Con đường đến thành công Tên tác giả: Thép Trong Lò Văn án: Thành thật mà nói thì người Việt Nam mình có rất là nhiều điều bất cập trong việc xử lý tình huống, cách sống, hành xử sao cho văn minh, lành mạnh và đẹp lại lợi ích cho cá nhân lẫn cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trặng này như không được nhận sự giáo dục đúng đắn, trí thực hạn hẹp, suy nghĩ nhiều sai sót.. Chính những điều đấy đã khiến cho người Việt Nam ta gặp không ít rắc rối trong cuộc sống, sự nghiệp, không thể đạt được mục đích mình muốn. Cũng là một người Việt Nam, mình hiểu được những khó khăn kia và đã dành không ít thời gian tìm hiểu nhằm vượt qua chúng và sau khi làm được điều đó, mình thấy cần chia sẻ những gì bản thân đã tìm hiểu cho được cho mọi người, nhưng đồng hương, những con người Việt Nam mà mình rất tự hào, yêu quý. Không cần biết, không quan tâm bạn là ai, là người kiểu gì, gia thế ra sao nhưng nếu bạn ý chí thật sự muốn vươn lên, muốn đón nhận thành công, sự hạnh phúc, sự tôn trọng từ người khác thì bằng cả tấm lòng, mình khuyên bạn hãy vào đây đọc những câu truyện ngắn nhưng ý nghĩa của mình và cùng mình bước trên con đường đến thành công! Link thảo luận về tác phẩm của mình: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Sáng Tác Của Thép Trong Lò
Bài học số 1: Bạn càng đổ lỗi, bạn càng thất bại Bấm để xem Trong đời sống xã hội ngày nay ta có thể dễ dàng tìm thấy một người sau khi làm sai điều gì đó thì lập tức đáp trả bằng cách viện lý do nào đó khiến họ làm sai, một thứ có thể thay họ nhận trách nhiệm. Ví dụ như, tôi đến trễ vì bị kẹt xe.. Tôi không làm bài tập vì không có thời gian.. Tôi không có tiền vì nhà không giàu có.. Tôi bệnh tật như vậy là vì môi trường ô nhiễm.. Tôi có thói nóng tính như vậy là do thừa hưởng từ cha.. Tôi làm rớt chùa khóa vì túi quần bị thủng lỗ.. Cứ thế, mỗi khi làm sai điều gì thì con người chúng ta lập tức vào vai nạn nhân rồi đổ lỗi cho một vấn đề nào đó mà không biết rằng mọi nguyên đều từ chính chúng ta mà ra cả. Nếu như ta thức dậy sớm một chút thì đã tránh được việc kẹt xe.. Nếu như ta giành ít thời gian cho điện thoại hơn thì đã có thể hoàn thành bài tập về nhà.. Nếu như biết cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thì dù không giàu ta vẫn có tiền trong túi.. Nếu như chúng ta biết dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh thì môi trường nơi ta sống đã không ô nhiễm như vậy.. Nếu như ta biết cách kiềm chế, lắng nghe người khác thì đã không có thói nóng tính.. Nếu như ta vá chỗ rách trong túi quần từ khi mới phát hiện thì đã không làm ròi chìa khóa.. vân vân và mây mây.. Mọi người thấy đấy, việc ta viện lý do bởi hoàn cảnh hay người khác nhằm biện hộ cho chính bản thân đã trở nên một hiện tượng thường thấy trong đời sống. Không ít người trong xã hội nghĩ điều này sẽ giải quyết được vấn đề nhưng đây chỉ là tạm thời mà thôi, rắc rối vẫn còn đó và tiếp tục ám theo chúng ta. Điều này tương tự như việc thay vì đem rác qua bên đường đổ cho đúng nơi thì ta lại ném qua nhà hàng xóm để rồi họ ném chúng về lại nhà của ta vậy. Có thể nói đây là một trong những cách tệ nhất để giải quyết vấn đề. Ngoài ra ta cũng cần phải lưu ý rằng những người thường xuyên đổ lỗi cho người khác chính là những người yếu đuối và tuyệt vọng nhất. Cứ mỗi lần đổ lỗi thì họ lại càng tin rằng mình chính là nạn nhân của cuộc đời này, không hề có quyển tự quyết và mất đi hi vọng, mất đi ý chí cùng động lự cải thiện bản thân. Điều tệ nhất có thể xảy ra là suy nghĩ của những người này cũng bị ảnh hưởng, tự ti về bản thân. "Tôi không thể tùy ý làm gì cả.. Mọi thứ đều do số phận quyết định, việc của tôi là tuân theo.. Đây là vận mệnh của tôi rồi, dù có muốn tôi cũng không thể thoát ra được.." Cứ như thế, mội ngày một chút, bộ não chúng ta ngày càng tràn ngập những suy nghĩ tiêu cực, điều này không khác việc bị chìm vào vũng bùn không đấy là mấy, tuy nó đang xảy ra nhưng ta lại không thấy được và bị nó nuốt chửng từ lúc nào không hay. Để tránh khỏi xa vào vũng bùn này thì điều mà ta cần nhất chính là lòng can đảm. Có lẽ khá nhiều người trong chúng ta biết rằng hành động đổ lỗi này xảy ra chủ yếu là bởi ta không muốn trở thành người bị khiển trách, không muốn nhận lấy những lời lẽ cay độc của xã hội. Chúng ta không nhận lỗi vì ta sợ hãi, tiềm thức bảo ta phải rũ bỏ trách nhiệm và đổ lên đầu người khác nếu không muốn bị phạt, điều này giống như là bản năng rồi. Đây cũng là một trong những lý do ta cần nhờ đến sức mạnh của bản lĩnh. Thử nghĩ xem, vào lúc bị tra hỏi thay vì đổ lỗi cho một sự việc nào đấy thì sao ta không tự nhận lỗi về bản thân. Dù việc ta bị mắng nhiếc là khó tránh khỏi nhưng điều đấy sẽ được khắc ghi trong trí não ta và nó sẽ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề một lần và mãi mãi. Ví dụ như việc đi học trễ, mặc dù có thể đổ lỗi cho việc kẹt xe khi giáo hỏi bởi điều đấy cũng không hề sai, còn bạn sẽ không bị mắng. Tuy nhiên nếu như vào lúc đấy, trong lòng ta có một chút bản lĩnh và nhận lỗi lầm về mình rồi bị mắng cho một trận thì bộ não sẽ tự động khắc ghi và tìm cách giải quyết vấn đề đó sao cho không dính phải lần nào nữa, tất nhiên là trừ một vài trường hợp bất đắc dĩ. "Để không bị trễ giờ học do kẹt xe thì bộ não sẽ bắt bạn dậy sớm hơn.. Để không bị thiếu tiền trong những trường hợp khẩn cấp thì bộ não sẽ bắt bạn chi tiêu hợp lý.. Để không bị mắng do quên làm bài tập thì bộ não sẽ bắt bạn hạn chế thời gian xử dụng điện thoại.. Để không bị bệnh do môi trường ô nhiễm thì bộ não sẽ bắt bạn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.. Để không bị mọi người khinh thường bởi thói nóng nảy thì bộ não sẽ bắt bạn suy nghĩ kỹ càng.. Để không bị rớt chìa khóa bởi túi quần thủng thì bộ não sẽ bắt bạn vá nó ngay khi phát hiện.." Mọi người thấy đấy, tuy đều là nỗi sợ nhưng nếu biết cách thì bị nuốt chửng ta có thể dùng nó như một công cụ giúp ta phát triển bản thân, hoàn thành yêu cầu đúng thời hạn mà không có chút phản đối gì và trở nên thành công hơn trong cuộc sống. Nhưng việc này rất khó khăn, tôi hiểu bởi vi tôi cũng từng như thế, lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác mà chả bao giờ dám đứng ra tự nhận trách nhiệm. Nói thật, đó đúng là một quãng thời gian đen tối, do chả bào giờ nhận lỗi nên mình chả bao giờ sửa sai để rồi ngày càng thấy bại trong cuộc sống bởi mình chả bao giờ tự nhận lỗi để sửa sai cả. Tuy nhiên, vào đầu năm nay mình đã bắt đầu thay đổi và nhận thấy sự khó khăn duy nhất là lúc bị la mắng sau khi nhận lỗi thôi, chỉ cần vượt qua khoảng khắc đó thì mọi chuyện đều trở nên ổn thỏa lại như trước. Cho nên sau khi đọc xong bài viết này, nếu như bạn bị ba, mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc bất cứ ai la mắng vì lý do gì thì hãy thu hết can đảm mà nhận lấy những lời la mắng đó, dù nhiều người sẽ thấy đó đúng là một hành động ngu ngốc nhưng xin hãy có lòng tin và can đảm, hãy tự nhận lỗi, để bản thân bị mắng nhiếc và rút ra bài học rồi không bao giờ vi phạm lỗi đó một lần nào nữa. Nếu làm được điều này thì bạn đã đi được hai bậc trên nấc thang dẫn đến thành công rồi đấy! * * * Lời tác giả === Đây là lần đầu tiên mình viết về thể loại này, thể loại self-help dựa trên những gì bản thân được biết và đang trải qua. Cho việc xuất hiện sai sót trong bài viết là không thể tránh khỏi, xin mọi người hãy tích cực cmt nhận xét để mình có thể sửa chữa và nâng cao tay nghề. Chân thành cảm ơn.
Bài học số 2: Bệnh ghen tị Bấm để xem Có lẽ ai trong chúng ta cũng hiểu được ghen tị, ganh tị hay đố kị là gì rồi nhỉ và hầu như tất cả đều được dạy dỗ rằng ghen tị là một điều tệ hại đúng chứ. Tuy nhiên, liệu có bao nhiều người trong chúng ta có thể làm được như thế? Có thể không xuất hiện những suy nghĩ ghen tị mỗi khi thấy người khác sở hữu thứ mình muốn? Mình nghĩ số lượng chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thật sự thì người Việt Nam ta có lòng ghen tị rất là cao, từ già tới trẻ, từ trai tới gái.. Ai cũng cảm thấy có gì đó bực bội trong lòng khi thấy người xung quanh mình thành công, điều này đã tạo nên không ít tình huống dở khóc dở cười (mà chủ yếu là khóc) trong đời sống. Đơn giản như việc có một người trong xóm đỗ thạc sĩ, tiến sĩ hay bất cứ chức danh nào đấy thì thay vì đến nhà góp mặt chung vui, nhiều người lại ở nhà chửi đổng, khó chịu trong người, tự hỏi sao mà thằng/con đó lại giỏi thế. Sau khi chửi cho hả dạ rồi lại tự an ủi bản thân rằng chẳng qua nó ăn may thôi, không thì cũng được ai đó nâng đỡ.. Những suy nghĩ tiêu cực ấy cứ lảng vảng trong đầu và suốt ngày trù ẻo sao cho thằng/ con kia thất bại hoặc không thì bệnh tật rồi mất đi mà không biết rằng chính bản thân mới là người mắc bệnh tật, căn bệnh ghen tị. Giống như ung thư, căn bệnh này sẽ tàn phá bạn tự trong ra ngoài một cách chậm rãi. Ban đầu chỉ là những suy nghĩ vô nghĩa thể hiện sự khó chịu, bực tức nhưng những suy nghĩ mang bản chất của ghen tị sẽ ngày càng nhiều hơn, nhất là những lúc như ăn uống, nghỉ ngơi, khiến ta thấy khó chịu và bực bội đến lạ thường, trong đầu lúc nào cũng vang vọng mấy câu nói: "Tại sao nó lại thành công vậy nhỉ? Sao mà nó giàu thế? Tiền bạc, vợ con, sự nghiêp cái gì nó cũng hơn trong khi minh đâu thua kém gì?" Cứ như thế, căn bệnh ghen tị sẽ ăn mòn ta dần dần và đến một ngày khi ta nhìn vào tấm gương thì bỗng thấy một con người ốm yếu, tay chân gầy còm, đôi mắt líu nhíu cùng quầng thâm và khuôn mặt đặc biệt trông khó chịu, ai nhìn cũng chỉ muốn tránh xa. Tuy nhiên đó chỉ mới là bắt đầu của mọi sự tồi tệ. Không chỉ mỗi ngoại hình, dần dần tình cảm của ta với gia đình sẽ rạn nứt, sự nghiệp đổ vỡ, mọi thứ trên cuộc đời này sẽ đẩy bạn đến đường cùng và mọi thứ đấy đều từ bạn mà ra cả. Mà nói thật lòng thì cái gì cũng có cái giá của nó cả, chúng ta đều nhận những gì ta đã gieo. Để có thể đạt thành tích cao chót vót như thế, người ta đã phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ đến bạc cả đầu, tiếp thu kiến thức nhiều đến mức hỏng cả ngàn dây thần kinh trong khi ta lại ngủ gần cả ngày, suốt ngày xem tivi, lướt Facebook, chát chít cả tiếng đồng hồ. Đó còn chưa kể việc họ phải từ bỏ rất nhiều thú vui bản thân để đạt cái thành tích ấy, mùa hè thay vì đi du lịch giống mình thì họ lại ở nhà ôn luyện, hằng ngày thay vì trò chuyện xem những chương trình vui vẻ như mình thì họ lại vùi đầu vào những quyển sách vô vị, mỗi đêm thay vì mười giờ ngủ sáu giờ dậy giống mình thì đến giữa đêm họ mới lên giường và bốn tiếng sau đã phải dậy.. Thực sự phải rất kiên nhẫn, dày công khổ luyện, ngày nào tháng nào năm nào cũng vậy. Thế nên mỗi khi thấy ai đó đã đạt một thành tích cao hơn mình, tuyệt hơn mình thì hãy thử ngẫm xem họ đã trải qua điều gì, phải vứt bỏ thứ gì mới đạt được như thế chứ đừng bao giờ nỗi lòng ghen, cuối cùng thì chỉ có bạn là khổ thôi. Cơ mà nói gì thì nói, mọi việc trên thế giới này đều có hai mặt, căn bệnh ghen tị cũng không khác gì. Nếu biết cách kiềm chế, không để nó ảnh hưởng vào mọi luồng suy nghĩ thì ta có thể biến ghen tị thành một điều tích cực hơn được gộ là ganh đua. Thấy lũ bạn nói tiếng Anh như gió, mình cũng muốn như tụi nó nên mình cũng lao đầu vào học, học như điên như khùng thế là không lâu sau mình cũng có thể nói tiếng Anh giỏi không kém. Thấy anh trai trong xóm có cơ thể toàn cơ bắp, trông ngầu ngầu nên lúc nào cũng được mấy chị em chú ý, minh cũng muốn thế nên bắt đầu lao vào tập thể dục thể thao cho người khỏe mạnh và nở nang ra.. Sau khi đọc xong chương này thì mình hi vọng mọi người có thể giữ mình mà nén cái lòng ghen tị kia lại rồi thử ngẫm xem người ta đã khổ cực thế nào để có thể tiến lên đỉnh vinh quang đó và tự nhủ bản thân, kiên nhẫn luyện tập để một ngày ta có thể thẳng lưng ngước mặt mà sánh bước cùng họ trên con đường đời đầy thử thách này. * * * Lời tác giả === Bàu viết này mình lấy cảm hứng từ câu chuyện ngắn "Cái chết của Chu Du" trong quyển sách "Cà phê cùng Tony" nên sẽ có phần hơi giống nhau, mong mọi người thông cảm. Mà nếu được thì mình khuyên mọi người hãy thử tìm quyển sách trên mạng để đọc, nó rất hay, hài hước và ý nghĩa nữa. Chính ngọn lửa trong lò của mình là do tác giả quyển sách, dượng Tony truyền cho đấy!
Bài học số 3: Thói sĩ diện Bấm để xem Trong quyển sách "Cảm thù là kẻ thù số một của thành công" tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã khẳng định rằng ai sống trên đời này bất kể tuổi tác, trí tuệ, giới tính, mình hay bạn.. ai ai cũng có trong mình một cái tôi, cái tôi kiêu ngạo, chỉ khác nhau ở cái mức độ mà thôi. Thành thật mà nói, sĩ diện không phải là cái gì xấu nhưng ở mức độ nào đấy thì nó chính là xấu. Nó sẽ khiến tâm lý của ta lệch lạc, luôn cho rằng bản thân tài giỏi hơn mọi người xung quanh tạo thái độ khinh thường người khác. Điều này thể hiện rất rõ ở Châu Á, nhất là Trung Quốc và khác nước lân cận (Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.) Người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng có đặc tính là rất giỏi tìm ra điểu yếu, cái sai sót của người khác để ra sức phê phán rồi thậm chí thổi phồng nó lên để nhận được sự đồng ý của mọi người, ví dụ tiêu biểu nhất là mấy bà tám hàng xóm, dù chưa biết rõ nhưng cứ nói rầm nói rộ cho cả khu nghe như đúng rồi ấy. Chưa kể thói sĩ diện này cũng liên quan mật thiết với bệnh tị ở bài học số 2, nói cho đơn giản là người mà ta càng ganh ghét thì số lượng lỗi ta tìm ra càng nhiều, càng được dấu kín ta càng hứng thú và lập tức kích hoạt chế độ bà tám, đem nó đi nói với người khác nhằm khẳng định rằng cái người đó có gì là ghê gớm đâu, chúng ta giỏi hơn họ cả vạn lần, một hành động rất chi là vô nghĩa. Đây cũng là lý do khiến những người có sĩ diện cao khó để khá lên được bởi lúc nào họ cũng nghĩ bản thân giỏi rồi, hơn mọi người xung quanh họ rồi nên mỗi khi ai đó chỉ, bảo hay đơn giản là khuyên họ đều bỏ chúng ngoài tai, thậm chí là tức giận vô lý. Nhân tiện nói về tức giận thị người Việt chúng ta dù thích chỉ trỏ về người nhưng khi chính bản thân bị chỉ thì lại khó chịu, cằn nhằn, mặt đỏ tía như gan bị ứa lên đầu. Khen thì chả sao cả bởi đó là điều tất nhiên nhưng nếu chê hay làm mất mặt, nhất là ở trước đám đông thì họ không những không khắc phục mà cứ giữ nó trong lòng chực chờ cơ hội trả thù. Khổ lắm thôi. Ngẫm lại thì hầu hết mấy vấn đề trên đều là do người Việt ta từ bày ra mà làm khó nhau. Từ xưa dân gian đã có câu "tốt khoe xấu che" tức cái gì mình hay, mình giỏi thì cứ đem ra cho bàn dân thiện hạ biết để bản thân, cha mẹ, dòng họ được nở mày nở mũi và cũng để người ta ghen ghét, khó chịu vì hành động khoe khoang ấy không khác gì sự hạ nhục gián tiếp cả: "Tôi giỏi cái này này, mấy người có không? Nhà tôi có cái kia kìa, mấy người có không? Con tôi được đi du học này, mấy người có không?" Sau cái tốt rồi thì đến cái xấu, cáu xấu này vốn là để ta nén lại trong lòng, có gì thì người trong nhà "đóng cửa bảo nhau" nhằm cải thiện. Nhưng mệt cái là dù ta đã đóng cửa thì hành xóm vẫn ráng tìm cách nghe cho bằng được và lại còn nghe nhầm từ này nghe thiếu từ kia, nghe kiểu gì mà từ con gà ra luôn con đà điểu rồi đem nó đi tám khắp nơi. Và tại chính thời điểm này, những lời khoe khoang trước đó mà ta nói sẽ chống lại ta: "Tưởng giàu có thế đấy nhưng ngờ đâu là do chơi cờ chơi bạc mà ra, tưởng là xinh đẹp thế đây nhưng ngờ đâu là do phẫu thuật thẩm mỹ, tưởng giỏi giang thế đấy nhưng ngờ đâu lại do mua điểm.." Không cần biết bạn cố gắng phân trần kiểu gì, những lời đồn hiểm ác ấy liên tục xuất hiện, ám theo bạn và nguyên nhân của tất cả chính là sự kiêu ngạo của sĩ diện. Hãy nhớ kĩ rằng khi đi lên bạn đối sự với người đời thế nào thì khi đi xuống người đời sẽ đối xử lại với bạn chính xác như thế. Cho nên dù miệng lưỡi muốn đến đâu thì hãy dùng kìm lại cho bằng được, đừng để chúng ba hoa khắp làng khắp xóm mà khổ mình sau này. Và cũng bớt bớt mấy cái suy nghĩ "ta đây giỏi hơn cả thảy chúng bây" đi, đừng biến mình thành con cóc ngồi đáy giếng làm tầm nhìn của mình hạn hẹp mà bỏ rơi những trí thức hay cơ hội xung quanh, nếu không là bạn trượt chân té từ lưng voi xuống lưng chó ngay đấy. Khi đã hạn chế được rồi thì ta hãy phát triển nó thành một thứ tốt đẹp hơn được gọi là tính khiêm tốn. Trên đời này không ai là ghét người nào khiêm tốn cả vì những người ấy lúc nào cũng lịch sự, nói chuyện và hành xử rất có văn hóa, luôn cố gắng học tập bồi dưỡng cho cái não của mình. Không sớm thì muộn, những người khiêm tốn như thế chắc chắn sẽ thành công và được người đời yêu quý.
Bài học số 4: Đầu tư hợp lý Bấm để xem Có thể nói rằng bản thân là thứ đáng giá nhất để bỏ thời gian và sức lực vào để đầu tư bởi tất cả những thứ đó đều là của ta, thuộc về ta chứ không ai lấy được. Nhưng đầu tư thì cũng phải biết cách chứ không thực hiện một cách vô tội vạ, không có kế hoạch để rồi mọi việc đi đến bờ đổ vỡ, có thế ta mới thu lợi nhuận lớn. Con người chúng ta có bốn thứ để đầu tư vào, thứ đầu tiên là cơ thể. Có thể nói cơ thể là một chiếc máy kì diệu, có thể làm trăm thứ việc khác nhau. Và vì là một cỗ máy, cơ thể ta đôi khi cần phải được bảo trì và nâng cấp hoặc không nó sẽ ngày càng lụi tàn, gỉ sét, hỏng hóc rồi trỏe thành phế liệu. Nói chung cơ thể là một công cụ đắc lực nếu ta biết chăm sóc. Và dưới đây là bốn cách cơ bản để chăm sóc một cơ thể: - Ngủ đủ giấc: Ngủ là một hành động cực kỳ thiết yếu cho cơ thể, quan trọng hơn cả việc ăn nữa. Con người có thể nhịn ăn gần ba tuần nhưng lại không thể thức quá bảy ngày. Cho nên ta cần chú ý đến giấc ngủ. - Ăn đủ chất: Thức ăn như là nguồn nhiên liệu cho cơ thể vậy, nếu ta dùng nhiên liệu tốt, đúng thì năng suất sẽ tăng cao và ngược lại. Trong vài dịp thì không sao nhưng trong cuộc sống hằng ngày ta cần một chế độ ăn uống hợp lý, thích hợp. - Thư giãn: Thư giãn ở đây không phải là làm những điều liên quan tới não như sử dụng điện thoại, chơi game.. mà là vui chơi lành mạnh, những hoạt động thể thao, vận động cơ thể một cách thoải mái, không cần lo nghĩ. Đó mới đúng là thư giãn - Tập thể dục: Bất cứ khi nào mệt mỏi, chán nản, bực tức thì cách xả stress tốt nhất chính là tập thể dục vì khi ấy ta không phải suy nghĩ gì nhiều cả và nó sẽ giúp tim phổi hoạt động tốt hơn trong khi những tạp chất xấu sẽ bị lọc bỏ theo con đường mồ hôi. Sau cơ thể chính là trí óc, nếu như cơ thể là một cỗ máy thì trí tuệ chính là cách để ta vận hành cỗ máy đúng đắn. Một người "có học" sẽ có khả năng định hướng, phân tích, viết, nói, tổng hợp, sáng tạo, khám phá, tưởng tượng.. một cách chính xác và đúng đắn gấp chục lần một người "không học". Và phải nhớ rằng mục đích của việc học là để có kiến thức chứ không phải những con điểm, thành tích, bằng khen.. Chỉ cần nhìn ra đời ta sẽ dễ dàng thấy có rất nhiều học sinh tốt nghiệp loại giỏi ở trường nhưng đều lại đi làm việc cho những học sinh trung bình khá. Nguyên nhân của việc này đơn giản là những học sinh trung bình kia có lượng kiến thức nhiều hơn học sinh giỏi, không chỉ thông qua sách vở mà còn là kiến thức đời sống, xã hội và biết phát triển thế mạnh của riêng. Nhưng cũng cần lưu ý rằng những học sinh trung bình kia trở thành ông chủ của học sinh giỏi vì biết cái nào xấu cái nào tốt mà học chứ nếu như họ cũng buông xuôi thì nằm mơ cũng không được như thế. Điều thứ ba của bản thân chính là trái tim hay đúng hơn là sự hạnh phúc và cách dễ nhất để hạnh phúc chính là vui cười. Cho dù cuộc sống đôi khi rất phiền toái, đầy khó khăn, trắc trở thì ta cũng hãy cười lên, như thế vẫn tốt hơn là phải khóc. Thực tế thì dù là nụ cười giả tạo, nó cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như xoa dịu căng thẳng, dũng cảm hơn, xóa đi nỗi đau khổ, giải tỏa áp lực.. Bởi vì như thế mới có câu "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Điều cuối cùng cũng là điều ta hay bỏ quên nhất chính là tâm hồn. Tâm hồn chính là trung tâm mọi thứ trong con người ta, là nơi cất giữ niềm vui, hạnh phúc, sự thanh thản. Ngoài ra tâm hồn cũng sẽ quyết định đức tính và giá trị thực sự của mỗi cá nhân. Một người phụ nữa xấu nhưng có tâm hồn đẹp, biết thông cảm sẽ đáng giá gấp vạn lần một người phụ nữa đẹp suốt ngày oán hận. Một người nghèo khổ biết sẻ chia sẽ đáng giá gấp vạn lần một người giàu có ích kỷ.. Và đó là tất cả những gì ta thực sự sở hữu và nên đầu tư vào. Hơn nữa ta phải nhớ rằng kết quả không phải là ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài, nếu muốn thu lợi nhuận lớn thì cần kiên trì, bắt đầu với những điều nhỏ ngặt trước, kiểu như là: Với cơ thể: - Mỗi ngày ăn đủ ba bữa sáng, trưa, chiều - Tập những động tác thể dục đơn giản mỗi khi thức dậy Với trí óc: - Đọc sách, báo mỗi ngày - Xem những chương trình tài liệu, thiên nhiên trên ti vi Với trái tim: - Thường xuyên nói cảm ơn, xin lỗi với người khác - Chào hỏi các thành viên trong gia đình Với tâm hồn: - Hài lòng với những gì mình đang có - Thử làm điều gì đó mà mình chưa từng làm Cứ thế, hãy bắt đầu đầu tư vào bản thân với nguồn vốn nhỏ nhoi rồi sẽ có ngày bạn nhận được một lợi nhuận khổng lồ.
Bài học số 5: Thời gian (1) Bấm để xem Chắc hầu hết mọi người trong chúng ta đều đã nghe ai đó nói rằng: "Đời người còn dài, cứ từ từ". Mặc dù câu này vũng đúng vì nếu quá vội vã thì rất dễ xảy ra nhiều biến cố không thể nào lường trước được nhưng suy nghĩ như vậy cũng có phần sai, thậm chí là nguy hiểm vì thời gian chính là tài sản quý giá nhất của con người mà nếu chúng ta cứ ung dung tự tại như vậy thì số tài sản ấy sẽ bị lãng phí quá nhiều vào lúc nào không hay và không lâu sau bạn sẽ nhận ra trong cả cuộc đời mình vẫn chưa làm được điều gì cả. Điều này đặc biệt đúng với nhưng người trẻ tuổi, những ai đang trong độ tuổi mạnh đẹp đẽ và khỏe mạnh nhất, họ tưởng chừng thời gian còn lại của mình rất dài nhưng chỉ cần quay đi ngoảnh lại vài cái thì đã già mất rồi. Thử nghĩ xem, từ lúc bạn sinh ra đến giờ đã được bao nhiêu năm rồi? Ngẫm lại mới thấy nó thật ngắn đúng không? Nếu như bạn vẫn chưa tin, vẫn khăng khăng rằng mình còn nhiều thời gian thì hãy lấy giấy bút ra và cùng tính toán về trò chơi mang tên "cuộc đời" nào. Đầu tiên, bạn hãy cầm bút lên kẻ trên giấy một đường thẳng rồi đánh số "0" và "100" ở hai đầu, đây được coi là khoảng thời gian 100 năm, có thể nói là lấy nhất mà một người có thể đạt được. Tiếp theo hãy chia đường thẳng ra mười phần bằng nhau tương ứng với 10 năm (nhớ đánh số từng khoảng để dễ phân biệt). Bây giờ hãy ngẫm lại số tuổi của bạn nào, rồi sau đó gạch một nét lớn để tách quá khứ khỏi hiện tại đi. Sau quá khứ là tương lai, bạn hãy xác định mình muốn nghỉ hưu vào tầm nào? 50 tuổi, 60 tuổi hay 70? Khi đã chuẩn bị đầy đủ thì hãy cùng nhau tính toán. Trung bình một người sẽ phải dành 8 tiếng mỗi để ngủ, tức 1/3 ngày cũng như 1/3 cuộc đời. Rồi sau đó là thời gian ăn uống, trò chuyện, giải trí, khám bệnh.. cũng chiếm khoảng 1/3 cuộc đời. Cho nên thời gian thực sự mà mỗi người làm việc chỉ bằng thời gian đi ngủ là 8 tiếng, 1/3 cuộc đời. Với cây bút trên tay, hãy gạch bỏ đi 2/3 đường thẳng mà bạn vừa xác định hồi nãy rồi thử so sánh xem. Khoảng thời gian bạn làm việc so với thời gian của một đời người.. thật ngắn ngủi phải không? Đó là còn chưa kể việc bạn phải dùng tải sản kiếm được trong ngần ấy thời gian để đảm bảo cho bản thân và cha mẹ con cái nữa đấy! Bạn nghĩ mình đủ khả năng không? Hay vẫn cứ dựa dẫm vào người khác, cứ làm phiền họ đến hết đời? Một lần nữa mình xin nhắc nhở rằng thời gian là vô giá, một khi đã mất đi thì không bao gờ lấy lại được và còn đáng tiếc hơn khi chúng ta thường chỉ nhận ra điều này lúc chúng đã gần cạn kiệt, lúc đã quá muộn cho việc hối hận rồi. Những người thanh niên, bạn nên nhớ rằng.. À không, bạn phải luôn nhớ rằng gieo hạt nào thì gặt quả ấy, cuộc sống của ta ngày mai phụ thuộc vào việc ta làm hôm nay. Ngay bây giờ, ngay lúc này, dù có là việc đơn giản như lau dọn nhà cửa hay khó khăn như nhảy lên mây thì bạn hãy cố gắng hết sức chứ đừng buộc bản thân thốt ra mấy câu "Nếu tôi làm như thế thì bây giờ đã.. rồi", đúng là những lời vô nghĩa. Tái bút: Trước khi kết thúc mình xin nhắc nhở các bạn rằng chúng ta đang sống trong thời kì hiện đại hóa, máy móc hóa, rất nhiều thứ đã được làm tự động và đây cũng là cơ hội để ta tích góp từng khoảng thời gian, tuy nhỏ nhỏi nhưng lại có tầm quan trọng không hề nhỏ. Ví dụ như máy tính, khi được bật lên thì nó sẽ cần một khoảng ngắn để khởi động và trong lúc này bạn có thể đi lên bếp rót cho mình một ly nước ấm, tắt bớt đèn ở những phòng khác, kiểm trả điện thoại xem có tin nhắn của ai không.. Rồi khi xem thời sự mỗi buổi sáng cũng thế, trong lúc ti vi bật lên thì ta tranh thủ vào bếp pha một tách phê, khi thời sự nói những tin mà ta cho là không quan trọng thì có thể ngẫm nghĩ trong đầu về những việc sẽ làm trong hôm nay.. Liên tục như vậy, ta cứ gom gom vài ba việc lặt vặt lại với nhau để giải quyết trong một thể thì sẽ xuất hiện nhiều khoảng trống thời gian cho việc quan trọng hơn, giúp ta thảnh thơi hơn.
Bài học số 5: Thời gian (2) Bấm để xem Dù bạn có để ý hay không thì trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, tuổi thành công của con người ngày càng trẻ. Có người mới 25 tuổi đã làm triệu phú, người 22 tuổi đã tự mở công ty riêng, thậm chí có người vẫn còn đang trên ghế nhà trường đã bắt đầu kinh doanh trên mạng, tự kiếm tiền nuôi bản thân rồi. Thử nghĩ xem, ngay lúc này bạn đã bao nhiêu tuổi và đã làm được điều gì chưa hay cũng chỉ như bao người hết sức bình thường? Có lẽ bạn đang tự an ủi mình rằng "Không sao cả, chẳng phải phần lớn ai cũng bình thường như vậy sao?" Nghe thì cũng có lý thật nhưng không lẽ trong tâm bạn tình nguyện trở thành một người bình thường chứ không hề muốn vươn lên cao hơn những người khác à? Thật sự mà nói thì cái suy nghĩ "muốn thành công, muốn tỏa sáng" là bản năng của con người rồi, không thể thay thế được thậm chí nó lại còn đứng đầu trong tháp nhu cầu của con người nữa ấy chứ. Theo nghiên cứu của Maslow thì con người có 5 nhu cầu lớn. Thứ đầu tiên cũng như nhu cầu bình thường nhất chính là những điều nhằm duy trì sự sống (ăn, uống, ngủ, quần áo để mặc, giao tiếp trò chuyện với người khác.. " Cấp thứ 2 là như cầu an toàn trong cuộc sống (cơ thể khỏe mạnh, có công ăn việc làm, có gia đình người thân, tài sản được đảm bảo.) Cấp thứ 3 chính là sự hòa hợp, nó giống như các mối quan hệ trong cuộc sống vậy (muốn thuộc về một nhóm nào đó, muốn được người khác tin tưởng.) Trên mức trung bình, điều thứ 4 là nhu cầu được mọi người tôn trọng (muốn được người khác quý mến, muốn được lắng nghe, hỏi ý kiến.) Và cuối cùng, cấp cao nhất, thứ mà con người mong muốn nhất chính là nhu cầu tự thể hiện bản thân (muốn trình diễn tài năng của mình, muốn mọi người biết đến, muốn được công nhận là một con người thành công.) Qua tháp nhu cầu trên, ta có thể thấy rõ điều con người muốn nhất là gì, ai cũng muốn trở nên độc đáo, là người đi đầu, người nắm quyền điều hành chứ chả ai muốn làm một người bình thường không khác một bản sao cấp thấp của người khác cả. Vậy nếu ai cũng có nhu cầu thể hiện thì vấn đề là gì? Điều gì ngăn cản ta đến với thứ ta muốn? Dễ trả lời thôi, đó chính là sự lười biếng, nó khiến ta muốn không làm mà hưởng, muốn bản thân là trung tâm vũ trụ và tất cả mọi người phải theo ý mình.. Và biết sao không? Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra cả! Nếu như ta là con của vua chúa thới xưa thì còn có thể chứ trong thời hiện đại bây giờ thì có nằm mơ giữa ban ngày thì cũng chả có một cọc tiền rơi từ trên trời xuống, chả có tờ vé số giải độc đắc nào xuất hiện đâu, tất cả chỉ có thể đạt được qua lao động. Mà thế này thì một câu hỏi nữa lại được đặt ra, chẳng phải thời gian là quá ngắn để một con người chạm tay đến đỉnh vinh quang ư? Khi thời gian đã vơi gần hết ta mới sực nhận ra còn quá nhiều việc chưa làm, quá nhiều ước mơ chưa được thực hiện.. Giờ phải làm sao? Đơn giản thôi, nếu ta muốn bản thân có nhiều thời gian hơn thì chỉ cần sử dụng chúng hiệu quả hơn, tốn ít thời gian nhưng lại có thể làm được nhiều việc hơn. Theo như lời của phó tổng giảm đốc công tư tư vấn Boston – Stark thì ưu thế cạnh tranh của mỗi người phụ thuộc vào cách họ quản lý thời như thế nào, họ có tiết kiệm thời gian cho những việc nhỏ nhặt như ăn uống, cà phê, trò chuyện.. để đổ dồn vào những việc lớn lao hơn không? Nếu có thể làm như vậy họ chắc chắn là những người thành công. Việc sử dụng thời gian hiệu quả còn đặc biệt thể hiện rõ ở đại học Harvard, ngôi trường vạng danh trên toàn thế giới vì đã cho ra đời biết bao nhiêu vị tổng thống Mĩ, bao nhiều tỷ phú, nhà phát minh tài ba.. Theo những bài báo cáo, phỏng vấn, quan sát của những ai đã từng ở đó thì cứ mỗi buổi sáng toàn bộ học sinh đều thức dậy rất sớm, họ vệ sinh cá nhân, ăn uống vô cùng nhanh chóng, bước đi đầy vội vã trong sân trường, trong thư viện dù yên tính hay ồn ào thì đâu đâu cũng thấy bóng người vùi đầu vào sách vở.. Từng giây, từng phút, ai ai cũng" tranh thủ"để lấy cho bằng được. Đó chính là cách giải thích rõ ràng nhất cho những ai thắc mắc tại sao các sinh viên Harvard khi ra trường đều thành công đến vậy. Và khi thấy họ thành công như vậy thì bạn có nhận rq mình phải làm gì không? Tiếp tục nhàn nhã như mọi ngày hay hành động ngay bây giờ?