Tư vấn Có nên tiếp tục công việc đang làm?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Trang Izerghin, 19 Tháng mười 2020.

  1. Trang Izerghin Ngơ ngơ, mãi mới vote được cái ảnh.

    Bài viết:
    83
    [​IMG]

    Sau 1 tuần ở nhà nhìn mưa, ngắm gió vì được sếp cho nghỉ, nguyên văn là "Anh cho team nghỉ 1 tuần để nghỉ ngơi. Muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm cho đầu óc thoải mái". Đến ngày chủ nhật, tức là hôm qua thì nhắn một tin lên nhóm: "Nghỉ ngơi 1 tuần thấy thế nào, có ý tưởng gì đột phá không các em?". Ôi, chẳng phải ngại tư duy nhưng đưa ra 3 lần ý kiến vẫn bị hỏi ngược "em có thêm ý tưởng nào nữa không?".

    Trong công việc không ngại áp lực nhưng thường được giao cho những phần việc không thuộc chuyên môn nên rất khó trả lời sếp. Làm 2 tháng nhận lương 1 tháng, hơn thế chậm lương chẳng báo trước thì chẳng biết mình cố được đến bao lâu?

    Thật sự, cuối năm rồi, đắn đo nhiều, có nên nghỉ hay tiếp tục?
     
    Admin thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Chào em,

    Chị là một người đã từng ở trong tình trạng của em nên rất hiểu cảm giác bỏ thì thương vương thì tội này. Không biết nơi em làm việc là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, ngành nghề nào, nhưng theo như em nói thì rõ ràng bản thân công ty và sếp của em cũng đang gặp khó khăn. Đơn giản là bởi vì nếu một công ty có đầu vào ổn định, tiềm năng phát triển lớn thì không có chuyện cho cả team 1 tuần đi nghỉ để tìm ý tưởng đột phá mà không báo trước, và cũng không có chuyện trả chậm lương. Rõ ràng trong bộ máy của công ty em đang tồn tại trục trặc lớn ở một khâu nào đó hoặc tất cả.

    Trong trường hợp này, với tư cách là một người làm công, em nên đánh giá khách quan hoặc trao đổi thẳng thắn với sếp các câu hỏi sau.

    1. Việc công ty gặp khó khăn là vấn đề nhất thời hay lâu dài? Còn có thể cứu vãn hay không? Sếp đã có hướng giải quyết hay chưa? Việc đặt những câu hỏi này hoàn toàn không phải là một việc xấu, tuy nhiên em nên tìm một cơ hội để nói chuyện riêng với sếp, thay vì hỏi trước đám đông. Nên dùng thái độ hợp tác chứ không nên là thái độ đánh giá, cuộc nói chuyện này có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai cho em.

    2. Em có tâm huyết và tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty hay không? Nếu em thật sự tin tưởng vào sự thành công của sản phẩm và dịch vụ của công ty thì chắc chắn em sẽ có thể tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề sau khi đã nói chuyện trực tiếp với sếp. Nên nhớ, một ý tưởng tốt thường được lựa chọn giữa hàng trăm các ý tưởng được nhiều người đưa ra. Nếu sếp không hài lòng với các ý tưởng em đưa ra mà vẫn tiếp tục hỏi, em có thể hỏi thẳng lại sếp "Anh/chị có thể góp ý cho em biết các ý tưởng em đưa ra có thiếu sót gì? Liệu có cách nào để khiến ý tưởng đó hoàn thiện hơn thay vì tìm một cái mới hay không?"

    3. Nguồn tài chính của em có trong tình trạng nguy hiểm hay không? Khả năng công ty chi trả đúng hạn như thế nào? Trong nhiều tình huống, các công ty thường lợi dụng việc nhân viên còn trẻ tuổi, chưa đủ va chạm để đưa ra các quyết định gây bất lợi cho nhân viên. Ngược đời ở chỗ, nhiều nhân viên vì thông cảm cho công ty nên dễ đang cúi đầu chấp nhận, tuy nhiên cũng là những người đó, nhưng dù sau này công ty có phát triển hơn, họ cũng không bao giờ được đánh giá cao. Bởi vì trong mắt nhà tuyển dụng, chỉ những người biết đấu tranh cho lợi ích của mình thì mới có thể đấu tranh cho lợi ích của tập thể. Người quá cam chịu thì không hữu dụng. Chính vì thể hỏi rõ ràng về tình trạng tài chính của công ty không hề sai, thậm chí nó còn chứng minh rằng em thật sự quan tâm tới công ty và mong muốn tốt cho tập thể.

    Cuối cùng, chỉ muốn khuyên em rằng với các công ty khởi nghiệp, chuyện họ bị phá sản trong vòng 3 năm đầu là chuyện bình thường, việc một nhân viên được giao cho nhiều công việc trái với chuyên môn cũng là chuyện bình thường. Bởi lẽ mục tiêu quan trọng nhất của các công ty khỏi nghiệp là duy trì tốt nguồn vốn và dòng tiền, nếu như họ không thể đảm bảo trao cho em một lượng công việc ổn định thì trong những thời gian em rảnh, họ sẽ muốn tận dụng em làm các công việc khác trong công ty.

    Năm 2020 không phải là một năm tốt cho các doanh nghiệp dịch vụ, vì thế việc nhiều công ty lao đao là không đáng ngạc nhiên, nhưng nếu các nhà lãnh đạo có tầm nhìn tốt, kiên trì và biết cách thuyết phục nhân viên tin tưởng vào công ty thì chắc chắn các năm sắp tới việc kinh doanh sẽ có chuyển biến.
     
  4. Lá non mọc đầu cành Team Ghiền Nghệ Thuật Live

    Bài viết:
    60
    Lá cũng đồng ý với @Sai Nguyen . Sau đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình.

    Vì Lá cũng là tham gia làm việc tại một công ty tuy là làm việc dạng thời vụ nhưng:

    Mình công nhận rằng công ty cũng có hơi tính toán một chút, tình trạng không gọi là ổn định. Yêu cầu càng lại cao.

    Mà sếp rất thân thiện với nhân viên, còn rất hiền nữa. Mình vẫn còn bám trụ công ty vì điều này.

    Mình xem đó như bước đệm cho cuộc đời của mình trước khi mình chính thức cho chuyên môn của mình, thường có câu đi một ngày đàng học một sàng khôn. Ở đâu đó công việc chuyên môn của bạn sẽ liên quan hoặc ít hoắc nhiều với công việc phụ kèm theo. Hãy giữ tâm trạng lạc quan với nó bạn sẽ cảm thới sự khác lạ mới mẽ ngay thôi.

    Mình rất thích học hỏi và không ngại học hỏi những điều có ích cho mình dù đó không phải chuyên môn của mình.

    Bạn đang gặp rắc rối và chán nản về làm không đúng chuyên môn, hay không hài lòng với chính sách của công ty. Hãy mạnh dạn góp ý nêu ý kiến trước sếp của mình nhé.

    Nếu bạn xác định mình và công ty cùng chung chí hướng, cùng chung mục đích và bạn đã xem mình là thành ruột thịt của công ty thì đừng ngần ngại gì chia sẽ kinh nghiệm cho nhau.

    Theo quy luật nhân quả. Mình góp ý cho vì mình công ty phát triển sau đó tiền lương cùng tín nhiệm của mình trong công ty được tăng cao, mọi thứ sẽ đi theo tỉ lệ thuận bạn à.

    Nếu bạn chưa có ý tưởng thì hãy tiềm ý tưởng ở những người khác nhiều khi bạn trò chuyện cùng họ một cách ngẫu nhiên thì bạn cũng sẽ tìm được ý tưởng từ họ đấy.
     
    Admin thích bài này.
  5. Vịt nướng

    Bài viết:
    1
    Có lẽ mỗi công việc đều có một cái khổ riêng. Chúng ta thường nghĩ sống là phải hưởng thụ, khó quá thì bỏ đi, dù sao mình cũng không vô dụng đến nỗi chỉ có được một công việc này. Nhưng có ai từng nghĩ, có lần một ắt sẽ có lần hai? Tâm lý muốn hưởng thụ của con người đôi khi sẽ khiến ta trở lên lười biếng. Vậy nên hy vọng mọi người có thể phân biệt rõ đâu là giới hạn bắt buộc phải buông tay, dù sao có được một công việc cũng chẳng dễ dàng.
     
  6. Xích Linh Group

    Bài viết:
    24
    Em nghĩ rằng anh/ chị nên tìm được 1/ 2 bến đỗ mới rồi mới nên suy nghĩ nghỉ việc sau vì nếu mà nghỉ luôn thì lại bị thất nghiệp một khoảng thời gian thì mới kiếm được công việc tiếp.

    1. Anh/ Chị nên nghỉ việc khi mình đã không còn đam mê, thích thú với công việc. Đơn giản theo em hiểu thì là khi mà mình có đam mê, sự thích thú đối với sông việc thì khi làm việc, mình có thể là stress nhưng một phần vẫn ổn vì mình đam mê mà, mình sẽ làm nhanh công việc và tràn đầy năng lượng. Nhưng một khi đã thấy hết thích thú, chán nản với công việc thì nhìn thôi là ngán đến cả cổ họng rồi, tâm trạng đâu mà làm nữa.

    2. Anh/ Chị phải đặt ra mục tiêu để mình có động lực làm việc, phấn đấu vì nó. Ví dụ như tháng này mình sẽ hoàn thành.. bản kế hoạch.. bản thiết kế.. Thì anh/ chị sẽ phấn đấu để có thể hoàn thành được nó và đạt được những mục tiếu lớn hơn. Có thất bại thì mới có thành công mà phải khum :3

    3. Áp lực, stress ảnh hưởng đến sức khỏe thì anh/ chị nên nghỉ để có thể lấy lại tinh thần cũng như là tâm trạng vui vẻ. Nếu sếp áp đặt quá thì nên nghỉ việc luôn ạ.

    4. Anh/ Chị có thể bắt đầu kinh doanh riêng nếu đủ khả năng (trường hợp nghỉ việc)

    5. Anh/ Chị có thể xin nghỉ để đi thư giãn, du lịch (trường hợp không nghỉ)

    P/s: Tất cả mọi lời trên là ý kiến của em, không mang tính xúc phạm 1 tổ chức hay là 1 ai cả.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...