúng ai vì các thuyền viên đều đã ẩn nấp bên mạng thuyền và các cột buồm, nhưng mọi người đều biết đây chỉ là màn dạo đầu của chúng để tạo điều kiện cho việc quăng các móc sắt qua thuyền buôn nhằm kìm giảm tốc độ và áp sát, đu người qua cướp thuyền. Khi móc được quăng qua và nhiều chiếc móc được móc vào thành thuyền, chúng vẫn tiếp tục nổ súng để hỗ trợ cho việc kéo áp sát hai thuyền với nhau. Các thuyền viên từ nãy giờ vẫn chưa nhúc nhích để chờ lệnh. Họ biết rằng nếu chặt dây néo của địch thì sẽ dễ bị hỏa lực của địch bắn trúng, dù rằng loại súng mà chúng sử dụng khó có thể gây chết người, nhưng bị thương lúc này thì có khác gì là bị chết, đồng thời họ biết rằng đồng loạt phản công theo hiệu lệnh sẽ đạt kết quả cao hơn. Họ nhìn chủ thuyền chột mắt phải của họ, họ cũng biết rằng con mắt bị chột của Phùng là do trải qua bao nhiêu chuyến đi biển, đụng độ bao nhiêu lần với cướp biển, đã ném bao nhiêu xác tên cướp xuống biển, và đổi lại, anh cũng bị mất vĩnh viễn một con mắt ở trong lòng biển xanh này. Lúc này, nhìn khuôn mặt của Phùng có một miếng vải che con mắt phải bị chột mà vẫn như con báo đang rình mồi, kiên nhẫn chờ con mồi đến gần nhất có thể rồi mới ra đòn phản công. Quả thật, không hổ danh là Độc Nhãn Long nổi tiếng ở cảng Hải Phòng, vừa giỏi võ nghệ, vừa có tinh thần khảng khái của một tay giang hồ. Phùng nguyên quán ở Hà Nội, là con một ông chủ bán hàng tạp hóa nhưng Phùng lại không thích ngồi một chỗ để bán buôn mà thích được đi đây đi đó, giao lưu. Từ khi mới 16 tuổi, Phùng đã lang bạt nhiều nơi để buôn bán, đồng thời học qua một số môn phái như Thiếu Lâm Sơn Đông và Thiếu Lâm Nam Quyền. Qua thời gian khổ luyện, cũng như đụng độ nhiều lần với cướp biển, võ thuật của Phùng đã thành thục, qua đó cũng rèn luyện cho bản lĩnh vững vàng, không sỡ hãi trước kẻ địch. Khi bị mất một mắt, nhiều người lại nghĩ sự nghiệp bán buôn của anh đã chấm dứt, nhưng kỳ thực nghị lực của anh lại quá lớn, và đôi mắt chột đó như càng thể hiện bản lĩnh đáng sợ của anh. Khi lũ lâu la cướp biển kéo thuyền đến gần sát, chỉ mấp mé khoảng hai cánh tay, các thuyền viên bắt đầu siết chặt vũ khí trong tay họ và khi nghe thấy tiếng hô "Giết" của con rồng một mắt kia, đồng loạt những người từ tuyến sau đứng phắt dậy bắn những mũi tên về phía thuyền đối phương. Những mũi tên này không phải là mũi tên thường, chúng đều nặng khoảng ba lạng, đầu mũi tên được mài nhỏ để tăng khả năng xuyên phá. Và việc bắn tên cũng không phải do sử dụng tên mà là sử dụng nỏ, nó đã giúp ngắm bắn được chuẩn xác hơn. Khi mũi tên vừa lướt qua, và âm thanh la hét của vài tên bị trúng tên, những người ở tuyến trên liền bật dậy, dùng rừu chặt đứt dây néo của đối phương. Đương nhiên việc chặt đứt dây néo này cũng chỉ mang tính chất tạm thời khi mà thuyền địch đã đến quá gần, không thể ngăn lũ cướp lên thuyền, nhưng sẽ làm giảm được nhịp độ của chúng. Đã có vài tên lên được thuyền và cuộc chiến thực sự diễn ra. Mới đầu chỉ có vài tên và bị tiêu diệt nhanh chóng, nhưng về sau chúng ào qua, chuyển dần về tương quan lực lượng. Với dao găm trong tay, Phùng cũng tham gia phản công cùng các thuyền viên. Bộ pháp của anh theo những tấn pháp hẹp, mã bộ vững chắc, khi rà đòn dứt khoát, chính xác như đánh ở trên đất liền. Anh vừa né tránh và nhập nội, áp sát đối phương, nhìn vào sơ hở của đối phương để tấn công. Khi đối phương tấn công, dao găm uyển chuyển như đi xuyên qua và tấn công, đâm, móc vào bả vai, đầu gối, bụng của đối phương, đây được coi là các giao điểm của xương khớp, huyệt đạo và điểm lõm, cử động của cơ thể, làm tê liệt, mất khả năng chiến đấu của đối phương. Qua đó, đã hạ gục hơn chục tên cướp biển, giúp giữ được tương quan hai bên được một thời khắc nhất định. Những lần đụng độ trước, Phùng chỉ đối mặt với lũ cướp biển cò con, khoảng hai chục, ngót thì hai chục và cũng chỉ là những kẻ võ vẽ không đến nơi đến chốn, nhưng nay là hơn năm chục tên và phần lớn bọn chúng đều có kinh nghiệm võ nghệ, và phần thua trong trận đánh này đã gần kề, chỉ còn biết liều chết để chống trả. Và dù đang ở trong thế thua trận, mà cái giá chỉ có thể là cái chết nhưng những thuyền viên vẫn chiến đấu ác liệt, xông pha giằng co với cướp biển, khiến bọn chúng cũng phải hy sinh hơn chục người thì mới bắt đầu có lợi thế. Sau thời gian chiến đấu kịch liệt, hai bên đều có thương vong, dù phía bên cướp biển mất mát nhiều hơn nhưng do lực lượng đông đảo nên vẫn chiếm ưu thế, dần dồn những người trên thuyền vào một vị thế yếu. Tuy trong vị thế yếu, nhưng Phùng và bốn người còn lại dựa lưng vào nhau, sẵn sàng diệt những người nào từ vòng vây hơn 20 người kia lao vào tấn công. Sau thời gian vây hãm, bỗng có một tiếng kịch nặng và có một kẻ lao lên nhưng không phòng thủ gì như kiểu là bất ngờ bị đẩy về phía trước. Phùng liền giơ dao phay ra chém làm hắn chết ngay tại chỗ. Vừa ngó lên thì đã thầy có thêm hai tên nữa vừa bị đập dạt ra hai bên, trên mặt chúng đã có hai vết thâm tím, khi đó Phùng nhìn thấy ông lão người Hoa mà ông Việt Quang nhờ cậy mình đang cầm khúc gậy ở tư thế thủ. Thì ra, ông lão đã sử dụng đầu gậy để thọc đẩy tên cướp kia làm hắn ngã nhào về phía trước, đồng thời quay gậy về hai bên để tấn công mở đường. Tất cả chỉ diễn ra trong tích tắc, nhưng đã có một tên bị diệt còn hai tên bị thương. Lúc này, cả bọn cướp cũng quay ra nhìn ông lão. Ông lão cầm gậy thủ cũng thật lạ. Trước đây Phùng cũng từng học côn, và thế thủ côn thường ở ngang hông trở lên để có thế tấn công kẻ địch cả trên và dưới. Nhưng ông lão này lại cầm ở tư thế hạ thấp trọng tâm bằng cách khuỵu đầu gối xuống và tay cầm côn cũng hạ thấp xuống gần đầu gối, trông thật yếu ớt. Sau một hồi chựng lại vì bất ngờ, bọn cướp liền chia ra để tiếp tục tấn công. Mười người tấn công nhóm của Phùng, mười người tấn công ông Lão. Mặc dù số lượng địch nhân vẫn nhiều hơn nhưng đã giảm một nửa so với trước, đồng thời thấy có được cứu trợ nên Phùng và các anh em càng chiến đấu mạnh hơn và dần tạo khí thế chiến thắng. Còn phía bên kia, tuy là mười đả một nhưng không chiếm được ưu thế mà còn còn bị ông lão phản công dữ dội, đã có thêm vài kẻ bị thương. Trong cuộc chiến, ông lão hết lách phải rồi lại trái, trong khi di chuyển bộ pháp thì tay cầm gậy cũng được di chuyển vừa tạo thể thủ trước số đông địch nhân, vừa tấn công vào từng đối tượng. Các đường côn đầu rất chính xác và mạnh, nhưng kỹ thuật cầm, xuất côn thì rất lạ mà Phùng chưa thấy bao giờ. Bất ngờ có tiếng huýt sáo và những tên cướp dừng tay theo và dạt ra xa. Thì ra tên chủ tướng của bọn chúng nhận thấy thế trận sắp tàn và thế cuộc thua thuộc về mình nên đã ra hiệu cho đàn em rút quân. Bọn chúng liền rút dần về thuyền của chúng, mang theo cả một số người bị thương trông vừa buồn cười vừa thảm hại. Khi tàu cướp biển đã dần xa thì Phùng cùng những người còn lại cũng xem xét thương vong trên thuyền, cứu chữa những người bị thương. Sau khi kiểm tra xong, có 08 người chết, 05 người bị thương nặng, 03 người bị thương nhẹ. Việc cứu chưa cũng được ông lão kia giúp đỡ. Đương nhiên những người biết chút ít võ công thì cũng có hiểu biết về y thuật, chữa các vết thương do luyện tập võ nghệ. Nhưng ông lão này lại tỏ ra rất am hiểu về huyệt đạo, xương khớp, hướng dẫn cụ thể trong việc cứu thương, khiến Phùng có chút khâm phục trong lòng. Sau khi đâu vào đấy, Phùng cho thuyền trở về theo hướng cũ và quay ra cảm ơn, hỏi chuyện với ông lão: Quả thật xin cảm ơn Tiên sinh đã cứu nguy. Hậu bối là Trần Văn Phùng, xin hỏi quý danh của Tiền bối. - Phùng vốn dĩ thường xuyên tiếp xúc với người Hoa nên hiểu rõ cách xưng hô, nói chuyện của họ. Sau thời gian im lặng, suy nghĩ, ông lão trả lời bằng giọng Việt Nam: Không có gì. Nếu bọn chúng cướp được thuyền thì há chúng tôi cũng phải làm mồi cho cá rồi sao. Tôi tên là Nguyễn Tế Công. Nghe thấy tên của ông lão, Phùng suýt bật cười vì tên giống như tên của một ông sư tính tình cổ quái đi khắp nơi để giúp mọi người giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống trong các câu truyện của bên Trung Quốc. Dường như ông lão hiểu ra nên cũng cười theo: Thì chắc anh Phùng cũng biết nhưng tôi không phải là Tế Điên đâu, cũng không phải sư đâu, tôi có vợ mà. Vậy tại sao "nhà sư" lại bỏ chùa vậy? - Văn Phùng hỏi đùa, nhưng hỏi xong mới biết ý nghĩa của câu hỏi của mình có thể khiến ông lão hiểu rằng tại sao mình lại phải rời khỏi quê hương mình. Tế Điên rời chùa vì thế sự, tôi rời "chùa" cũng vì thế sự. - Ông lão trả lời ngay khá hóm hỉnh nhưng giọng hơi buồn. Phùng không ngờ ông lão lại am hiểu ngôn ngữ tiếng Việt và có khiếu hài hước. Liền hỏi thăm: Vậy, ông tính đi đâu, làm gì? Tôi cũng chưa biết. Cứ đến cảng Hải Phòng đã, ông Việt Phương nói cứ đến đó, sẽ có người đến đón. Sống được tới đó đã. Rồi chợt như nhớ ra được vấn đề võ nghệ của ông lão, Phùng liền hỏi: Tôi thấy võ thuật của ông rất cao thâm, cho hỏi đấy là môn phái nào thế. - Thật ra, môn phái của tôi và của anh cũng cùng một nguồn gốc, chắc cũng gần thôi. Anh học Thiếu Lâm cũng khá đấy. - Võ công của tiền bối cũng xuất phát từ Thiếu Lâm nhưng sao tôi chưa thấy có điểm gì giống với võ công Thiếu Lâm cả. Quyền pháp của tiền bối khác hẳn mà, không giống những môn phái khác mà tôi từng gặp bên Trung Hoa. - Có lẽ cậu có nghe đến Vịnh Xuân Quyền. Đó là quyền pháp của tôi. - Dạ có - Trần Văn Phùng có từng nghe đến Vĩnh Xuân Quyền, nhưng chỉ nghe theo những câu chuyện kể về cô gái Nghiêm Vịnh Xuân tự sáng tác ra môn phái của mình mà tư thế thủ như là của người con gái. Còn việc được trực tiếp kiến diện việc thi triển quyền pháp như thế nào của loại quyền thuật này thì anh chưa có cơ hội. Bản thân Phùng là con người rất thích học võ và đã theo học cả hai môn phái lớn xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng các thế võ đều phải dũng mãnh, dụng lực lớn, và trong thời gian giao chiến lâu dài, thì dù người đã luyện tập lâu năm và có sức khỏe tốt thì vẫn sẽ mất sức. Như vừa rồi, sau trận hỗn chiến, sau khi hạ được hơn năm tên địch thì Phùng đã mệt, tay cầm dao găm nhưng chỉ còn lực chống đỡ, lực tấn công đã giảm đi một nửa. Nhưng ông lão kia thì khác. Tuy là một địch mười nhưng sau trận chiến vẫn không tỏ ra mệt mỏi, hơi thở vẫn đều đặn. Anh biết đấy là do ông lão đã luyện nội công. Nhưng việc sử dụng nội công này lại vừa cứng cáp, vừa hài hòa, nhu mềm, nên việc sử dụng côn mới điêu luyện được như vậy. Anh cũng biết rõ, việc luyện quyền pháp tốt có thể giúp cơ thể người khỏe khoắn và giúp phòng thân. Nhưng nếu không luyện nội công thì khi về già thì quyền pháp đó cũng như không. Anh muốn tìm học thêm nội công nhưng việc vận chuyển đường biển khiến anh không còn để ý đến việc này nữa. Lúc này, trông mặt của Văn Phùng thật khó hiểu, trông có vẻ như rạng rỡ hơn vì bắt gặp một cái gì mong ước từ lâu, nhưng lại như mặc cảm, ngại ngùng. Rồi anh cũng không hỏi gì thêm. Sau đó, mọi người tản ra và ông lão cũng về bên nhóm người Hoa kia. Phùng cũng không có cơ hội tiếp tục nói chuyện với ông lão nữa. Khi đến bến cảng Hải Phòng, Phùng cho các thuyền viên bắc cầu, đưa những người bị thương đi cứu chữa và cho đám người Hoa kia xuống. Khi thấy anh Việt Hương đến đón những người Hoa kia thì cũng được hỏi thăm về chuyến đi và việc bị cướp biển. Xong xuôi đâu đấy thì Việt Hương đưa những người Hoa kia đi. Sau khi lo cho những người bị thương và phân công công việc cho thuyền viên, bây giờ Văn Phùng mới nghĩ và đi đến quyết định "Có lẽ mình phải sắp xếp cho xong công việc ở đây đã".
Chương 2. Ngày đầu lập võ quán Bấm để xem Nhà của Việt Hương là một quán làm bánh ở khu trung tâm của Hải Phòng. Lò bánh tuy nhỏ, nhưng cũng đông khách đến mua. Trên quãng đường về nhà, Việt Hương chưa có thời gian hỏi thêm gì mà chỉ mấy vấn đề liên quan đến việc đi biển và việc gặp đám cướp biển. Mãi khi về đến nhà, Việt Hương mới có thời gian hỏi thăm tình hình ở Trung Hoa. - Cha tôi vẫn khỏe chứ. Công việc kinh doanh chắc cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh. - Ông Việt Quang vẫn khỏe. Ông vẫn thỉnh thoảng tập luyện võ thuật mà. Còn việc kinh doanh, thì ở đâu cũng vậy nhưng ông ấy vẫn gắng gượng được. Cũng chưa đến lỗi nào. - Vậy bác Nguyễn định làm gì khi đến Việt Nam? Hay là để cháu giới thiệu cho bác chỗ thân quen của gia đình cháu. - Anh tốt quá. Nhưng tôi cũng chưa biết làm gì cả, trước gì chỉ làm dân múa võ kiếm cơm. Nay thời thế thay đổi, chắc nhờ anh sắp xếp vậy. - Bác cứ an tâm, thời nào cũng vậy, sẽ có công việc hợp với bác. Huống chi võ thuật của bác giỏi như vậy, ắt phải có đất dùng chứ. Nhưng có lẽ, cháu xin mong bác nhận cháu làm đồ đệ đầu tiên của bác ở Việt Nam. - Việt Hương nói với vẻ thành khẩn. Thực ra, Tế Vân vốn dĩ đã biết Việt Hương muốn nhận mình làm sư phụ dạy võ từ lâu, nhưng vì quy định của môn phái chí được độc truyền nên ông vẫn còn lo lắng, chưa dám trọn ai. Mặc dù ông thấy Việt Hương có chí học võ nhưng ông cảm thấy chưa đủ tố chất để nhận làm đệ tử trân truyền. Nhưng nay thì đã khác, sư phụ của Tế Vân đã căn dặn cho những đồ đệ của mình là có thể dạy Vịnh Xuân cho nhiều người nhằm phát triển Vịnh Xuân. Thì ông đã có thể thoải mái nhận con người nhanh nhẹn này làm đệ tử, nhưng ngặt một lỗi võ quán chưa có nên việc nhận đệ tử dạy võ cũng thật khó coi. - Chỉ có điều chưa lập được võ quán nên sợ người ta chê cười thôi. - Tế Vân nói việc này là lấy lý do khước từ Việt Hương. - Việc mở võ quán cứ để cháu - Việt Hương hồ hởi nói - Cháu có khu nhà cũ khá rộng tính để sửa chữa làm quán bán bánh mới, nhưng giờ thời chiến loạn, kinh doanh ế ẩm nên cháu cũng chưa sửa chữa được. Việc lập võ quán chỉ cần quét dọn, sửa chữa một chút là được. Tế Vân thật không ngờ anh chàng này lại có tính phóng khoáng như vậy, lại yêu thích võ thuật nữa. Chỉ vì muốn được học võ thuật mà sắn sàng cho người khác sử dụng nơi dự tính làm nơi làm ăn. Ông càng có thêm cảm mến với cậu thanh niên này. - Ồ, thế thì tốt quá. Vậy thì tôi sẽ dung tạm vậy. Khi nào cậu cần thì tôi sẽ trả lại căn nhà ấy ngay. - Dạ không có gì đâu. Biết đâu, sau này người ta sẽ biết cháu là người góp phần vào sự phát triển của Vịnh Xuân quyền tại Việt Nam thì sao. Sau một hồi, Việt Hương lại nói - Nhưng cháu nghĩ việc lập võ quán của bác sẽ không đơn giản như ở Trung Hoa đâu. - Bác cũng nghĩ vậy, giữa chúng ta và họ có nhiều khác biệt, thậm chí còn là đối lập, thù hằn. Hi vọng, chúng ta sẽ cố gắng và đạt được kết quả khả quan. Sau đó vài hôm, căn nhà cũ nằm ven cảng Hải Phòng đã được dọn dẹp, sửa chữa và treo một tấm biển chiêu sinh dạy Vĩnh Xuân quyền. Đó là nơi mà Việt Hương đã giao cho Nguyễn Tế Vân để lập võ quán. Việc quảng bá võ quán cũng gần giống như ở Trung Hoa. Việt Hương cũng cho đốt pháo, thuê người múa lân, nhưng những gì mà khách mời mong đợi nhất là màn biểu diễn của người lập võ quán. Những người đến dự buổi lễ hoàn toàn là người Hoa, chủ yếu là người quen thân của Việt Hương và họ mong chờ những màn biểu diễn đấm, đá đẹp mắt hoặc sử dụng dụng nội công ghê người. Đương nhiên là có người có ý định sẽ tham gia học nếu thấy môn phái này hay. Sau khi các màn biểu diễn của đoàn lân sư rồng, đến lượt người quan trọng nhất của buổi lễ lên biểu diễn. Tế Vân bước lên đài với phong thái từ tốn, bình tĩnh và kéo tấm vải che xuống. Lúc đó, lộ ra một chiếc cột bằng gỗ, trên đó có các thanh gỗ nhỏ gắn lên, có thể đoán đó là hình người mà vị võ sư kia có thể sử dụng để kẻ địch tưởng tượng mà tấn công. Đây là chiếc cột gỗ mà Tế Vân đã nhờ người làm để phục vụ cho buổi lễ hôm nay. - Kính thưa quý vị - Tế Vân bắt đầu bài diễn thuyết của mình - Đây là Mộc nhân thung, là dụng cụ tập nhưng cũng có thể nói là bạn tập của người luyện võ Vịnh Xuân. Tập Mộc nhân thung có thể giúp ta tạp khuôn tay, tập phát lực, tập tiếp cận đối phương, tập đá, tập tý ngọ tuyến. Tập khuôn tay thì có thể tập các thế tay đỡ, đấm, chưởng, vít, tì, đẩy, giật. Tập phát lực khi dùng các đòn đánh liên hoàn và phát kình xuyên thấu, tập lực cho các thế tỳ, miết, kéo, đẩy, nâng. Tiếp cận đối phương từ các góc độ khác nhau. Tập đá cản đối phương và tấn công đối phương ở tầm thấp và tầm trung.. Tế Vân chưa diễn thuyết xong thì phía dưới đã hô hào "đánh thì đánh đi", "nói nhiều quá".. - Vâng, trăm nghe không bằng một thấy. Sau đây, tôi xin biểu diễn vài đường cơ bản với Mộc nhân thung này. Nói đoạn, Tế Vân bắt đầu đánh vào mộc nhân. Lúc đầu là đánh chậm, về sau tốc độ tăng dần và lực cũng phát mạnh dần, lúc đầu là đánh tay, sau kết hợp cả chân. Sau khi hành xong 116 chiêu thức, có đấm, đá, chém, trỏ.. và dường như chỉ là đánh qua, đánh lại các bên vào khúc gỗ trên khán đài, Tế Vân đã vái chào khán giả nhưng chỉ có vài tiếng vỗ tay. Trong đám đông có tiếng xì xào "chỉ đánh qua đánh lại khúc gỗ vậy thôi à", "cứ như là khiêu vũ với cây vậy", "đúng là được thấy tận mắt", "tay ông ấy cũng cứng thật, đạp vào cái cột kêu chan chát".. Trên khán đài, Tế Vân cười khổ. Đây là bài tập đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và chỉ dành cho môn sinh tập luyện nhiều mới được tập. Việc tập luyện với Mộc nhân trang phải vừa đánh, vừa gạt, vừa di chuyển cho hợp lý, vừa phát lực lớn vào Mộc nhân nhưng cũng vừa đủ để không tự đẩy cơ thể ra xa khỏi đối phương hoặc gây mất cân bằng. Việc đánh, vít vào các tay của mộc nhân phải dẻo, nhưng cũng phải đủ cứng rắn để quấn lấy tay mộc nhân mà lựa thế tấn công. Nhưng những người kia lại chưa biết gì về kỹ thuật này. - Ông già, võ vẽ gì - Bất chợt có tiếng la từ phía dưới. Người vừa nói là một người Hoa, có vóc dáng tầm thước. Vừa nói xong đã nhảy phắt lên đài - Mọi người ở đây không tin vào võ công của ông, hay để tôi giúp ông làm cho họ tin nhé. Lúc này, mọi người mới để ý trên người của hắn có hình xăm mặt trời nằm trong hình tròn, cũng là biểu tượng trên cờ của Quốc Dân Đảng. Hắn ta không nói không rằng, tiến lại gần mộc nhân trang, đặt hai tay lên hai khúc gỗ của mộc nhân, cười khỉnh như chê bai mộc nhân này cũng như người tập với nó. Rồi hét một tiếng thật lớn, hắn dùng hai tay đánh dập vào hai tay của mộc nhân, khiến cho hai tay này gãy ngay lập tức. Ở phía dưới, mọi người cũng khiếp sợ sức mạnh của hắn. Mặc dù khúc gỗ làm tay của mộc nhân kia không phải được làm từ loại gỗ tốt nhưng với kích thước bằng bắp tay của người thật thì muốn đạp bẻ gãy nó là chuyện khó khăn, huống chi hắn chỉ dùng một cánh tay mà có thế bẻ gãy. Quả thật sức mạnh phi phàm, xứng đáng với khuôn cơ bắp mà hắn đang có. Mọi người nhìn qua Tế Vân, thấy ông có vẻ thất sắc, sợ sệt. Nhiều người nghĩ rằng chắc Tế Vân đang sợ tên này. Đúng là người mở võ quán thì sợ người khác đến hạ bảng tên, nhưng lại là trong ngày khai trương võ quán thì thật là khó lường. Chỉ cần tỉ thí ngang ngửa cũng đã là mất mặt rồi, chứ đừng nói là thua. Vậy mà tên kia to cao, khỏe mạnh thế kia, thì Tế Vân chỉ có nước thua thôi. Nhưng về phía Việt Hương thì khác. Mặc dù cậu chưa biết nhiều về Vịnh Xuân quyền, nhưng cậu biết rằng võ công của Tế Vân có đủ sức để thắng kẻ phá đám kia. Nhưng cậu chưa hiểu tại sao Tế Vân lại tỏ ra sợ hãi như vậy. Phía trên đài, Tế Vân đang phải vật lộn với suy nghĩ trong đầu: Ở đây cũng có người của Quốc Dân Đảng ư, không lẽ tổ chức đã biết mình trốn tới đây rồi sao; nhưng cũng không phải, nếu biết thì hắn phải đi cùng với nhiều người, chứ một mình hắn thì không thể. Sau một hồi suy nghĩ, Tế Vân đi đến quyết định là phải tiếp hắn vài chiêu, vừa là để kiểm chứng xem hắn có phải là người của tổ chức không, nếu không thì cũng là cơ hội để quảng bá võ quán. Từ đó, mặt của Tế Vân mới bình tĩnh trở lại và có mỉm cười. Khi thấy Tế Vân mỉm cười, tên kia lại thách thức - Ông già, biết mình không mở được võ quán nên cười khổ hả. - Ngươi đến đây với mục đích gì? Cậu còn chưa xưng danh mà. Muốn giúp tôi thì cũng phải cho tôi biết danh tính để tôi tạ ơn chứ. - Hừ - hắn hắt ra gắt gỏng - ta tên Trọng Thanh. Biết thế là được rồi. Thôi, mọi người đang sốt sắng chờ được xem võ công thực sự của ông kìa. Tế Vân hiểu liền lùi ra. Còn Trọng Thanh cũng hiểu và bắt đầu thủ thế. Nhưng hắn lại thấy ngạc nhiên khi Tế Vân không thủ thế gì, miệng thì cứ mỉm cười. Trong lòng nghĩ không rõ đây là cao thủ hay là ông khùng mà đấu chiêu với mình lại không thèm thủ thế. Nhưng hắn cũng chẳng nghĩ được nhiều, đánh là đánh, chẳng cần phải tính toán cho hao trí lực. Hắn lao vào, dùng quyền đánh thẳng vào mặt Tế Vân. Ban đầu hắn nghĩ rằng Tế Vân sẽ tránh né đòn nên hắn định sẽ dùng cước để phá thế tránh né của ông, tạo thời cơ cho việc tấn công. Nhưng không, Tế Vân không hề né tránh đòn. Nên đòn trúng ngay vào mặt Tế Vân làm hắn phải khựng lại, không phải do hắn thương hại đối phương trúng đòn đau của mình mà là do đau tay. Hắn vội vã lùi lại vài bước, tay lắc lắc cho khỏi cơn đau. Phía dưới, mọi người vẫn chưa hiểu xảy ra chuyện gì. Cứ nghĩ rằng là đòn giả, tên kia đã đánh nhẹ vào mặt Tế Vân để thử đòn. Có người thì bắt đầu nghi ngờ, cho rằng họ đang biểu diễn để quảng bá võ quán. Chỉ có Việt Hương là biết rõ, Tế Vân đã dùng nội công để đỡ đòn của Trọng Thanh, đây là cách hay để cho mọi người biết việc hắn bẻ gãy được tay mộc nhân nhưng không có nghĩa là có thể bẻ được tay của Tế Vân. Trọng Thanh đã bắt đầu hiểu ra và biết rằng mình đang đấu với một cao thủ nội công. Mặt hắn cũng đã biến sắc, nhưng đã leo lên lưng hổ thì phải chơi với hổ. Với lại, với đòn vừa rồi, hắn cũng chưa đánh hết sức và cũng tấn công trong trạng thái tâm lý chủ quan. Lần tấn công tới, hắn sẽ cẩn trọng và tung lực mạnh hơn. Hắn lấy lại bình tĩnh, bắt đầu tư thế thủ, từ từ tiến lại gần đối phương. Hắn đang lựa thế để đánh vào những vị trí yếu huyệt trên cơ thể địch nhân vì hắn biết rằng người luyện nội công có chăm chỉ đến mức độ nào thì toàn bộ cơ thể của họ cũng không thể điều khí công đến đó để trợ thân được. Và với sự cẩn trọng của mình, đòn đánh sẽ hung hiểm hơn, ắt đối phương phải bộc lộ võ công cũng như điểm yếu. Về phía Tế Vân, do biết trước đối phương sẽ tán công vào vùng đầu nên ông đã điều khí, chuyển mạch khiến cho các cơ trên mặt trở lên săn cứng mà làm cho đoàn đánh của Trọng Thanh trở thành vô hiệu. Nhưng khi đối phương trở lên cẩn trọng, Tế Vân biết rằng lần này cần phải sử dụng võ công của mình thật rồi. Nhưng để thể hiện rõ tài năng của mình, Tế Vân chỉ dùng tay trái đưa xòe ra thấp hơn vai một chút để thủ, chân giữ tấn nhị tự kiềm dương. Trọng Thanh thận trọng sử dụng cước đá về trước buộc đối phương phải đỡ, từ đó rút ngắn khoảng cách, tấn công liên tiếp vào các yếu điểm dưới tai, bụng dưới, thái dương.. Nhưng vừa thực hiện xong đòn đá, Tế Vân dùng tai trái trầm thủ đỡ được, Trọng Thanh xuất quyền ra thì tay trái đã lại đưa lên tay trái đề thủ vô hiệu hóa. Khi Trọng Thanh chưa kịp xuất quyền tiếp theo thì tay trái của Tế Vân đã trấn ngay vai phải của hắn, khiến hắn không thể ra đòn tiếp và phải lùi ra. Hai lần tấn công mà đều phải lùi ra đã khiến Trọng Thanh cảm thấy mất mặt. Và phía dưới bắt đầu có tiếng xì xào khen ngợi về võ công của Tế Vân. Do vậy, hắn phải nghĩ ra cách hạ gục đối phương. Hắn nghĩ ra cách là tấn công hạ bộ, khiến đối phương ngã, từ ngã mà mất thế tấn công, phòng thủ, từ đó hắn sẽ chiếm thế thượng phong. Hắn dự tính sẽ sử dụng đòn đã tầm thấp vào chân đối phương nhưng mục đích là để đối phương thoai lui, sau đó móc chân ngược lại, đồng thời kết hợp với chân còn lại nhảy mật tạo thành thế gọng kìm kẹp chân đối phương, cùng với thế văn của thân sẽ tạo một lực lớn khiến đối phương ngã xuống đất. Nhưng mọi việc không như hắn nghĩ. Khi đòn đá hờ chân phải của hắn xuất ra, nếu đối với người thường cũng có thế kịp thời lùi về để né tránh, nhưng Tế Vân vẫn đứng im, không lùi một bước khiến chân của hắn bị dừng lại, không thể theo ý đồ cũ mà thực hiện. Nhưng đòn đã xuất rồi, và chân trái cũng đã được lựa thế sẵn sàng để thực hiện đòn tiếp theo nên hắn vẫn quyết định nhảy kẹp chân đối phương. Tuy không được như ý đồ ban đầu, nhưng với kinh nghiệm chiến đấu và vóc dáng to cao hơn Tế Vân nên hai chân của hắn vẫn móc được vào nhau, kẹp chặt hai chân Tế Vân. Nhưng việc lựa thễ xoay thân để vật ngã đối phương thì hắn không làm sao thực hiện được. Thế tấn của Tế Vân hết sức vững trãi, dù Trọng Thanh đã chống tay xuống đất đẩy vặn mà không làm đối phương ngã. Biết không thể làm ngã đối phương được, Trọng Thanh liền buông chân, lộn một vòng để thoát thân. Lúc này, hắn đã thực sự bối rối, không biết nên làm như thế nào để thắng được ông già này. Chưa biết suy nghĩ thế nào, hắn đã thấy Tế Vân đang thong thả bước về phía hắn, hắn đang lo sợ một người có nội công thâm hậu như vậy thì ắt hẳn đòn đánh cũng phải rất nặng. Hắn chuyển thế thủ với mong muốn hạn chế thấp nhất việc trúng đòn. Nhưng hắn lại thấy lạ hơn nữa là Tế Vân vừa đi vừa giơ tay trái, mặc dù đến sát người Trọng Thanh rồi nhưng vẫn không có biểu hiện gì là sắp tấn công. Nhưng hắn chưa kịp suy nghĩ hết thì Tế Vân đã hạ tấn, tai trái chỉ hơi thu về một ít rồi phóng nhanh về phía trước, trạm vào ngực của Trọng Thanh. Đòn đánh chỉ thực hiện trong khoảng năm phân, nhưng uy lực ghê người, cả thân hình đồ sộ của Trọng Thanh bị đẩy ra xa hơn 3 bước rồi ngã nháo nhào. Bị dính đòn, tưởng là chỉ là bị đẩy ngã, Trọng Thanh toan đứng dậy, nhưng lồng ngực hắn trở lên đau nhói. Cúi xuống, hắn mới thấy trên ngực mình có vết lõm thì hắn mới biết vừa rồi Tế Vân đã xuất quyền, và khi dính phải quyền này, hắn biết rằng mình không thể chiến đấu được nữa. Hắn giơ tay xin thua. Mọi người ở phía dưới cũng hết từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, từ việc Tế Vân có thế chịu đòn đánh của Trọng Thanh đến việc dùng một tay hóa giả đòn tấn công của địch nhân, rồi việc giữ vững thế tấn trước đòn kẹp của một người nặng gần gấp rưỡi. Và cuối là đòn đánh không lấy gì làm đẹp mắt hoặc uy lực nhưng lại có thể hạ gục được Trọng Thanh. Lúc đó, mọi người mới bắt đầu vỗ tay tán thưởng. Trên võ đài, Tế Vân bước về phía Trọng Thanh và nói với giọng răn đe "Ngươi là người của Trung Hoa Quốc Dân Đảng". Trọng Thanh biết Tế Vân đã nhìn thấy hình xăm của mình và đoán ra như vậy. Hắn phân bua - "Dạ không phải vậy đâu". - Sao lại không phải? Không phải hình xăm trên bắp tay của ngươi đây là biểu tượng của lực lượng Quốc Dân Đảng. Qua tra hỏi, thì Tế Vân mới được biết hắn chỉ là một tên đầu trộm, đuôi cướp. Biết chút võ vẽ và thường đi đấu võ để kiếm tiền. Với vóc dáng to khỏe và tài học lỏm, bắt trước võ công người khác rất tốt nên đã dành được nhiều trận thắng. Còn về hình xăm thì đối với hắn, nó chỉ là hình mặt trời nằm trong một vòng tròn, sau đó hắn mới biết đấy cũng là biểu tượng của Quốc Dân Đảng nhưng hắn mặc kệ. Sau khi được nghe chuyện, Tế Vân thở phào ra nhẹ nhõm và tha cho hắn đi. Toàn bộ sự việc không thoát khỏi sự chú ý của Việt Hương. Trong lòng anh đã nảy ra điều vướng mắc là dường như có sự liên hệ nào đó giữa Tế Vân và Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Nhưng anh chưa tiện hỏi. Và có lẽ cần phải vui vẻ trong ngày hôm nay đã, vì là ngày khai trương võ quán, thậm chí là càng phải vui vì trận thắng mở màn.