CÓ KHÔNG GIỮ, MẤT ĐỪNG TÌM Tác giả: Góc bình yên Thể loại: Truyện ngắn * * * Chuyện xảy ra ở một công ty nọ, công nhân cứ nhớn nhác hết cả nên. Tết đã cận kề, không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, từng góc phố con đường, đèn hoa trang hoàng thật lộng lẫy trái ngược hoàn toàn với ánh mắt khắc khoải của những công nhân ở đây. Họ cật lực làm việc cho đến ngày giáp Tết và mong chờ những phần thưởng xứng đáng để có một cái Tết đủ đầy, sung túc. Đoạn hội thoại giữa hai ông chủ là câu trả lời đáp lại những "mong chờ" của công nhân, ông chủ gầy có cuộc trao đổi với ông chủ béo: - Anh tính năm nay thưởng Tết cho công nhân thế nào đây? - Ông chủ gầy nói với ông chủ béo. - Có gì mà phải tính. - Ý anh là sao, anh có thể nói rõ hơn không? Ông chủ béo vẻ mặt đắc ý lên tiếng: - Chả có thưởng gì hết. Tôi đã thử tới tận "hai lần" mà đám công nhân có dám rời bỏ công ty của chúng ta đâu. Thế nên Tết này có thưởng hay không cũng không phải là điều khiến chúng ta bận tâm đâu. - Tôi mới về đây tiếp quản liệu có ổn không? Rồi số tiền công ty mẹ rót về thưởng Tết thì sao? Ông chủ béo vỗ vai ông chủ gầy ra vẻ thân mật: Anh tin tôi đi, chúng ta sẽ có một cái Tết sung túc với số tiền thưởng Tết của công ty mẹ gửi thưởng cho công nhân. Nhìn vẻ mặt bán tín bán nghi của ông chủ gầy, ông chủ béo tiếp lời: - Anh không tin tôi à? Đây nhé: Lần đầu có một đám nhỏ công nhân có ý kiến về quyền lợi, tôi chỉ đáp gọn lỏn "ai làm được thì làm, nếu không viết giấy xin nghỉ tôi ký ngay". Ấy thế mà có công nhân nào "dám" gửi giấy cho tôi đâu. Lần thứ hai, công nhân cả công ty hò hét, túm hết cả lại ý kiến và tôi vẫn câu trả lời cũ. Anh thấy đấy, công ty của chúng ta vẫn chả có ai "dám" gửi giấy để tôi ký. Nghe ông chủ béo nói thế, ông chủ gầy có phần yên tâm và đi đến quyết định. Bên dưới tiền sảnh của công ty, công nhân đã tề tịu đông đủ để đón nhận "phần thưởng" với anh mắt mong chờ, hào hứng, ông chủ gầy trịnh thượng thông báo: - Công ty mới thành lập, làm ăn không có lãi, thêm vào đó là tình hình dịch bệnh thế nên Tết này không có thưởng. Nói rồi ngoảnh mặt bỏ đi, để mặc những tiếng xì xào bàn tán, công nhân vẻ mặt buồn rười rượi lặng lẽ ra về, họ cũng chẳng buồn ý kiến vì họ biết rằng có ý kiến thì cũng sẽ nhận được câu trả lời như hai lần trước mà thôi. Sau Tết trở lại làm việc, công nhân đến rất đông đủ mặc dù vẻ mặt có phần kém tươi. Ông chủ béo nhìn ông chủ gầy mà nói: - Anh thấy đấy, tôi nói có sai đâu. Anh nhìn mà xem công nhân đến không thiếu một vị trí nào. Ra vẻ hài lòng ông chủ gầy gật gù, đồng ý. Cả hai ông đắc ý lên phòng làm việc thưởng thức ly trà ấm nóng. Tiếng huyên náo ngắt ngang câu chuyện của họ, công nhân ùn ùn lên văn phòng gửi giấy xin thôi việc. Ông chủ gầy lúc này mới thấy tác hại khi nghe lời ông chủ béo. Vẻ mặt cay cú, nhìn ông chủ béo nghĩ bụng. "Thằng này xỏ xiên mình rồi, sau đó ra sức vãn hồi tình hình nhưng lực bất tòng tâm, những lá đơn xin thôi việc mỗi lúc lại thêm dày và cao hơn". Qua câu chuyện các bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận ở bên dưới bài viết nhé. Sẽ có xu gửi tặng các bạn có cảm nhận hay nhé. - Hết -
Đây là một câu chuyện hết sức có ý nghĩa ạ. Nó tố cáo đám chủ công ty tham lam, độc ác, chèn ép những con người thấp cổ bé họng, như các công nhân trong câu chuyện nói riêng, và những công nhân ở ngoài đời nói chung, có cùng hoàn cảnh với công nhân ở câu chuyện này. Đầu tiên, ta phê phán ông chủ béo. Ông ta rất vô trách nhiệm, rất vô cảm, rất không hiểu cảm xúc của công nhân dưới trướng ông, và đặc biệt, ông ta bóc lột kiệt sức sức lao động của công dân, rồi không cho họ tiền thưởng Tết do công ty mẹ cho, một mình chiếm hết. Điều này khiến mọi người rất bực tức nhưng vì ông ta là chủ của họ nên cũng không ý kiến gì, chỉ biết ngấm ngầm mà bàn tán phía sau. Thứ hai, là phê phán ông chủ gầy. Lúc đầu ông ta cũng không muốn làm như vậy. Nhưng do ông chủ béo rủ rê và đưa ra những lý lẽ hết sức thực tế và thuyết phục, ông nghe theo. Và cuối cùng, ông ân hận vì viếc làm của mình. Đáng nhẽ, từ đầu, ông chủ gầy phải giữ vững lập trường của mình, không nên nghe theo ông chủ độc ác kia. Chả phải có câu nói là "Dù người nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" sao? Và cuối cùng, vẫn phải phê phán một ít phía công nhân của xưởng. Trong pháp luật, họ có quyền tố cáo ông chủ, có quyền khiếu nại ông chủ đó sao? Vì thế, tại sao họ không phản kháng từ đầu luôn mà đến về sau mới lục tục viết đơn xin nghỉ việc? Đó là những suy nghĩ của Haku về câu chuyện này ạ. Mong anh sẽ viết nhiều truyện thật ý nghĩa như câu chuyện này^^ Cuối cùng, xin chúc anh một ngày mới vui vẻ và tràn đầy năng lượng. See you again