Điểm số là để làm đẹp học bạ đó ^^ Đùa thôi, điểm số phản ánh chất lượng học tập của người học. Đối với mình thì mình không chạy đua điểm số với ai cả, mà đua với chính bản thân nè. Lần kiểm tra sau phải cố gắng đạt điểm cao hơn lần kiểm tra trước, thi cuối kì phải cao điểm hơn thi giữa kì. Không phải là mình quan trọng hóa điểm số nhưng mà những môn học còn cần chấm điểm thì mình luôn cố gắng hết sức để có điểm cao. Nhớ có lần mình không học bài nên bị điểm 2 trong bài kiểm tra 15 phút, cảm giác vừa hối hận vừa giận bản thân mình cực kì luôn á. Vì vậy mình luôn chuẩn bị thật kĩ để được điểm cao, vừa không xấu hổ với bản thân vừa học giỏi để mỗi khi đi ra ngoài thì mẹ mình có thể tự hào khoe "con tui chăm học". ^^
Câu trả lời là không. Đừng chạy đua theo điểm số mà hãy chạy đua theo kiến thức, điểm số thực chất chỉ là cái đánh gia một phần khả năng, đánh giá một công việc nào đó rằng mình đã làm tốt hay chưa mà thôi. Chứ nó không hoàn toàn nói lên hết được tiềm năng của con người. Vì sao nó chi phối cuộc sống của chúng ta? Đó là vì mọi người quá đề cao nó, quá đề cao cái vụ lợi trước mắt, đề cao những lời khen ngợi, tâng bốc từ mọi người khi họ nhìn vào nó. Nhưng cuộc sống mà bàn.. Nói là không đua theo điểm số thì cũng giống như bạn đi ngược lại với dòng người thôi. Cũng sẽ bị quên lãng hoặc dẫm đạp vì sự khác thường trong cách nhìn nhận
Chạy đua điểm số à, tại sao không? Thật ra mình nghĩ chạy đua điểm số không xấu hẳn, có điều bạn làm gì với điều đó thôi. Đua điểm số với bạn bè thì sao? Giống ghen tỵ nhỉ? Thật ra thì không hẳn, nếu bạn đủ tỉnh táo bạn sẽ nhận thức được mình đang cố cho bằng bạn hay mình đang nỗ lực để có vị trí tốt hơn. Cuộc đời này không phải chặng đua và không phải mọi người đều cùng một điểm xuất phát. Đúng, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ thôi suy nghĩ rằng mình cần đua, cuộc đời này vẫn sẽ xếp hạng bạn dù bạn muốn hay không. Bạn tự an ủi bản thân rằng mình đang tiến bộ, nhưng kết quả bản g điểm năm này qua năm khác bạn vẫn ở vị trí đó, điều đó có nghĩa là gì? Là môi trường đang tốt hơn chứ không phải bạn. Nói cách khác, nỗ lực để vươn lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng cũng là một hình thức của chạy đua với người khác, và nó chứng minh rõ ràng nhất bạn đang có tốt hơn trước. Còn khi không có gì để so sánh, không có ai để đối chiếu, thì sao bạn biết mình đang tiến hay lùi, phải không? Một mình đi trên một con đường vắng, bạn đâu thể biết bạn đang đi đúng chiều hay ngược chiều. Sáng suốt trong việc chạy đua sẽ giúp bạn tốt hơn, đừng tự lừa mình rằng bản thân chỉ cần tốt hơn ngày hôm qua là đủ. Sự đủ đó phải dựa trên cơ sở của xã hội này. Đơn giản là vì bạn sống trong xã hội, không chỉ có mình bạn mà còn có rất nhiều người khác, bạn không thể chỉ sống với suy nghĩ của bản thân được. Chúc bạn có con đường học tập đáng nhớ nhé!
Nếu bạn hỏi câu này khi mình còn đi học thì mình sẽ trả lời là phải chạy đua, phải cố gắng đạt điểm số thật đẹp. Còn giờ đây, sau 11 năm ra trường, sau không ít lần cầm tấm bằng giỏi và bảng điểm trong mơ đi xin việc thì mình khuyên bạn 1 câu thôi: Điểm số không phải là tất cả.
Đừng nghĩ rằng điểm số không quan trọng. Trường chuyên, hay đại học top 1, top 2 đều chỉ là đại diện cho những thành tựu của thời học sinh. Sẽ có lúc bạn phát hiện ra rằng, nỗ lực cũng là một loại thói quen, và nó có thể theo ta đến suốt đời.
Điểm số tuy không quan trọng, nhưng là nó thành quả của sự nỗ lực của một cá nhân. Mỗi học sinh trong lớp đều nhận được sự giáo dục như nhau thì điểm số là thứ phản ánh tinh thần học tập của họ. Đương nhiên nhiêu đó để so sánh người với người là không đủ, nhưng mà khi đi làm không ai dư thời gian để quan tâm tới bạn như gia đình bạn, họ chỉ nhìn vào khả năng của bạn để nói chuyện với bạn thôi
Có! Phải chạy đua theo điểm số. Điểm số được tạo ra là để đánh giá quá trình học tập. Ví dụ khi bạn đi mua đồ, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn và mỗi lựa chọn đều có điểm mạnh về từng tiêu chí khác nhau. Món này thì tốt cho sức khỏe nhưng lại mắc quá, món này rẻ nhưng lại không tốt cho sức khỏe, món này vừa tốt vừa rẻ nhưng lại không ngon. Những tiêu chí đó không cùng thứ nguyên với nhau nên không thể đem ra so sánh được. Vì thế cần phải chuẩn hóa chúng về cùng một thứ nguyên, đó là điểm số. Ở trường, bạn phải học đến tận 13 môn. Mỗi môn là một lĩnh vực khác nhau, không cùng thứ nguyên nên không thể nói bạn này giỏi hơn bạn kia khi chưa có điểm số được. Điểm đặt ra để chuẩn hóa "sự hiểu biết" của học sinh về cùng một thứ nguyên giúp nhà trường có thể dễ dàng đánh giá. Bạn thấp điểm hơn người khác có nghĩa là bạn dở hơn họ. Khi bạn có kiến thức thì điểm số của bạn sẽ cao. Nếu bạn nói rằng mình không quan trọng điểm số mà chỉ quan trọng kiến thức, kiến thức trong nhà trường và cách chấm điểm quá rập khuôn thì tùy bạn thôi. Nhà trường có đến cả trăm học sinh chứ không phải dạy riêng mình bạn, để quản lý hàng trăm người như vậy cần phải có hệ thống nhất định. Họ đánh giá bạn thông qua điểm số và sẽ đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp với điểm số đó của bạn, vậy nên bạn sẽ ngày càng nhàm chán với việc học.