Có nên pha chung 2 loại sữa công thức không?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Wall-E, 15 Tháng tám 2018.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Uống nhiều loại sữa có tốt không?

    Có nên cho bé uống song song 2 loại sữa là câu hỏi mà rất nhiều bậc làm cha mẹ đang thắc mắc. Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình nhận được những gì tinh khiết và đáng quý nhất từ sữa mẹ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có cơ hội để trao cho con một lượng sữa tốt nhất trong 6 tháng đầu đởi. Vì một nguyên nhân nào đó, người mẹ ít sữa hoặc không có sữa, mẹ phải cho bé bổ sung các chất dinh dưỡng từ sữa công thức.

    Khi cho con sử dụng sữa công thức, các mẹ thường chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Nhiều mẹ đang gặp phải vấn đề phức tạp khi lựa chọn cũng như không biết cho trẻ sử dụng một cách chính xác nhất. Để giúp bé có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất của sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điểm sau.

    [​IMG]

    Không nên dùng cố định một loại sữa cho trẻ


    Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người.. điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho con uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho con uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.

    Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho con những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.

    Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.

    Không nên cho trẻ dùng một lúc quá nhiều loại sữa


    Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn tích tụ hết các ưu điểm của các loại sữa với hi vọng giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên thực tế, điều này không có lợi một chút nào, đôi khi uống đồng thời nhiều loại sữa lại khiến trẻ thừa chất hoặc vô tình bị dị ứng.

    Không pha chung 2 loại sữa với nhau

    Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

    Có nên kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?


    Có rất nhiều lí do khiến mẹ quyết định dùng thêm sữa bột cho bé nữa như mẹ phải quay lại đi làm sau thời gian nghỉ sinh, hoặc mẹ cảm thấy bé bú không đủ no, hoặc cảm thấy bé bú mẹ nhưng không phát triển tốt như tiêu chuẩn.. Và việc cho bé bú kết hợp sữa mẹ và sữa công thức là điều an toàn và phù hợp nhất cho cả mẹ và bé.

    Không nên pha trộn lẫn sữa mẹ với sữa bột vì làm lãng phí sữa mẹ nếu trẻ không bú hết bình sữa, trong khi đó sữa mẹ đang khan hiếm. Nguy hại hơn là có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc ngộ độc. Tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ trước, nếu bé còn đói thì hãy cho trẻ bú thêm sữa bột sau.

    Có nên pha sữa bột với nước cơm?


    Nhiều bà mẹ dùng nước cháo, nước cơm để pha sữa cho con với quan niệm các chất dinh dưỡng sẽ bổ sung lẫn nhau, càng tốt cho bé. Thực ra cách làm này rất không khoa học, không tốt cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên sẽ rất khó khăn khi phải tiêu hóa tinh bột có trong nước cháo.

    Nguyên nhân là do cơ quan nội tạng của trẻ yếu ớt, không chịu được áp lực và "gánh nặng" quá lớn. Khi pha sữa với nước cháo các chất dinh dưỡng bổ sung lẫn nhau, nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao, vượt qua giới hạn hấp thụ tiêu hóa qua đường dạ dày của trẻ. Như thế không những không tiêu hóa được mà còn có thể làm tổn thương cơ quan tiêu hóa của trẻ.

    Việc pha nước cơm hoặc nước cháo với sữa bột dinh dưỡng có thể làm cho bé chậm tiêu. Ngoài ra, trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm.. do kém hấp thu canxi trong sữa bởi tinh bột trong cháo sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi.

    Khi ăn dặm, bé đã có lượng men tiêu hóa tinh bột nên việc pha sữa với nước cháo có thể sử dụng được. Nhưng phải dùng nước cháo thật loãng, vì nếu cháo đặc, trẻ sẽ bị ăn nhiều bột quá dẫn đến tiêu chảy do không tiêu hết tinh bột. Mặt khác, trong bột còn có một số chất ức chế sự hấp thu các vi chất trong sữa, đặc biệt là canxi và kẽm, sắt.

    Trong thành phần nước cháo có tinh bột (glucid) là chủ yếu. Do đó, việc pha sữa với nước cháo nhằm giúp tăng cường glucid, cũng đồng nghĩa với tăng cường năng lượng cho bé. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi bé tăng trưởng kém, bú không đủ.

    Trong sữa chứa rất nhiều vitamin A, nhưng nước gạo và cháo chủ yếu là tinh bột, chứa chất oxidase sẽ phá vỡ thậm chí triệt tiêu vitamin A. Bé không dung nạp đủ vitamin A, với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, thiếu vitamin A rất dễ gây suy nhược cơ thể, trí não và chậm phát triển, yếu, có nhiều bệnh.

    Thường có thể nấu nước cháo loãng như nước cháo được sử dụng cho bù nước trong tiêu chảy. Có thể nấu nước cháo để pha sữa cho bé với tỉ lệ: 1 muỗng cà phê gạo với 0, 5 lít nước. Trẻ lớn hơn, có thể tăng thêm lượng gạo để nấu cháo.

    [​IMG]

    Hỏi đáp với bác sỹ:

    Bé nhà em rất kén sữa công thức. Em đã từng cho con uống sữa Wakodo của Nhật và sữa aptamil của anh nhưng con đều bị táo bón. Sau khi chuyển sang sữa morinaga của nhật thì con lại hết bị táo nhưng tăng cân chậm. Em cho con đi khám ở viện dinh dưỡng thì bác sĩ bảo bé nhà em nhẹ cân, so với bảng cân nặng chuẩn thì thiếu mất khoảng 200g nữa, thế nên sau đó em chuyển sang dùng sữa S26 vì muốn con tăng cân tốt hơn. Đúng là S26 có vẻ tăng cân tốt nhưng lại thấy con bị táo. Em đau đầu vụ chọn sữa cho con quá. Em định cho con dùng song song cả 2 loại sữa là Morinaga và S26 không biết có được không? Mẹ nào có kinh nghiệm thì tư vấn, cho em lời khuyên với. Em cảm ơn các mẹ trước.

    Trả lời:

    Do cơ địa và thể trạng của từng bé nên bé sẽ hợp với một loại sữa công thức hoặc cũng có thể hợp với nhiều loại sữa.

    Thực tế thì có khá nhiều những bà mẹ chọn cách kết hợp dùng song song 2 loại sữa công thức cho con vì muốn con hấp thu được nhiều những dưỡng chất có trong sữa để hỗ trợ tốt quá trình phát triển của con. Cách làm này có thể ổn nếu như mẹ chia cữ sữa cho con bú một cách hợp lý như bú xen kẽ hoặc sáng – chiều..

    Thế nhưng các mẹ cần nhớ là TUYỆT ĐỐI không pha chung 2 loại sữa công thức vào chung 1 bình hoặc là cho con uống cùng lúc 2 loại sữa này dù pha riêng vì sự trộn lẫn 2 loại sữa này sẽ tác động đến nồng độ thẩm thấu sữa dễ khiến bé gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

    Ngoài ra thì mỗi loại sữa công thức lại có thành phần, hàm lượng dinh dưỡng khác nhau nên khi pha chung sẽ xảy ra sự tương tác, phản ứng giữa các dưỡng chất hoặc dư thừa dưỡng chất sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, khả năng hấp thu của trẻ.

    Vì thế bạn vẫn có thể dùng song song cả 2 loại sữa Morinaga và sữa s26 cho bé được. Tuy nhiên bạn cần đặc biệt lưu ý tới những gì mà chúng tôi đã khuyên và đề cập ở trên.
     
    Chiracatcaheocantiendedanh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng chín 2020
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...