Mấy năm gần đây thì phương thức thi Đánh giá năng lực ngày càng phổ biến, cũng có nhiều trường sử dụng điểm Đánh giá năng lực để xét tuyển đại học, thậm chí chỉ tiêu đặc ra cũng rất nhiều. Tuy nhiên kiến thức về Đánh giá năng lực thường khá rộng, bao quát chung. Mà môn học được lựa chọn để đưa ra cũng không cố định, có năm còn có cả quốc phòng (mình đang đề cập đến Đánh giá năng lực do Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh tổ chức). Thế nên nếu muốn đạt được kết quả cao thì phải ôn luyện rất nhiều. Việc bỏ thời gian ôn luyện này có thích đáng không? Bởi vì ôn nhiều môn học như vậy sẽ khiến ba môn chính mà bạn nhắm đến bị mất đi thời gian ôn luyện. Và điều này có thể dẫn đến điểm tổ hợp của bạn sẽ thấp. Nếu lỡ điểm Đánh giá năng lực của bạn không như mong đợi thì rất có thể là bạn mất cả chì lẫn chài luôn. Mọi người nghĩ sao về vấn đề này? Có nên tham gia thi Đánh giá năng lực không?