Hỏi đáp Có những nguyên tắc nào để lựa chọn nghề nghiệp

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi ngủ là đam mê, 6 Tháng một 2021.

  1. ngủ là đam mê

    Bài viết:
    2
    Em đang là học sinh lớp 12 và khá phân vân về vấn đề chọn nghề nghiệp, mong mọi người giúp đỡ em với ạ!
     
  2. Vũ Trụ Huyền Bí

    Bài viết:
    8
    E phải nêu rõ điểm mạnh điểm yếu cũng như sở thích sở đoản của em thì mọi người mới có thể đưa ra góp ý có giá trị cho em nhé, thân!
     
    TuyettuyetlanlanSương sớmmùa Thu thích bài này.
  3. ngủ là đam mê

    Bài viết:
    2
    Dạ em cảm ơn ạ
     
    Tuyettuyetlanlan thích bài này.
  4. Triệu Anh

    Bài viết:
    3
    Nghề nghiệp vừa là dựa trên sở trường, vừa là cái duyên nữa. Bây giờ em chọn, chưa hẳn sau này em đã làm đúng ngành.

    Nhưng mà, em nên bình tĩnh trước sự lựa chọn của mình. Em nghĩ mình có thể làm được việc nào tốt nhất, thấy hứng thú nhất. Việc nào em có thể vui vẻ từ sáng đến tối mà không chán nản. Có một định hướng, em sẽ tự tin và biết rõ bản thân mình muốn gì.

    Nếu đang mơ hồ, hãy thử làm gì đó, xem xem mình phù hợp với điều gì nhất. Em không cần phải nghĩ mình xuất sắc ở mảng ABC thì chọn nghề này, em nên tìm ở bản thân sự hứng thú, say mê và khiến mình vui là được rồi.

    Còn phải cân nhắc mặt trái nghề nghiệp nữa, khi chọn nghề hãy hỏi những người trong nghề xem họ vất vả như nào. Kiếm được đồng tiền không dễ dàng, nên chọn cho mình nghề làm mình thoải mái nhất sẽ đỡ áp lực hơn nhé.
     
  5. NghiemTieu

    Bài viết:
    2
    Chào em,

    Trước tiên em tự xem xét sở thích, sở trường & sở đoản của mình.

    Nếu có ai quen đang làm trong nghề mà em cảm thấy ưng ưng thì em có thể hỏi ý kiến trực tiếp của họ. Vì chỉ người đã & đang làm mới hiểu cái khó và cái hay của nghề.

    Một ý nữa, đó là em có thể lên mạng, seach các thông tin tuyển dụng. Trên đó sẽ có yêu cầu/ lương/ cơ hội thăng tiến. Dựa vào đó em có thể hoạch định tổng thể của công việc sau khi ra trường nha.
     
    TuyettuyetlanlanSương sớmmùa Thu thích bài này.
  6. Alice108

    Bài viết:
    93
    Hehe chị học xong đại học, đang học lên cao rồi mà còn đau hết cả đầu vì nghề nghiệp đây.

    Lớp 12 thì phải chuẩn bị thi đại học phải không? Đầu tiên phải xác định sở thích, điểm mạnh và điểm yếu trước. Sau đó mới nghĩ thử xem, mình làm gì thì giỏi, và có thể theo ngành nghề nào. Bây giờ thế giới đang trong giai đoạn "chuyển mình", tức là thường xuyên có những nghề nghiệp, chuyên ngành mới được sinh ra. Nên em phải xem mình giỏi cái gì trước, xác định ngành học, sau này đi làm, va vấp dần mới biết được mình thích hợp làm nghề gì nhé. Nếu bây giờ em đang có cảm giác mình chả giỏi cái gì, không có gì nổi bật, cũng không rõ sở thích là gì, thì ít nhất phải xác định điểm yếu trước để mà tránh nó ra nha.
     
  7. Hoang Moc Lan VIẾT CÙNG CẢM XÚC VỚI LAN NHÉ

    Bài viết:
    34
    Chào học sinh lớp 12,

    Cũng sắp thành tân sinh viên rồi ấy nhỉ?

    Em không chia sẻ nhiều về bản thân nên rất khó để tư vấn.

    Nhưng cơ bản thì có thể chia sẻ như thế này.

    Hướng 1: Theo truyền thống gia đình. Nếu gia đình có truyền thống nghề nghiệp mà bản thân yêu thích muốn theo thì đơn giản là em tâm sự với cha mẹ và người có tầm ảnh hưởng với nghề trong gia đình. Chắc chắn em sẽ có lời khuyên hợp lý.

    Hướng 2: Không theo gia đình. Thì bản thân cũng phải thích một điều gì đó. Hãy nói chuyện với bố mẹ hoặc thầy cô hoặc người thân quen để cho lời khuyên. Những người đó là người hiểu em nhất, cả tính cách lẫn năng lực. Sẽ giúp được em. Còn nếu ngay cả bản thân còn chưa định hướng được gì, chỉ hỏi xem tình hình ngành hot hiện giờ là gì. E có thể google là ra nhiều lắm. Tuy nhiên, sẽ không hiệu quả bằng tâm sự người thân, tìm đến các buổi hội thảo chính thống do nhà trường, xã phường, hay trường đại học định thi vào tổ chức. Xã hội thường có hội thảo hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 hàng năm luôn đó em.

    Chúc em định hướng được nghề nghiệp theo đúng mơ ước của bản thân.

    G9!
     
    Dương dương minhTuyettuyetlanlan thích bài này.
  8. Tuyettuyetlanlan

    Bài viết:
    300
    Bản thân mình cũng từng gặp khó khăn trong việc chọn nghề. Mình không biết mình phải học gì rồi ra trường làm gì. Nhưng bây giờ mình cũng yên ổn với nghề. Ngày của mình là dược sĩ nha. Tuy không phải giàu sang phú quý gì nhưng cũng có cái ăn, cái mặt với lại cũng được tôn trọng.

    Lúc đầu mình không bao giờ nghĩ tới mình sẽ chọn nghề này âu cũng do duyên số. Hay đúng hơn là nghề chọn người. Cả gia đình mình không có liên quan gì tới y được cả. Lúc nộp hồ sơ mình nộp mấy trường lận đủ thứ ngành nghề nhưng mà ngành này lại thông báo đầu tiên. Nghe ngành dược tưởng đâu học giỏi lắm phải không. Thật ra điểm của mình cũng vậy khá thôi. Không phải quá tệ nhưng không phải tốt nhất. Khi thông báo trúng tuyển của trường khác gửi tới thì mình đã học được cả tháng. Rồi từ từ cũng quen ngành quen nghề viết cũng thích nó.

    Theo mình mà nói quan điểm chọn nghề thì bạn có sẵn sàng gắn bó với nó chục năm hai chục năm hai thậm chí bốn năm chục năm. Không phải ai ra trường cũng làm đúng ngành nhưng có thể làm đúng ngành thì sẽ bớt vất vả hơn làm trái ngành. Bạn có thể tìm hiểu mỗi ngành học ra trường làm gì rồi dựa theo sở thích của mình để chọn. Quan trọng là bạn có thể chịu ngày này qua ngày nọ làm mãi việc đó.
     
    YeuemmaimaiDương dương minh thích bài này.
  9. Hoa Nguyệt Phụng

    Bài viết:
    185
    Theo ý kiến của riêng mình thì việc lựa chọn nghề nghiệp dựa theo nhiều nguyên tắc cơ sở nhưng kì thực chẳng có gì là bắt buộc cả, chúng ta cứ tùy tâm sở dục là tốt nhất.

    Nghề nghiệp mỗi người lựa chọn có thể là một ngành nghề gây ấn tượng tốt với họ từ khi còn nhỏ, nó trở thành ước mơ được khao khát thực hiện..

    Nó cũng có thể một nghề nào đó mới nổi, có hình tượng tốt, thu nhập cao.. Đó cũng chính là niềm ao ước của nhiều người muốn vươn tới..

    Thế nhưng, điều quan trọng nhất ở đây là, chúng ta có khả năng có được ngành nghề như vậy sao? Nếu có được rồi, liệu mỗi chúng ta đều có thể duy trì đam mê với nó để thực hiện tốt công việc đó đến cuối cùng không?

    Mình quen một số người có đam mê làm doanh nhân, họ nói nghề như vậy vừa năng động phù hợp với họ, lại vừa giúp họ dễ dàng có thu nhập không hạn lượng.. thế nhưng, rất ít người có thể duy trì đến cuối. Trước khi khởi nghiệp họ tràn đầy hi vọng bao nhiêu thì kết quả khiến họ thất vọng bấy nhiêu..

    Một công ty nếu ai cũng là giám đốc mà không có công nhân, vậy công ty ấy chỉ tồn tại những cuộc họp trên lý thuyết mà không có người thực hành, kết cục một công ty như vậy không cần nói thì ai cũng hiểu..

    Vậy nên, trên đời nghề nghiệp rất đa dạng, chúng đều cần được duy trì và phát triển. Mỗi người hãy dựa vào khả năng, niềm yêu thích và sự kiên trì để thực hiện nghề nghiệp đó.. Xã hội được cân bằng mới có thể phát triển bền vững..
     
    Dương dương minh thích bài này.
  10. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình thì... Mình rút gọn 3 trọng tâm cụ thể:

    + Nguyên tắc hiểu bản thân

    Không nhất thiết bàn về kỹ năng, khả năng và kiến thức, vì mấy cái đó bạn sẽ nỗ lực đạt lấy trong tương lai. Điều mà bạn cần xác định rõ là thế mạnh, điểm yếu, xu hướng làm việc của bạn, và những thứ bạn thật sự quan tâm. Tất nhiên là ai lại không hiểu rõ bản thân như thế nào. Mọi người sẽ nghĩ việc mình quá hiểu chính mình, và bản thân cần gì, nên người ta kiểu: "Cần gì phải cân nhắc về bản thân nữa" Tuy nhiên, hiểu là khác, xác định cụ thể là khác. Để mình nói kỹ hơn nhé.

    Bạn có nhận ra, cái quan trọng chi phối bạn trong việc học tập là xu hướng làm việc của bạn và điểm mạnh điểm yếu của bạn không?

    Ví dụ như bạn chọn ngành công nghệ thông tin, ngành công nghệ thông tin thì có xu hướng làm việc ngồi máy tính lâu, kiên nhẫn viết ra từng dòng code khó hiểu và thiết lập nó trong hệ thống, xu hướng công việc tập trung vào quá trình hoạt động của những ngôn ngữ có quy tắc để tạo một hệ thống lớn. Cần sự kiên nhẫn để thực hiện từng bước một, từng chữ một theo đúng nghĩa đen luôn.

    Nhưng xu hướng làm việc của bạn thì không thích yên vị quá lâu một chỗ, bạn cũng không thích nhìn vào những ngôn ngữ rập khuôn, bạn thích trình bày về kết quả của hệ thống, cho ra mắt những chức năng động thú vị của hệ thống hơn là tiến sâu về quá trình hoạt động của những ngôn ngữ tạo ra nó. Thì rõ ràng, bạn có thể bị phát điên, và cảm thấy bó ngột khi phải học chuyên sâu về ngành này. Tất nhiên nó ảnh hưởng đến việc học tập của bạn.

    Điểm yếu sẽ là cú xác thương thứ hai. Nếu bạn không giỏi linh hoạt về thuật toán, hay có điểm yếu chậm hơn người khác trong việc hiểu hoặc ghi nhớ bất cứ điều gì đó. Thì cú xác thương đó khiến bạn bắt đầu nản và trốn tránh học tập về ngành của chính mình. Tất nhiên tất cả điểm yếu đều có thể được cải thiện và phát triển hơn. Quan trọng là bạn có đủ sức để thực hiện điều đó hay không?

    Đặc biệt, đừng bỏ qua điểm mạnh của mình nhé. Khi cố gắng học tập trong môi trường mà điểm mạnh của bạn bi bỏ quên, hoặc không quá cần thiết để thể hiện thì đó là một sự lãng phí tài năng.

    Yếu tố thiết thực nữa, là cái chi phối bạn cho việc điều hướng mục tiêu sau này, cơ bản là những thứ bạn quan tâm. Thường những thứ mà ta quan tâm rất là nhiều thứ và nó ảnh hưởng đến lựa chọn của chính ta. Trong công việc cũng vậy, việc giỏi một thứ gì đó mà không có sự quan tâm thực sự sẽ khó bền vững. Kỹ năng chỉ là một công cụ, còn đam mê mới là nhiên liệu để chúng ta đi xa hơn. Nếu bạn chỉ làm một việc, vì nó mang lại lợi ích hoặc vì người khác mong muốn, bạn sẽ khó có thể duy trì động lực trong thời gian dài.

    Bỏ cái câu "Nghề chọn người" đi. Đúng là đôi khi bạn đi lệch hướng cái nghề mình yêu thích vì những bắt buộc trong cuộc sống, nhưng thực tế, bạn luôn có quyền chọn lựa những thứ mình muốn dù đó là gián tiếp hay trực tiếp. Chúng ta vẫn có thể tìm kiếm những cơ hội nhỏ để phát triển các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực mình đam mê. Tất nhiên việc đó cũng đồng nghĩa bỏ ra một số công sức, thời gian nhất định, đôi khi nó sẽ không thành công lắm, đôi khi lại bị chê cười không được ai quan tâm hay coi trọng, đôi khi nó sẽ rút kiệt sức của bạn khi một bên phải làm "Nhiệm vụ cấp thiết" của mình và một bên phải làm vì "Đam mê". Nhưng nếu bạn dám, thì không bất cứ điều gì có thể cản được sự phát triển của bạn.

    -> Kết luận của nguyên tắc này là bạn phải lựa chọn ngành nghề hợp với 3 chỉ tiêu của chính mình: Điểm mạnh điểm yếu, xu hướng làm việc của bản thân và thứ mà bạn quan tâm.


    + Bản chất ngành nghề

    Sau khi đã hiểu nguyên tắc bản thân, bạn muốn bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp và định hướng cụ thể, bạn nhất định phải hiểu rõ bản chất của nghề nghiệp đó là gì, và hướng đi của ngành nghề đó như thế nào.

    Thường thì có một số người chỉ tìm hiểu một ngành nghề nào đó qua khái niệm khá đơn giản, ví dụ ngành công nghệ thông tin là phát triển phần mềm, sáng tạo giả lập game, hacker,... Nhưng lại không tìm hiểu là ngành công nghệ thông tin bản chất là học thuộc các ngôn ngữ lập trình máy tính để tạo ra một hệ thống rộng, khá rập khuôn. Đặc biệt là mỗi ngôn ngữ có mỗi cách áp dụng khác nhau, là phải học rất rất nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, C++, PHP, HTML,... Nó chả khác gì như một môn học thuộc mới nắm rõ từng tận được. Đó là bản chất ngành nghề của nó. Và buộc bạn phải thích nghi.

    Tuy nhiên như đã nói trên: Xu hướng làm việc của bạn không thích hợp thì bạn sẽ hoàn toàn bị bó nghẹt trong cái bạn không thích. Bạn nỗ lực vì điều bạn thích, bị áp lực vì điều bạn muốn, chứ không phải là kẹt trong một môi trường mà cả bản thân bạn ngay từ đầu đã thể hiện không muốn có xu hướng làm điều đó. Vì vậy bạn phải hiểu rõ bản chất ngành nghề, và so sánh xu hướng làm việc của mình có thích hợp với bản chất ngành nghề đó hay không.

    + Kế hoạch hướng đi và cơ hội (Củng cố sự bền chặt nếu đã chọn được ngành nghề và thi đậu vào nó)

    Thường con người vào một ngành học sẽ dễ bị lạc lối vì tất cả mọi thứ như áp lực làm việc sau này, tính chất ngành nghề với xã hội, định hướng mảng công việc mà bạn sẽ tập trung, đặc biệt là xu hướng lơ là ham chơi hơn học, bạn gái bạn trai hay các mối quan hệ, vâng vâng và mây mây. Vì thế, bạn cần một kế hoạch cụ thể để dẫn đường cho bạn, hoặc ít nhất nó sẽ cho bạn biết mình nên xuất phát lại từ đâu nếu đã vấp ngã.

    Giống như mình lại ví dụ ngành công nghệ thông tin đi, ngành công nghệ thông tin rất nhiều hướng đi như cơ sở dữ liệu, game, ứng dụng, bảo mật. Thì bạn chỉ cần lập đúng kế hoạch cụ thể, để tập trung vào thứ mình học, như muốn phát triển game, thì bạn cần biết rõ vị trí ngành phát triển game có là gì như kỹ sư âm thanh, diễn hoạt game, lập trình viên hệ thống cấu trúc game, thiết kế đồ họa game, thiết kế phân cảnh cơ chế game...

    Sau đó, bạn sẽ dựa vào những vị trí ngành đó, muốn theo đuổi cái vị trí ghế ngồi nào của mình trong tương lai, thì tập trung vào việc phát triển kiến thức của nó theo đúng hướng. Chứ đừng cố gắng học hết tất cả, vì đằng nào bạn cũng sẽ quên kiến thức đó trong thời gian gần và không biết định hình mình nên làm gì đâu.

    Ngoài ra, bạn phải biết nắm lấy cơ hội, vì ngoài sự nỗ lực ra, cơ hội là giúp bạn thúc đẩy nhanh hơn người khác. Cơ hội là trải nghiệm trong ngành nghề bạn đã chọn, trải nghiệm đi làm vị trí này khi đã có kiến thức, trải nghiệm dự hội thảo của ngành, trải nghiệm làm đồ án,... Nắm lấy cơ hội giống như nắm lấy kinh nghiệm làm việc vậy. Nói thật thì nó sẽ làm bạn có hứng thú với ngành nghề hơn vì những trải nghiệm là thứ mà bạn được thực hiện khi mình vẫn còn rất non nớt cả về kinh nghiệm, kiến thức. Cứ cố lên là được.

    Mong bạn sẽ chọn đúng ngành nghề của mình nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...